Nhịn tiểu lâu có hại như thế nào? Cảnh báo 7 tác hại của việc nhịn tiểu

Rate this post

Nhịn tiểu là thói quen phổ biến, lâu ngày có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe đường tiết niệu. Hãy cùng Kenshin tìm hiểu nhịn tiểu lâu có hại như thế nào qua bài viết dưới đây nhé.

Bạn đang đọc: Nhịn tiểu lâu có hại như thế nào? Cảnh báo 7 tác hại của việc nhịn tiểu

Nhiễm trùng đường tiết niệu

Nhịn tiểu quá lâu có thể làm cho nước tiểu bị ngưng đọng, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn E.Coli sinh sôi, phát triển. Từ đó dẫn đến tình trạng nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI) với các triệu chứng như:

  • Cảm giác nóng rát hoặc châm chích khi đi tiểu.
  • Đau ở xương chậu hoặc bụng dưới.
  • Tiểu rắt, tiểu đau, tiểu khó.
  • Nước tiểu có mùi hôi, sẫm màu hoặc có máu.

Do đó, nhiều bác sĩ khuyên nên tránh nhịn tiểu trong thời gian dài để tránh làm tăng nguy cơ nhiễm trùng tiểu, đặc biệt đối với một người có tiền sử nhiễm trùng tiểu thường xuyên.

Nhịn tiểu lâu có hại như thế nào? Cảnh báo 7 tác hại của việc nhịn tiểu

Viêm bàng quang kẽ

Viêm bàng quang kẽ là bệnh gây ra những cơn đau ở vùng chậu, tiểu dắt, tiểu gấp và tiểu són và thường xảy ra do viêm nhiễm khi nhịn tiểu quá lâu. Người bị bệnh có xu hướng đi tiểu thường xuyên hơn với khối lượng nước tiểu ít và đau vùng khung xương chậu.

Các phương thức điều trị hiện nay chỉ làm giảm bớt triệu chứng nhưng không thể điều trị hoàn toàn bệnh viêm bàng quang kẽ.

Nhịn tiểu lâu có hại như thế nào? Cảnh báo 7 tác hại của việc nhịn tiểu

Suy thận

Biến chứng nghiêm trọng liên quan đến tiết niệu của việc nhịn tiểu lâu là suy thận.

Kết quả này được xác định là do nước tiểu chảy ngược về thận khi nhịn tiểu quá lâu gây suy thận khiến các độc tố và chất thải không thể đào thải ra khỏi cơ thể, thể trạng giảm sút.

Trong trường hợp nghiêm trọng, suy thận có thể gây tử vong nên cần phải được tiến hành chạy thận hoặc phẫu thuật khi cần thiết.

Nhịn tiểu lâu có hại như thế nào? Cảnh báo 7 tác hại của việc nhịn tiểu

Sỏi thận

Sỏi thận có môi trường và điều kiện hình thành với kích thước khác nhau từ sự kết tinh của các khoáng chất có trong nước tiểu khi nhịn tiểu lâu dài.

Khi bị sỏi thận, việc tiểu tiện có thể trở nên đau đớn, nước tiểu có máu,

Bệnh nhân cần uống đủ nước, thay đổi thói quen đi tiểu có chu kỳ kèm sử dụng thuốc điều trị đều đặn có thể điều trị tình trạng sỏi thận nhỏ.

Tìm hiểu thêm: Cách xử lí khi bị chấn thương mắt

Nhịn tiểu lâu có hại như thế nào? Cảnh báo 7 tác hại của việc nhịn tiểu

Môi trường nước tiểu tạo điều kiện hình thành sỏi thận

Tiểu không tự chủ

Nhịn tiểu trong thời gian dài có thể làm suy yếu các cơ sàn chậu, tổn thương cơ thắt niệu đạo khiến niệu đạo không thể đóng lại. Từ đó, dẫn đến tình trạngtiểu không tự chủ.

Tình trạng này có thể được cải thiện thông qua thực hiện các bài tập sàn chậu, chẳng hạn như Kegels giúp phục hồi tình trạng mất cơ và ngăn chặn được tình trạng tiểu không tự chủ.

Nhịn tiểu lâu có hại như thế nào? Cảnh báo 7 tác hại của việc nhịn tiểu

Giảm ham muốn tình dục

Nhịn tiểu có thể dẫn đến bệnh bàng quang tăng hoạt, là sự co bóp không chủ ý dẫn đến tình trạng như đi tiểu thường xuyên, tiểu gấp,…

Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng, khi bàng quang hoạt động quá mức có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tình dục của phụ nữ, làm giảm ham muốn tình dụckhả năng đạt cực khoái.[1]

Nhịn tiểu lâu có hại như thế nào? Cảnh báo 7 tác hại của việc nhịn tiểu

Bàng quang hoạt động quá mức có thể làm giảm ham muốn tình dục

Có thể gây vô sinh ở nữ giới

Việc nhịn tiểu làm cho bàng quang phình to do tích trữ quá nhiều nước, gây chèn ép khiến tử cung đổ về sau. Bị chèn ép trong thời gian dài, tử cung rất khó để trở lại vị trí cũ.

Từ đó, tăng sức ép lên dây thần kinh trước xương cùng khiến phần xương trở nên đau nhức, làm tăng nguy cơ bị vô sinh.

Nhịn tiểu lâu có hại như thế nào? Cảnh báo 7 tác hại của việc nhịn tiểu

>>>>>Xem thêm: Liều dùng, cách dùng của Telfast 180mg? Lưu ý khi sử dụng

Việc nhịn tiểu làm cho bàng quang phình to chèn ép khiến tử cung đổ về sau gây vô sinh

Hy vọng bài viết đã cung cấp thêm những thông tin về tác hại của việc nhịn tiểu lâu ngày. Hãy chia sẻ bài viết nếu thấy hữu ích bạn nhé!

Nguồn: Medicalnewstoday, Verywellhealth, Soyte.namdinh.gov.vn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *