Nhiều bệnh nhân COVID-19 nặng, ai cần đặc biệt cảnh giác?

Rate this post

Hiện nay, đa số các trường hợp mắc Covid-19 đều có các triệu chứng nhẹ, tuy nhiên không vì thế mà chúng ta được phép lơ là với những tình trạng nặng. Vậy với nhiều bệnh nhân Covid-19 nặng, ai là người cần cảnh giác? Cùng tìm hiểu sơ lược về vấn đề này qua bài viết dưới đây nhé!

Bạn đang đọc: Nhiều bệnh nhân COVID-19 nặng, ai cần đặc biệt cảnh giác?

Tổng quan về Covid-19 từ tháng 01/2023 đến nay và cập nhật về tình hình tiêm vaccine

Đầu năm 2023, các ca mắc Covid-19 có xu hướng giảm đi so với thời gian trước đó. Tuy nhiên, vào đầu tháng 4, tình hình bệnh nhân mắc bệnh này lại có xu hướng tăng trở lại. Với sự gia tăng của các ca bệnh này, tình hình bệnh nhân nặng cũng diễn biến rất phức tạp.

Trước tình hình đó, Bộ Y tế chỉ đạo các địa phương tăng cường tiêm phòng vaccine, đặc biệt là các trường hợp nguy cơ cao như người già, người mắc các bệnh lý nền, người suy giảm miễn dịch, trẻ em từ 5 đến 12 tuổi để tạo kháng thể chống lại bệnh tật.

Theo thống kê, trong kỳ nghỉ lễ 30/4, cả nước đã triển khai được 3000 mũi tiêm. Với người trên 18 tuổi, tỷ lệ tiêm mũi 4 chiếm 88,8%. Trẻ em từ 5 đến 12 tuổi, đã có 92,5% trẻ tiêm mũi 1 và 76,5% trẻ được tiêm mũi 2.[2]

Nhiều bệnh nhân COVID-19 nặng, ai cần đặc biệt cảnh giác?

Trẻ em từ 5 đến 12 tuổi được đẩy mạnh tiêm chủng phòng Covid-19

Cập nhật các biến thể phụ mới XBB.1.5, XBB.1.16, XBB.1.9.1,… của Omicron

Từ giữa năm 2022, biến thể Omicron đã trở thành chủng virus sars-cov-2 gây bệnh nhiều nhất ở nhiều nơi trên thế giới. Biến thể này có khả năng lây lan rất nhanh. Hiện nay, các biến thể phụ mới của Omicron ngày càng biến đổi với nhiều dấu hiệu khó nhận biết.

  • Biến thể XBB.1.5: là biến thể được phát hiện lần đầu vào tháng 10/2022 và nhanh chóng lan rộng. Đến tháng 12/2022, số bệnh nhân mắc chủng này đã chiếm 41% tổng số ca mắc tại Mỹ. Biến thể này có khả năng tránh khỏi hệ miễn dịch và có tốc độ lây lan rất nhanh. Hiện nay đang là biến chủng chiếm ưu thế, đã xuất hiện tại 95 quốc gia.[3]
  • Biến thể XBB.1.16: là biến chủng được phát hiện lần đầu tiên tại Brazil vào tháng 3/2023. Đây là biến chủng mới được phát hiện tại 20 quốc gia và là một trong những nguyên nhân chính gây nên dịch bệnh ở Ấn Độ thời gian gần đây. Theo một thống kê, tốc độ lây lan của XBB.1.16 nhanh hơn XBB.1.5 nhưng cơ chế trốn tránh miễn dịch thì không thay đổi.[4]
  • Biến thể XBB.1.9.1: là biến chủng omicron thường hay xuất hiện ở các quốc gia Tây Âu như Anh, Pháp, Đức,… XBB.1.9.1 là biến thể được phát hiện ở cả Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội. Đây là biến thể có đặc điểm trốn tránh miễn dịch cũng như lây lan tương tự XBB.1.5.

Các biến thể được liệt kê ở trên là những biến chủng được WHO đề nghị cần được theo dõi trên toàn cầu để sớm phát hiện những diễn biến của dịch bệnh. Những biến thể này đều đã được phát hiện tại Thành phố Hồ Chí Minh vào tháng 4/2023 cũng lý giải phần nào sự gia tăng nhanh chóng của các ca bệnh gần đây.[5]

Nhiều bệnh nhân COVID-19 nặng, ai cần đặc biệt cảnh giác?

Biến thể Omicron là biến thể đang lưu hành phổ biến trên thế giới

Những đối tượng cần đặc biệt cảnh giác

Với sự lây lan nhanh chóng và khả năng trốn tránh được hệ thống miễn dịch của các biến thể hiện nay, việc dự báo tình hình dịch bệnh càng trở nên khó khăn hơn. Chính vì vậy, chúng ta cần đặc biệt quan tâm đến các đối tượng sau:

  • Người chưa viêm vaccine: do không có kháng thể trong cơ thể nên khi nhiễm Covid-19 sẽ dễ gặp phải các tình trạng nặng hơn người đã có kháng thể trước đó.
  • Người cao tuổi: thường có hệ miễn dịch suy giảm, phản ứng viêm thường biểu hiện quá mức so với bình thường, cộng thêm chức năng của phổi suy giảm theo tuổi tác có thể dẫn tới nhiều biến chứng nặng của Covid-19 hơn.
  • Người mắc các bệnh lý nền: virus có thể theo máu lan tràn khắp cơ thể, tác động đến các cơ quan đã bị tổn thương do bệnh lý nền trước đó, gây nên tình trạng bệnh nặng hơn. Một số bệnh lý nền cần lưu ý là đái tháo đường, tăng huyết áp, suy thận mạn tính, COPD, HIV, ung thư,…
  • Phụ nữ có thai: khi mang thai hệ miễn dịch của phụ nữ yếu hơn rất nhiều so với bình thường nên nếu mắc Covid-19 sẽ dễ dẫn tới tình trạng nặng hơn.

Nhiều bệnh nhân COVID-19 nặng, ai cần đặc biệt cảnh giác?

Một số đối tượng cần phải cảnh giác trong dịch bệnh Covid-19

Những di chứng hậu Covid-19 thường gặp?

Tuy thường gặp những triệu chứng nhẹ nhưng những di chứng của Covid-19 có thể ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống. Dưới đây là một số di chứng được liệt kê theo các cơ quan:

  • Hệ hô hấp: tình trạng ho kéo dài, khó thở, đau tức ngực, thường xuyên hụt hơi gây khó khăn trong sinh hoạt.
  • Hệ thần kinh: thường gặp tình trạng đau đầu, rối loạn tâm thần (trầm cảm, rối loạn lo âu,…), rối loạn giấc ngủ (khó vào giấc, mất ngủ,…), suy giảm trí nhớ.
  • Hệ tim mạch: có thể gặp tình trạng tim đập nhanh, hồi hộp đánh trống ngực gây nên cảm giác khó chịu, thường xuyên phải nghỉ ngơi khi làm việc.
  • Hệ tiêu hóa: thường gặp một số rối loạn tiêu hóa như táo bón, tiêu chảy, đầy bụng, ợ hơi, ợ chua,…
  • Hệ cơ xương khớp: xuất hiện những cơn đau nhức xương khớp dai dẳng sau khi mắc Covid-19.
  • Rối loạn kinh nguyệt: xảy ra tình trạng này là do sự mất cân bằng nội tiết tố (do ảnh hưởng cơ thể sau mắc Covid-19 hoặc do những thay đổi tâm lý như trầm cảm, căng thẳng, stress,.. khi phải ở một mình trong phòng cách ly).

Tìm hiểu thêm: Thương hiệu Tâm Bình của nước nào? Có tốt không? Các dòng sản phẩm nổi bật

Nhiều bệnh nhân COVID-19 nặng, ai cần đặc biệt cảnh giác?

Các cơ quan thường gặp di chứng sau Covid-19

Tuân thủ các biện pháp phòng chống dịch Covid-19 và thông điệp 2K

Với sự thay đổi của dịch Covid-19, Bộ Y tế đã nhanh chóng thay đổi quan điểm phòng chống dịch chuyển từ 5K thành 2K kết hợp cùng với thuốc + điều trị + công nghệ + ý thức người dân.

  • Khẩu trang là K đầu tiên trong quan điểm. Bộ Y tế khuyến khích người dân đeo khẩu trang ở những nơi công cộng, đặc biệt là trên các phương tiện giao thông và tại các trung tâm thương mại. Với những đối tượng nguy cơ cao như nhân viên y tế thì cần thực hiện bảo hộ theo quy định.
  • Khử khuẩn là K thứ hai trong quan điểm mới này. Người dân cần ghi nhớ thực hiện rửa tay, sát khuẩn tay nhanh thường xuyên, vệ sinh sạch sẽ nơi học tập và làm việc.
  • Phát hiện kịp thời những triệu chứng cũng như biến chứng của bệnh.
  • Tuân thủ theo chẩn đoán và hướng dẫn điều trị của bác sĩ, không được sử dụng các thuốc ngoài danh mục.
  • Sử dụng các ứng dụng để cập nhật những tin tức phòng chống dịch trong tình hình mới một cách nhanh chóng và chính xác.

Nhiều bệnh nhân COVID-19 nặng, ai cần đặc biệt cảnh giác?

Trong tình hình mới, Bộ Y tế đã chỉ đạo phòng chống dịch thay đổi 5K thành 2K

Theo dõi triệu chứng và dấu hiệu thường gặp của Covid-19

Một số dấu hiệu thường gặp của Covid-19 có thể kể đến là sốt cao, đau đầu, đau mỏi cơ, luôn trong trạng thái mệt mỏi, đau tức ngực, có thể xuất hiện tình trạng mất vị giác, mất khứu giác,…

Người bệnh cần phải theo dõi sát sao dấu hiệu như nhiệt độ, mạch, huyết áp, tình trạng khó thở,… Khi gặp bất kỳ tình trạng nguy hiểm nào nên đến ngay các cơ sở y tế để được theo dõi biến chứng và điều trị hiệu quả, tránh tình trạng tự ý điều trị làm bệnh nặng hơn.

Nhiều bệnh nhân COVID-19 nặng, ai cần đặc biệt cảnh giác?

>>>>>Xem thêm: Bánh cuốn bao nhiêu calo? Ăn bánh cuốn có béo không? Cách ăn giảm cân

Các triệu chứng Covid-19 thường gặp

Khi nào cần gặp Bác sĩ

Dấu hiệu cần gặp Bác sĩ

  • Xuất hiện tình trạng khó thở (thở nhanh, nông, dồn dập) hoặc xảy ra suy hô hấp (khó thở và tím tái).
  • Sử dụng máy đo SpO2 (đo độ bão hòa oxy trong máu) thấy kết quả nhỏ hơn 95%.
  • Mạch thay đổi khác thường như mạch nhanh lớn hơn 100 lần/phút hoặc mạch chậm nhỏ hơn 60 lần/phút.
  • Huyết áp giảm nhanh: với huyết áp tâm thu nhỏ hơn 90 mmHg và huyết áp tâm trương nhỏ hơn 60 mmHg.
  • Thay đổi ý thức: gặp phải tình trạng lú lẫn, hôn mê hoặc ngủ gà.
  • Trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, người mắc các bệnh nền bị nhiễm Covid-19.
  • Luôn trong tình trạng sốt cao trên 41 độ C và dùng thuốc hạ sốt thì không hạ.

Nơi khám chữa uy tín

khi xuất hiện tình trạng nặng nên đến các cơ sở y tế gần để được nhận biết và đưa ra phương án xử trí phù hợp. Tham khảo một số bệnh viện đa khoa uy tín:

  • Tại Thành phố Hồ Chí Minh: Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Nhân dân 115, Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM, Bệnh viện Gia An 115,…
  • Tại Hà Nội: Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Thanh Nhàn, Bệnh viện E, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội,…

Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn những kiến thức cơ bản về những đối tượng cần được chú ý sau khi mắc Covid-19 trong giai đoạn các ca mắc đang có dấu hiệu tăng lên. Nếu bạn thấy bài viết này hay và hữu ích, hãy chia sẻ cho người thân và bạn bè nhé!

Nguồn: Bộ Y tế, HCDC.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *