15 nguyên nhân sụp mí mắt và phương pháp khắc phục hiệu quả

Rate this post

Sụp mí mắt là tình trạng vừa gây mất thẩm mỹ, vừa ảnh hưởng và hạn chế đến tầm nhìn của bệnh nhân. Hãy cùng tìm hiểu những nguyên nhân sụp mí mắt qua bài viết dưới đây nhé!

Bạn đang đọc: 15 nguyên nhân sụp mí mắt và phương pháp khắc phục hiệu quả

Các nguyên nhân sụp mí mắt

Lão hóa da

Quá trình lão hóa tự nhiên có thể tác động gây ra nếp nhăn và chảy xệ da. Mí mắt sụp xuống là tình trạng phổ biến ở người lớn tuổi.

Khi già đi, quá trình sản xuất collagen, elastin trong cơ thể cũng chậm lại và giảm dần dẫn đến tình trạng da và cơ nâng mí mắt trở nên suy yếu, mí mắt trên bị chùng nhão, chảy xệ. Từ đó khiến cho mí mắt bị sụp xuống.

15 nguyên nhân sụp mí mắt và phương pháp khắc phục hiệu quả

Mí mắt sụp xuống là tình trạng phổ biến ở người lớn tuổi

Chấn thương mắt

Các loại chấn thương trực tiếp hoặc gián tiếp có thể vô tình làm tổn thương hoặc làm yếu cơ nâng do thiếu máu cục bộ đều có thể gây ra sụp mí. Ngoài ra, việc đeo kính áp tròng trong nhiều năm hoặc dụi mắt cũng có thể gây ra tình trạng sụp mí mắt.

15 nguyên nhân sụp mí mắt và phương pháp khắc phục hiệu quả

Các loại chấn thương có thể vô tình làm tổn thương gây sụp mí

Phẫu thuật

Mí mắt có thể bị sụp xuống tạm thời sau các ca phẫu thuật đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp hoặc LASIK (phẫu thuật điều chỉnh thị giác bằng laser) do các dụng cụ giữ mí mắt trong khi phẫu thuật làm căng hoặc làm hỏng cơ mắt, khiến mí mắt sưng lên.

15 nguyên nhân sụp mí mắt và phương pháp khắc phục hiệu quả

Mí mắt có dấu hiệu sụp xuống sau các ca phẫu thuật

Di truyền

Theo một nghiên cứu, mí mắt chảy xệ có thể di truyền trong gia đình với tỷ lệ được ước tính là 61% [1].

15 nguyên nhân sụp mí mắt và phương pháp khắc phục hiệu quả

Sụp mí mắt có thể di truyền trong gia đình

Bệnh nhược cơ

Bệnh nhược cơ là một bệnh tự miễn, trong đó hệ thống miễn dịch tấn công nhầm lẫn kết nối giữa các dây thần kinh và cơ bắp. Từ đó dẫn đến yếu cơ và xảy ra tình trạng sụp mí mắt.

15 nguyên nhân sụp mí mắt và phương pháp khắc phục hiệu quả

Bệnh nhược cơ có thể gây sụp mí mắt

Hội chứng Claude Bernard – Horner

Hội chứng Claude Bernard – Horner là một hội chứng xảy ra do dây thần kinh đi từ não đến mắt và mặt bị hư hỏng. Từ đó dẫn đến các biểu hiện điển hình như sụp mí mắt, đồng tử co lại và giảm tiết mồ hôi, tuy nhiên chỉ ảnh hưởng đến một bên của mặt.

15 nguyên nhân sụp mí mắt và phương pháp khắc phục hiệu quả

Sụp mí mắt là một trong những biểu hiện đầu tiên của hội chứng Horner

Đau đầu Migraine

Tình trạng đau nửa đầu Migraine nghiêm trọng có thể là triệu chứng của hội chứng Horner khiến mí mắt bị sụp xuống. Ngoài ra, có thể cơ thể bạn đang gặp vấn đề với dây thần kinh số V chạy qua mặt và hàm.

Đôi khi mí mắt có thể bị sụp xuống khi cơn đau nửa đầu diễn ra và trở lại bình thường khi cơn đau đầu biến mất.

15 nguyên nhân sụp mí mắt và phương pháp khắc phục hiệu quả

Tình trạng đau nửa đầu Migraine có thể khiến mí mắt bị sụp xuống

U mí mắt

U mí mắt là một dạng sụp mí cơ học khi có một khối u phát triển và đè nặng trên mí mắt, ảnh hưởng đến các cơ nâng và hạ mí mắt. Tình trạng này thường không phải ung thư nhưng bạn có thể cần phẫu thuật hoặc xạ trị để loại bỏ nó.

15 nguyên nhân sụp mí mắt và phương pháp khắc phục hiệu quả

U mí mắt là một dạng sụp mí cơ học

Nhiễm trùng mắt

Đau mắt đỏ, viêm kết mạc hoặc lẹo mắt là bệnh nhiễm trùng có thể khiến mắt bạn sưng lên và sụp mí. Tuy nhiên, mí mắt của bạn có thể sẽ trở lại bình thường sau 1 – 2 tuần khi tình trạng nhiễm trùng khỏi hoàn toàn.

Nên lưu ý đến kiểm tra với bác sĩ để được điều trị bằng kháng sinh hoặc phẫu thuật nếu mắt bị sưng, đau, nhắm nghiền hoặc chảy mủ. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng dung dịch vệ sinh mắt hoặc miếng gạc ấm để giúp mắt dễ chịu hơn.

15 nguyên nhân sụp mí mắt và phương pháp khắc phục hiệu quả

Bệnh nhiễm trùng có thể khiến mắt bạn sưng lên và sụp mí

Đột quỵ

Não không thể nhận đủ oxy và các chất dinh dưỡng cần thiết khi gặp tình trạng đột quỵ do xuất hiện cục máu đông hoặc mạch máu bị vỡ. Khi tổn thương ở não ảnh hưởng đến một số dây thần kinh nhất định chi phối các cơ vùng mặt có thể khiến một bên mặt của bạn – bao gồm cả mí mắt bị sụp xuống.

Vì vậy, bạn nên thận trọng và gặp bác sĩ ngay khi cơ thể bị tê, yếu hoặc khó nói, khó nhìn hoặc khó đi lại. Đừng quên tập thể dục, ăn uống điều độ và thăm khám bác sĩ để quản lý bệnh lý nền như tiểu đường, tăng huyết áp,…

Tìm hiểu thêm: 10 công dụng tuyệt vời của rau càng cua đối với sức khỏe

15 nguyên nhân sụp mí mắt và phương pháp khắc phục hiệu quả

Sụp mí có thể là triệu chứng khi bị đột quỵ

Sụp mi bẩm sinh

Một số em bé được sinh ra đã bị sụp mí bẩm sinh do cơ giữ mí mắt không hình thành đúng cách. Trẻ bị sụp mí mắt có thể có thị lực kém hơn và phải ngửa đầu ra sau mới có thể nhìn rõ. Bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật để nâng mí mắt.

15 nguyên nhân sụp mí mắt và phương pháp khắc phục hiệu quả

Một số em bé được sinh ra đã bị sụp mi bẩm sinh

Liệt dây thần kinh số III

Dây thần kinh số III có chức năng điều hòa sự vận động của mắt và chi phối cơ nâng mi. Do đó, bị liệt dây thần kinh số III sẽ không chi phối được cơ hoạt động của mắt và không nâng được cơ mi, dẫn đến sụp mí kèm theo tình trạng giãn đồng tử, mắt lác ngoài hoặc lác xuống dưới.

15 nguyên nhân sụp mí mắt và phương pháp khắc phục hiệu quả

Liệt dây thần kinh số III có thể dẫn đến sụp mí

Loạn dưỡng cơ mắt hầu

Mí mắt sụp xuống có thể là dấu hiệu một bệnh cơ của mắt và cổ họng gọi là loạn dưỡng cơ mắt – hầu. Khi gặp tình trạng này, bạn có thể không nhìn rõ, tầm nhìn hạn chế kèm xuất hiện các vấn đề về lưỡi và cổ họng khiến khó ăn.

Bạn bẩm sinh có thể đã mắc bệnh loạn dưỡng cơ mắt hầu nhưng các triệu chứng có thể không xuất hiện trước 40 tuổi.

15 nguyên nhân sụp mí mắt và phương pháp khắc phục hiệu quả

Mí mắt sụp xuống có thể là dấu hiệu của bệnh loạn dưỡng cơ mắt – hầu

Đái tháo đường

Khi bị đái tháo đường, lượng đường trong máu cao theo thời gian có thể làm hỏng các mạch máu và dây thần kinh trong và xung quanh mắt, tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến tình trạng bị sụp mí mắt cùng với nhìn đôi (nhìn thấy 2 hình của cùng 1 vật).

Các triệu chứng đôi khi trở nên tốt hơn khi bệnh tiểu đường được kiểm soát tốt. Tuy nhiên, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật nếu sa mi ảnh hưởng đến thị lực và kéo dài hơn 6 tháng.

15 nguyên nhân sụp mí mắt và phương pháp khắc phục hiệu quả

Đái tháo đường có thể làm hỏng mạch máu và dây thần kinh gây sụp mí mắt

Do tiêm Botox

Ngộ độc botulinum khi tiêm Botox có thể làm tê liệt cơ bắp. Đôi khi, độc tố này có thể xâm nhập vào cơ kiểm soát mí mắt trên gây sụp mí. Tình trạng sụp mí có thể trở lại bình thường khi độc tố tiêu hết. Tuy nhiên, bạn nên đến gặp bác sĩ để có thể được quyết định phương pháp điều trị nào phù hợp.

15 nguyên nhân sụp mí mắt và phương pháp khắc phục hiệu quả

Botox có thể khiến độc tố xâm nhập vào cơ kiểm soát mí mắt trên gây sụp mí

Cách khắc phục sụp mí mắt

Để mắt nghỉ ngơi

Mắt phải điều tiết, hoạt động trong suốt cả ngày dài khiến mắt mệt mỏi và có thể gây sụp mí.

Do đó bạn nên xây dựng cho bản thân một chế độ sinh hoạt và nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đủ giấc, tránh đọc sách hay làm việc, tiếp xúc với màn hình điện tử trong thời gian dài,… để mắt được nghỉ ngơi, khắc phục tình trạng sụp mí mắt, giảm thiểu mệt mỏi hiệu quả.

15 nguyên nhân sụp mí mắt và phương pháp khắc phục hiệu quả

Để mắt nghỉ ngơi có thể khắc phục tình trạng sụp mí

Massage

Các bài tập massage mắt có tác dụng thư giãn, tăng cường lưu thông khí huyết, giảm áp lực và sự chùng nhão da mắt, hạn chế tình trạng sụp mí. Các động tác massage được thực hiện như sau:

  • Xoa 2 tay vào nhau để làm ấm lòng bàn tay.
  • Áp các ngón tay vào mắt và massage nhẹ nhàng từ góc mắt, vùng dưới mắt, quanh mắt đến đuôi mắt.
  • Duy trì việc massage cho mắt khoảng 15 phút mỗi ngày.

Lưu ý, nên thoa tinh dầu cho mắt trước khi thực hiện massage mắt để giảm ma sát giữa tay với da mặt.

15 nguyên nhân sụp mí mắt và phương pháp khắc phục hiệu quả

Các bài tập massage giúp tăng cường lưu thông khí huyết, hạn chế sụp mí

Phẫu thuật

Phẫu thuật sa mí mắt được thực hiện gây tê tại chỗ bằng thuốc an thần. Các loại phẫu thuật để sửa chữa mí mắt xệ xuống bao gồm:

  • Bác sĩ tạo một lỗ trên da của mí mắt trên, thắt chặt cơ này và nâng mí mắt lên. Vết rạch trên da mí mắt sau đó được đóng lại bằng nhiều mũi khâu hơn.
  • Bác sĩ phẫu thuật có thể thực hiện toàn bộ ca phẫu thuật không cần rạch da mà chỉ cần lật mí và siết chặt cơ ở bên dưới mí mắt.

15 nguyên nhân sụp mí mắt và phương pháp khắc phục hiệu quả

Phẫu thuật có thể sửa chữa sụp mí mắt

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Các dấu hiệu cần gặp bác sĩ

Nếu bạn có các dấu hiệu bất thường như dưới đây, bạn nên đến gặp bác sĩ để được xử lý đúng cách:

  • Sụp mí ở một hoặc hai mắt ảnh hưởng đến tầm nhìn kèm thay đổi thị lực.
  • Bị khô, nhức mỏi mắt hoặc chảy nước mắt thường xuyên.
  • Mệt mỏi và đau nhức quanh mắt.
  • Các dấu hiệu khác như tê yếu thân người, khó nói, khó nuốt…

15 nguyên nhân sụp mí mắt và phương pháp khắc phục hiệu quả

>>>>>Xem thêm: Đường ăn kiêng có thật sự giúp giảm cân

Nên đến gặp bác sĩ nếu xuất hiện các triệu chứng sụp mí

Chẩn đoán

Bác sĩ sẽ khám sức khỏe và tiền sử bệnh để xác định nguyên nhân thông một số xét nghiệm:

  • Kiểm tra trực quan vị trí mí của hai mắt.
  • Kiểm tra bằng đèn khe giúp soi đáy mắt và kiểm tra thị lực.
  • Kiểm tra Tensilon xem xét nguyên nhân bệnh nhược cơ có gây ra sụp mí mắt.

Các bệnh viện có chuyên khoa về mắt

  • Tại TP. Hồ Chí Minh: Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Mắt TP. Hồ Chí Minh,…
  • Tại Hà Nội: Bệnh viện Mắt Trung ương, Bệnh viện mắt Hà Nội 2, Bệnh viện Bạch Mai,…

Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho bạn những thông tin về các nguyên nhân gây sụp mí mắt. Hãy chia sẻ bài viết nếu thấy hữu ích bạn nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *