15 cách trị viêm mũi dị ứng tại nhà lành tính, hiệu quả bạn nên biết

Rate this post

Viêm mũi dị ứng là một trong các tình trạng phổ biến thường gặp lúc thời tiết giao mùa. Hãy cùng Kenshin tìm hiểu cách trị viêm mũi dị ứng tại nhà an toàn và hiệu quả bạn nhé.

Bạn đang đọc: 15 cách trị viêm mũi dị ứng tại nhà lành tính, hiệu quả bạn nên biết

Cây tầm ma

Adenine, nicotinamide, synephrine và osthole được tìm thấy trong cây tầm ma có đặc tính chống viêm và chống dị ứng theo một báo cáo của Ayers và cộng sự.[2]

Đặc biệt, synephrine từ lâu đã được sử dụng làm thuốc thông mũi và được sử dụng trong Y học Cổ truyền Trung Quốc để điều trị dị ứng theo mùa và các rối loạn viêm nhiễm khác.[3]

Theo một nghiên cứu nhận thấy, sử dụng cây tầm ma phối hợp với các phương pháp điều trị viêm mũi dị ứng thông thường khác trong 1 tháng giúp làm giảm đáng kể mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng lâm sàng.[4]

Do đó, bạn có thể nấu chín lá cây tầm ma và cho vào món salad, súp hoặc món hầm. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng cây tầm ma ở dạng khô dùng pha trà để giúp hỗ trợ giảm triệu chứng viêm mũi dị ứng.

15 cách trị viêm mũi dị ứng tại nhà lành tính, hiệu quả bạn nên biết

Tía tô

Tía tô chứa hàm lượng cao acid rosmarinic, có tác dụng chống viêm và chống dị ứng, cải thiện các triệu chứng hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi và ngứa trong viêm mũi dị ứng.[5]

Ngoài ra, một nghiên cứu năm 2017 cũng ghi nhận tía tô cũng chứa luteolin, một chất có tác dụng chống dị ứng, cải thiện đáng kể tổn thương viêm dị ứng của phổi và khoang mũi.[6]

15 cách trị viêm mũi dị ứng tại nhà lành tính, hiệu quả bạn nên biết

Cây hắc mai biển

Hắc mai biển là một loại cây bụi nhỏ, có nhiều tác dụng chữa bệnh khác nhau như chống khối u, chống viêm, loét, căng thẳng và chống oxy hóa, điều hòa hệ thống tim mạch và miễn dịch.[7]

Ngoài ra, cây hắc mai biển là một nguồn cung cấp enzyme superoxide dismutase tự nhiên đóng một phần quan trọng trong việc duy trì sức khỏe đường hô hấp, rất lý tưởng cho những người bị viêm mũi dị ứng cũng như hen suyễn, ho mạn tính và các chứng rối loạn hô hấp khác.[8]

15 cách trị viêm mũi dị ứng tại nhà lành tính, hiệu quả bạn nên biết

Cây bụi Butterbur

Một nghiên cứu trên 927 bệnh nhân có tiền sử viêm mũi dị ứng khi sử dụng chiết xuất lá Butterbur trong 28 ngày nhận thấy có hiệu quả và an toàn.

Ngoài ra, chiết xuất từ ​​cây Butterbur có hiệu quả trong việc điều trị bệnh nhân viêm mũi dị ứng bằng cách giảm mức độ của các chất trung gian gây viêm mũi sau 5 ngày điều trị theo một nghiên cứu năm 2003.[9]

15 cách trị viêm mũi dị ứng tại nhà lành tính, hiệu quả bạn nên biết

Gừng

Một nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng cho kết quả chiết xuất gừng có tác dụng gần tương đương với thuốc chống dị ứng loratadin trong việc giảm triệu chứng, cải thiện chất lượng cuộc sống và ít gây ra tác dụng phụ hơn ở bệnh nhân viêm mũi dị ứng.[10]

Đặc biệt, hợp chất chính 6-gingerol có trong gừng làm giảm mức độ nghiêm trọng của hắt hơi và sự nhạy cảm mũi, phòng ngừa viêm mũi dị ứng.[11]

15 cách trị viêm mũi dị ứng tại nhà lành tính, hiệu quả bạn nên biết

Thảo mộc Yarrow (Cỏ thi)

Achillea millefolium (Yarrow) là một loại thảo mộc thơm có nhiều đặc tính dược lý như các hoạt động chống viêm và chống dị ứng.[12]

Tuy nhiên, bạn nên tránh loại thảo mộc này nếu bạn bị dị ứng với cỏ phấn hương vì hai loại cây này có liên quan đến nhau.

15 cách trị viêm mũi dị ứng tại nhà lành tính, hiệu quả bạn nên biết

Rửa mũi bằng nước muối

Nghẹt mũi là triệu chứng thường gặp trong viêm mũi dị ứng. Bạn có thể cải thiện triệu chứng này bằng cách rửa mũi với nước muối giúp loại bỏ chất nhầy dư thừa dễ dàng, giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh.[13][14]

Một nghiên cứu chỉ ra rằng việc sử dụng thường xuyên nước muối ưu trương 1.8% ở bệnh nhân viêm mũi dị ứng trong 4 tuần an toàn và có hiệu quả vượt trội so với nước muối đẳng trương 0,9% trong việc làm giảm tắc nghẽn và cải thiện chất lượng cuộc sống.[15]

Hướng dẫn thực hiện rửa mũi bằng nước muối tại nhà:

  • Pha 1 thìa cà phê muối vào 2 cốc nước ấm hoặc sử dụng dung dịch nước muối có sẵn.
  • Đổ lượng nhỏ dung dịch vào một lỗ mũi bằng ống tiêm và để dung dịch chảy qua lỗ mũi còn lại.
  • Hỉ mũi nhẹ nhàng để loại bỏ chất nhầy và dung dịch còn sót lại.
  • Lặp lại tương tự với lỗ mũi còn lại.
  • Thực hiện hai lần mỗi ngày cho đến khi các triệu chứng giảm dần.

15 cách trị viêm mũi dị ứng tại nhà lành tính, hiệu quả bạn nên biết

Xông hơi

Xông hơi là một trong những phương pháp điều trị tại nhà được sử dụng rộng rãi sử dụng hơi nước có nhiệt độ 42 – 44°C để làm dịu đường thở, cải thiện tình trạng nghẹt mũi.

Nghiên cứu cho thấy rằng việc xông hơi làm giảm độ đặc của đờm, giúp dễ tống chúng ra ngoài, cải thiện các triệu chứng ngứa mũi, chảy nước mũi, hắt hơi, nghẹt mũi và chảy nước mắt của viêm mũi dị ứng.[16][17]

Có thể thực hiện xông hơi theo các bước sau:

  • Đun sôi nước rồi đổ ra bát to.
  • Thêm một vài giọt tinh dầu như bạc hà, bạch đàn, tràm trà hoặc dầu hương thảo.
  • Dùng khăn trùm lên đầu và úp người vào bát.
  • Hít bằng hơi thở sâu trong 5 – 10 phút và xì mũi thật sạch.
  • Lặp lại nhiều lần một ngày cho đến khi các triệu chứng giảm dần.

15 cách trị viêm mũi dị ứng tại nhà lành tính, hiệu quả bạn nên biết

Bổ sung men vi sinh

Một nghiên cứu năm 2011 đã chứng minh tính hiệu quả và an toàn của việc men vi sinh để điều trị và phòng ngừa bệnh viêm mũi dị ứng.[18]

Hơn nữa, một nghiên cứu khác năm 2013 ủng hộ việc sử dụng men vi sinh Lactobacillus acidophilus để giảm tần suất và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng viêm mũi dị ứng.[19]

Tìm hiểu thêm: Thanh long bao nhiêu calo? Ăn nhiều thanh long có béo không?

15 cách trị viêm mũi dị ứng tại nhà lành tính, hiệu quả bạn nên biết

Tiêu thụ nhiều vitamin C

Đặc tính kháng histamin, chống oxy hóa và tăng cường miễn dịch của vitamin C làm giảm các triệu chứng chẳng hạn như viêm mũi và ngứa trong viêm mũi dị ứng.[20]

Ngoài ra, một nghiên cứu trên 4.554 trẻ em ở Seoul, Hàn Quốc nhận thấy rằng việc tăng tiêu thụ vitamin C sẽ làm giảm đi các triệu chứng của viêm mũi dị ứng ở học sinh từ 6 – 12 tuổi.[21]

Bạn có thể bổ sung vitamin C bằng các thực phẩm như cam, chanh, bông cải xanh, ớt chuông,… hoặc dưới dạng viên uống khi nhận được sự tư vấn từ bác sĩ.

15 cách trị viêm mũi dị ứng tại nhà lành tính, hiệu quả bạn nên biết

Tiêu thụ nghệ

Một nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng năm 2016 cho thấy curcumin có trong nghệ giúp cải thiện luồng khí qua mũi, giảm nghẹt mũi, các triệu chứng về mũi như hắt hơi, chảy nước mũi và điều chỉnh phản ứng miễn dịch ở bệnh nhân viêm mũi dị ứng.[22]

Bạn có thể sử dụng nghệ như một loại gia vị trong các món ăn hoặc pha thành trà dùng hàng ngày.

15 cách trị viêm mũi dị ứng tại nhà lành tính, hiệu quả bạn nên biết

Uống một ít mật ong mỗi ngày

Một nghiên cứu được thực hiện vào năm 2013 cho kết luận rằng uống 20g mật ong mỗi ngày giúp cải thiện các triệu chứng như ngứa mũi và hắt hơi của viêm mũi dị ứng.[23]

Do đó, uống mật ong được xem như là một liệu pháp bổ sung cho những bệnh nhân viêm mũi dị ứng.

15 cách trị viêm mũi dị ứng tại nhà lành tính, hiệu quả bạn nên biết

Giấm táo pha loãng

Đặc tính chống oxy hóa, kháng khuẩn và giải độc của giấm táo có thể giúp loại bỏ vi khuẩn gây nên tình trạng viêm mũi dị ứng. Hơn nữa, giấm táo có tính acid nhẹ giúp phá vỡ đờm tích tụ và tống ra khỏi đường hô hấp, khôi phục sự thông thoáng của đường thở.[24]

Tuy nhiên, cũng do tính acid này có thể gây trào ngược và ăn mòn men răng nếu dùng ở dạng không pha loãng hoặc lượng quá nhiều. Do đó bạn nên pha loãng 1-2 thìa giấm táo trong một cốc nước ấm và tham khảo ý kiến ​​bác sĩ trước khi sử dụng.

15 cách trị viêm mũi dị ứng tại nhà lành tính, hiệu quả bạn nên biết

Tiêu thụ cá

Trong một nghiên cứu ở Thuỵ Điển năm 2018 cho thấy trẻ từ 12 tháng tuổi ăn cá ít nhất mỗi tháng một lần có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh viêm mũi dị ứng.[25]

Hơn nữa, cá cũng nhận được rất nhiều lời khen ngợi từ người dùng nói chung về khả năng ức chế tình trạng viêm nhiễm và các phản ứng dị ứng.

15 cách trị viêm mũi dị ứng tại nhà lành tính, hiệu quả bạn nên biết

Bổ sung thêm Quercetin

Quercetin là một flavonoid tạo màu sắc cho nhiều loại trái cây và rau quả, hoạt động như một chất chống oxy hóa mạnh có thể giúp kiểm soát các bệnh dị ứng theo mùa, bao gồm cả viêm mũi dị ứng.

Hơn nữa, một nghiên cứu cho thấy quercetin hoạt động như một chất kháng histamine tự nhiên, giúp giảm các triệu chứng của viêm mũi dị ứng.[26]

15 cách trị viêm mũi dị ứng tại nhà lành tính, hiệu quả bạn nên biết

Khi nào cần thăm khám bác sĩ?

Các dấu hiệu cần gặp bác sĩ

  • Hắt xì liên tục.
  • Cảm thấy ngứa ở mắt, mũi, cổ.
  • Chảy nhiều nước mũi hoặc nghẹt mũi.
  • Ho kéo dài.

Khi có các triệu chứng của bệnh viêm mũi dị ứng bạn nên đến thăm khám bác sĩ sớm nhất để có thể thực hiện các bài test chẩn đoán bệnh viêm mũi dị ứng.

Các xét nghiệm bệnh viêm mũi dị ứng

  • Xét nghiệm định lượng globulin miễn dịch E hay còn gọi là xét nghiệm immunoglobulin E (IgE). Đây là xét nghiệm đo tổng lượng kháng thể IgE trong máu bằng cách sử dụng công nghệ hóa phát quang trên hệ thống máy miễn dịch tự động có thể phát hiện tất cả các loại dị ứng, bao gồm cả dị ứng thực phẩm.
  • Xét nghiệm lẩy da: Nhỏ 1 giọt dung dịch lên bề mặt da sau đó dùng kim châm vào giọt dung dịch qua lớp thượng bì rồi lẩy nhẹ để xác định tình trạng phản ứng quá mẫn với các loại thức ăn. Nếu bạn bị dị ứng, vùng da khu vực thử sẽ đỏ, ngứa và kích ứng trong vòng 15 đến 30 phút. Xét nghiệm lẩy da là một phương pháp an toàn, hiệu quả để xác định chất gây dị ứng nào đang gây ra các triệu chứng của bạn.

15 cách trị viêm mũi dị ứng tại nhà lành tính, hiệu quả bạn nên biết

>>>>>Xem thêm: Bài thuốc chữa dứt điểm tóc bạc sớm

Tham khảo địa chỉ khám và điều trị bệnh viêm mũi dị ứng

Nếu có nhu cầu đến bệnh viện để làm các xét nghiệm về bệnh viêm mũi dị ứng, bạn nên tham khảo các bệnh viện lớn như:

  • Tại thành phố Hồ Chí Minh: Bệnh viện Tai Mũi Họng TP. HCM, Bệnh viện Nhân dân 115, Bệnh viện Đại học Y dược, Bệnh viện Chợ Rẫy,…
  • Tại thành phố Hà Nội: Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương, Bệnh viện đa khoa Hà Nội, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội,…

Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho bạn những cách trị viêm mũi dị ứng tại nhà lành tính và hiệu quả. Hãy chia sẻ bài viết đến mọi người nếu thấy hữu ích bạn nhé!

Nguồn: My.clevelandclinic, Emedihealth, Inusandallergywellnesscenter

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *