16 di chứng sau đột quỵ thường gặp và các biện pháp phòng ngừa đột quỵ

Rate this post

Đột quỵ là một trong những nguyên nhân phổ biến gây tử vong cao nếu không phát hiện và xử trí kịp thời. Bệnh nhân sống sót sau đột quỵ thường mắc các di chứng nặng nề. Hãy cùng tìm hiểu về những di chứng đột quỵ và một số biện pháp phòng tránh nhé!

Bạn đang đọc: 16 di chứng sau đột quỵ thường gặp và các biện pháp phòng ngừa đột quỵ

Đột quỵ là gì?

Đột quỵ não (đột quỵ hay tai biến mạch máu não) xảy ra khi mạch máu não bị tắc nghẽn đột ngột do huyết khối (đột quỵ thiếu máu não, nhồi máu não) hoặc khi mạch máu trong não bị vỡ (đột quỵ xuất huyết não).

Trong cả hai trường hợp, các tế bào não sẽ bị ảnh hưởng, gây tổn thương não lâu dài, mất chức năng thần kinh và thậm chí có thể dẫn đến tử vong. [1]

16 di chứng sau đột quỵ thường gặp và các biện pháp phòng ngừa đột quỵ

Đột quỵ có thể gây tổn thương não bộ

Đột quỵ có gây tử vong không?

Mặc dù đột quỵ là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu nhưng không phải tất cả cơn đột quỵ đều gây tử vong. Mức độ ảnh hưởng của cơn đột quỵ tuỳ thuộc vào vị trí, mức độ nghiêm trọng và tốc độ điều trị của bệnh nhân.

Não cần một lượng lớn máu và oxy liên tục. Vì thế khi có sự gián đoạn lưu lượng máu lên não, các tế bào não sẽ bắt đầu chết đi trong vài phút và có thể dẫn đến tử vong nếu thiếu máu và oxy quá lâu.

Việc điều trị sớm, kịp thời sẽ tăng cơ hội sống sót cho người bệnh và giảm nguy cơ xuất hiện các di chứng nguy hiểm. [2]

16 di chứng sau đột quỵ thường gặp và các biện pháp phòng ngừa đột quỵ

Nếu điều trị kịp thời có thể tăng khả năng sống sót sau đột quỵ

Nguyên nhân gây đột quỵ

Nguyên nhân gây ra đột quỵ được chia thành nhiều nhóm, dựa theo thể lâm sàng đột quỵ chia thành:

  • Đột quỵ do nhồi máu não: Đây là loại đột quỵ phổ biến nhất, xảy ra khi các mạch máu não bị thu hẹp, tắc nghẽn, làm giảm lưu lượng máu nghiêm trọng. Nguyên nhân có thể do chất béo tích tụ trong mạch máu, cục máu đông hoặc các mảnh vụn khác di chuyển trong mạch máu.
  • Đột quỵ xuất huyết não: Xuất huyết não được chia làm hai loại là xuất huyết não nguyên phát và xuất huyết não thứ phát:
    • Xuất huyết não nguyên phát điển hình là do căn nguyên của bệnh lý mạch máu nhỏ.
    • Xuất huyết não thứ phát là do các căn nguyên dị dạng mạch máu (phình mạch, thông động – tĩnh mạch, rò động – tĩnh mạch màng cứng, dị dạng mạch thể hang), chuyển dạng chảy máu sau nhồi máu, bệnh lý đông máu, các khối u…
  • Cơn thiếu máu não thoáng qua (TIA): thường được gọi là cơn đột quỵ nhỏ, xảy ra do có tắc nghẽn dòng máu lên não, có các triệu chứng tương tự như cơn đột quỵ nhưng không gây ra các ảnh hưởng lâu dài. TIA chỉ xảy ra trong vài phút, vài giờ, không quá 24 giờ nhưng có thể báo hiệu cho cơn đột quỵ trong tương lai. [3]

16 di chứng sau đột quỵ thường gặp và các biện pháp phòng ngừa đột quỵ

Nguyên nhân gây ra đột quỵ được chia thành nhiều nhóm, dựa theo thể lâm sàng đột quỵ

Các biến chứng đột quỵ có thể gặp

Liệt nửa người, méo miệng

Di chứng liệt nửa người thường gặp ở người bị đột quỵ. Bởi mỗi bán cầu não sẽ điều khiển ½ cơ thể ở phía đối diện, nếu bị đột quỵ ở não phải thì bạn sẽ bị liệt nửa người ở bên trái.

Các triệu chứng có thể xuất hiện như tay tê yếu, miệng méo, chân bước cao bước thấp, mắt sụp, không thể làm việc nặng nhọc, lái xe,… Nếu bị đột quỵ ở phía sau não còn có thể gặp triệu chứng mờ, mù mắt.

Tuy nhiên, những di chứng của liệt nửa người trên vẫn có thể điều trị được bằng thuốc, các biện pháp vật lý trị liệu theo sự hướng dẫn và lời khuyên của bác sĩ.

16 di chứng sau đột quỵ thường gặp và các biện pháp phòng ngừa đột quỵ

Người bệnh thường gặp di chứng méo miệng, liệt nửa người

Rối loạn ngôn ngữ

Cơn đột quỵ có thể làm giảm hoặc mất kiểm soát các cơ vận động vùng miệng và cổ họng, gây ra các biểu hiện rối loạn ngôn ngữ từ nhẹ đến nặng và biểu hiện ở từng bệnh nhân cũng có thẻ khác nhau như: nói ngọng, nói lắp, âm điệu bị biến đổi,… khó diễn đạt, thậm chí là không nói được.

Chứng rối loạn ngôn ngữ có thể khắc phục bằng các biện pháp y học tiên tiến nhưng với thời gian chữa trị lâu dài, có thể sẽ làm thay đổi cuộc sống của cả người bệnh và người thân của họ.

16 di chứng sau đột quỵ thường gặp và các biện pháp phòng ngừa đột quỵ

Đột quỵ khiến người bệnh bị rối loạn ngôn ngữ

Suy giảm nhận thức

Tỉ lệ gặp rối loạn nhận thức ở bệnh nhân sau tai biến mạch máu não là khoảng khoảng 20% trong 6 tháng sau đột quỵ. [4]

Đây là một trong những biến chứng nặng nề nhất dẫn đến sa sút trí tuệ. Bệnh nhân bị rối loạn nhận thức có nhiều biểu hiện khác nhau, tình trạng nặng hay nhẹ cũng phụ thuộc vào tốc độ phục hồi ở những bệnh nhân sau đột quỵ.

Các tình trạng rối loạn nhận thức thường gặp như: hay quên, suy giảm trí nhớ, đầu óc lơ mơ không tỉnh táo, mất khả năng định hướng không gian, thời gian, không nhận biết được người thân, gia đình của mình và không hiểu được lời người khác nói,…

16 di chứng sau đột quỵ thường gặp và các biện pháp phòng ngừa đột quỵ

Người bệnh đột quỵ dễ gặp di chứng suy giảm trí nhớ

Thay đổi tính cách

Phần lớn bệnh nhân sau đột quỵ thường suy giảm hoặc mất khả năng tự chăm sóc, phải nhờ cậy vào người thân. Điều đó khiến cho người bệnh cảm thấy tự ti, mặc cảm, dễ dẫn đến trầm cảm.

Sự quan tâm của người thân, cộng đồng để chia sẻ những khó khăn, giải tỏa tâm lý cho người bệnh là vô cùng quan trọng. Tâm lý thoải mái sẽ giúp cải thiện và thúc đẩy quá trình hồi phục tốt hơn sau tai biến.

16 di chứng sau đột quỵ thường gặp và các biện pháp phòng ngừa đột quỵ

Đột quỵ khiến người bệnh tự ti, trầm cảm do không thể tự chăm sóc

Phù não

Phù não là tình trạng não bị sưng lên sau tai biến mạch máu não, gây ra do sự tích tụ chất lỏng và áp suất bên trong hộp sọ có thể ảnh hưởng đến dòng oxy và máu lên não.

Phù não là tình trạng nguy cấp, ảnh hưởng đến tính mạng cần được điều trị ngay lập tức. Các triệu chứng của phù não bao gồm: đau đầu, buồn nôn, khó thở, khó nói, khó di chuyển, chóng mặt, co giật,… [5]

16 di chứng sau đột quỵ thường gặp và các biện pháp phòng ngừa đột quỵ

Phù não là di chứng sau đột quỵ đặc biệt nguy hiểm

Rối loạn vận động cơ thể

Sự co cứng cơ có thể xảy ra sau đột quỵ và gây ra tình trạng cứng cơ do các cơ không thể cử động hết biên độ, đặc trưng bởi các cử động bất thường của cơ thể, dáng di, các vận động hằng ngày…

Di chứng này có thể điều trị bằng vật lý trị liệu và các bài tập vận động đặc biệt, các thiết bị hỗ trợ như nẹp và dùng thêm thuốc. [5]

16 di chứng sau đột quỵ thường gặp và các biện pháp phòng ngừa đột quỵ

Rối loạn vận động cơ thể có thể điều trị bằng vật lý trị liệu

Co cơ chi

Co rút chi là hiện tượng các cơ ở cánh tay hoặc chân bị rút ngắn do giảm phạm vi chuyển động hoặc thiếu vận động. Hiện tượng co rút có thể xảy ra ở cơ, khớp, gân và các mô khác, gây đau và mất khả năng cử động.

Việc điều trị chứng co cơ chi có thể bao gồm vật lý trị liệu và các bài tập vận động đặc biệt, các thiết bị hỗ trợ như nẹp, dùng thuốc, liệu pháp nhiệt và phẫu thuật. [5]

16 di chứng sau đột quỵ thường gặp và các biện pháp phòng ngừa đột quỵ

Người bệnh đột quỵ thường ít vận động, dẫn đến co cơ chi

Khó nuốt

Triệu chứng khó nuốt hoặc các vấn đề về nuốt, thường gặp sau đột quỵ và đôi khi có thể dẫn đến tình trạng sặc, khiến thức ăn, đồ uống và nước bọt có nguy cơ đi vào đường thở thay vì vào thực quản.

Các triệu chứng khác của chứng khó nuốt sau đột quỵ có thể bao gồm ho, cảm giác như thức ăn bị mắc kẹt trong cổ họng, thức ăn trào ngược lên cổ, khó nhai và khó thở khi nuốt. Bệnh nhân có thể phải tập làm quen trong thời gian đầu sau tai biến, sẽ cải thiện dần theo thời gian nếu hồi phục tốt.

16 di chứng sau đột quỵ thường gặp và các biện pháp phòng ngừa đột quỵ

Đột quỵ gây chứng khó nuốt, dễ dẫn đến sặc khi ăn uống

Tiểu tiện, đại tiện không tự chủ

Đột quỵ có thể ảnh hưởng đến phần não điều khiển cơ bàng quang, ruột, gây ra tình trạng tiêu – tiểu không tự chủ.

Ngoài ra, do nhiều nguyên nhân khác như ít di chuyển, khó khăn trong ăn uống sẽ dẫn đến thiếu chất, mất nước gây táo bón hoặc do dùng thuốc lợi tiểu để kiểm soát huyết áp làm tăng tần suất đi tiểu.

Để giảm tình trạng này, người bệnh cần chú ý đến các biện pháp như:

  • Luyện tập kiểm soát cơ sàn chậu.
  • Dùng thuốc giúp giảm lượng nước tiểu, giảm nhu động ruột hoặc tăng kiểm soát cơ vòng, thuốc nhuận tràng,…
  • Giảm cân, có chế độ ăn uống hợp lý, lành mạnh. [6]

16 di chứng sau đột quỵ thường gặp và các biện pháp phòng ngừa đột quỵ

Đột quỵ ảnh hưởng đến khả năng đại tiện, tiểu tiện của người bệnh

Nhiễm trùng đường tiết niệu

Nhiễm trùng đường tiết niệu có thể xảy ra ở bàng quang, thận, niệu đạo hoặc niệu quản,… tất cả đều là một phần của hệ thống tiết niệu của cơ thể. Tình trạng này xuất hiện ở những người đang hồi phục sau cơn đột quỵ, thường là hậu quả của quá trình nhiễm trùng do tiêu – tiểu không tự chủ. [5]

Các triệu chứng của nhiễm trùng đường tiết niệu như nước tiểu đục, có máu trong nước tiểu, đau, rát khi đi tiểu, đau, chuột rút ở vùng bụng dưới,…

16 di chứng sau đột quỵ thường gặp và các biện pháp phòng ngừa đột quỵ

Nhiễm trùng đường tiết niệu là hậu quả của tiểu tiện không tự chủ

Rối loạn thị giác

Theo các chuyên gia, rối loạn thị giác có thể xuất hiện tạm thời hoặc vĩnh viễn sau đột quỵ. Bệnh nhân có biểu hiện mắt nhìn mờ một bên hoặc cả hai bên, mù một phần hoặc toàn bộ, quầng hoặc đau mắt.

Nếu không được can thiệp kịp thời và phục hồi ở giai đoạn sớm thì càng ngày bệnh nhân sẽ càng khó hy vọng thấy lại ánh sáng ở bên mắt tổn thương, có thể mất đi thị lực vĩnh viễn nếu tổn thương vùng não chi phối mắt. [7]

16 di chứng sau đột quỵ thường gặp và các biện pháp phòng ngừa đột quỵ

Đột quỵ có thể gây rối loạn thị giác tạm thời hoặc vĩnh viễn

Đau nhức cơ thể

Đau, tê hoặc các cảm giác bất thường khác có thể xảy ra ở các bộ phận của cơ thể bị ảnh hưởng bởi đột quỵ. Ví dụ như đau vai thường xảy ra do việc cánh tay không vận động hoặc vận động yếu dẫn đến ảnh thưởng lên khớp vai, lâu ngày sẽ gây ra tình trạng này. [5]

16 di chứng sau đột quỵ thường gặp và các biện pháp phòng ngừa đột quỵ

Người bệnh đột quỵ thường bị đau nhức cơ thể

Viêm phổi

Viêm phổi là một bệnh nhiễm trùng phổ biến ảnh hưởng đến các phế nang ở một hoặc cả hai phổi. Viêm phổi có thể bao gồm các triệu chứng như ho có đờm, sốt, ớn lạnh và khó thở. Tình trạng này có thể do bệnh nhân sau tai biến bị liệt nằm một chỗ, hoặc ít vận động dẫn đến quá trình hô hấp bị ảnh hưởng.

Người bệnh sau đột quỵ thường được tập các bài tập hô hấp, nuốt, hít thở sâu để giảm nguy cơ mắc viêm phổi. [5]

16 di chứng sau đột quỵ thường gặp và các biện pháp phòng ngừa đột quỵ

Người bệnh đột quỵ có nguy cơ mắc viêm phổi

Động kinh

Động kinh xảy ra khi có hoạt động điện bất thường trong các tế bào não. Động kinh có thể gây co giật, thay đổi nhận thức, cảm giác và các giác quan. Tần suất cơn động kinh tùy thuộc vào mức độ não bị tổn thương nhiều hay ít và có thể kéo dài sau đột quỵ nhiều năm.

Co giật hậu đột quỵ có thể điều trị được bằng các phương pháp như dùng thuốc, kích thích bằng điện, phẫu thuật hoặc thay đổi chế độ ăn uống. [5]

16 di chứng sau đột quỵ thường gặp và các biện pháp phòng ngừa đột quỵ

Động kinh có thể gây co giật, thay đổi nhận thức ở bệnh nhân đột quỵ

Trầm cảm bệnh lý

Trầm cảm là một tình trạng tâm thần có thể điều trị được, thường xảy ra với những người đang hồi phục và thường gặp trong giai đoạn đầu sau tai biến. Trầm cảm gây ra những triệu chứng không mong muốn về cảm xúc và thể chất trước những thay đổi cũng như mất mát.

Trầm cảm có thể bao gồm các triệu chứng sau:

  • Cảm thấy trống rỗng, buồn bã hoặc lo lắng trong thời gian dài (hơn 2 tuần).
  • Mất hứng thú với các hoạt động.
  • Cảm giác vô giá trị và bất lực.
  • Mệt mỏi, cảm thấy uể oải.
  • Thay đổi thói quen ngủ (không ngủ được hoặc ngủ quá nhiều).
  • Thay đổi cân nặng, thay đổi khẩu vị.
  • Ý nghĩ tự tử hoặc suy nghĩ về cái chết. [5]

Tìm hiểu thêm: Thương hiệu Vacopharm của nước nào? Có tốt không? Các dòng sản phẩm nổi bật

16 di chứng sau đột quỵ thường gặp và các biện pháp phòng ngừa đột quỵ

Người bệnh đột quỵ dễ rơi vào trầm cảm

Chứng lở loét do tì đè vì nằm liệt giường

Lở loét do tì đè là các vết thương trên da và mô bên dưới do giảm khả năng di chuyển và tăng áp lực lên các vùng của cơ thể do ít vận động, bất động.

Bệnh lở loét có thể phát triển do nằm trên giường, ngồi hoặc liệt giường lâu ngày. Các vết loét phát triển nhanh chóng và thường thấy ở hông, xương cụt, gót chân, vai, lưng hoặc hai bên đầu gối và mắt cá chân.

Người nhà và bệnh nhân nên sử dụng các biện pháp như xoay trở người, đệm hơi, đệm nước,… tránh các vết loét tì đè xảy ra vì điều trị loét tì đè thường lâu, tốn kém, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người bệnh. [5]

16 di chứng sau đột quỵ thường gặp và các biện pháp phòng ngừa đột quỵ

Người nhà nên tránh lở loét do tì đè ở bệnh nhân đột quỵ do điều trị lâu

Chứng huyết khối tĩnh mạch sâu

Huyết khối tĩnh mạch sâu là tình trạng cục máu đông hình thành trong tĩnh mạch ở chân do bất động sau đột quỵ.

Huyết khối tĩnh mạch sâu là một tình trạng nghiêm trọng cần được điều trị kịp thời để ngăn ngừa cục máu đông loãng ra và di chuyển đến tim, phổi, não,… thậm chí có thể tử gây tử vong vì biến chứng của bệnh.

Triệu chứng của huyết khối tĩnh mạch sâu có thể bao gồm:

  • Đau dữ dội hoặc chuột rút ở chân.
  • Sưng tấy.
  • Các vùng da cảm giác nóng, đỏ. [5]

16 di chứng sau đột quỵ thường gặp và các biện pháp phòng ngừa đột quỵ

Hình thành cục huyết khối tĩnh mạch ở chân sau đột quỵ

Cách phòng ngừa đột quỵ

Kiểm soát huyết áp

Kiểm soát huyết áp giúp bạn giảm nguy cơ đột quỵ và dự phòng các cơn đột quỵ tiếp theo xảy ra trong tương lai. Vì tăng huyết áp là một trong những điều kiện làm khởi phát nhồi máu não, cũng là một bệnh hệ thống không chỉ gây ra đột quỵ mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể. [3]

16 di chứng sau đột quỵ thường gặp và các biện pháp phòng ngừa đột quỵ

Kiểm soát huyết áp giúp giảm nguy cơ đột quỵ

Giảm tiêu thụ chất béo bão hoà

Các chất như cholesterol, chất béo bão hoà, chất béo chuyển hoá nếu tiêu thụ quá nhiều sẽ gây tích tụ trong mạch máu, từ đó dễ gây tình trạng tắc nghẽn.

Bạn nên lựa chọn ăn các chất béo tốt như chất béo thực vật, chất béo không bão hoà, dầu thực vật và tránh tiêu thụ nhiều chất béo từ sữa, thịt đỏ và thực phẩm chế biến sẵn. [3]

16 di chứng sau đột quỵ thường gặp và các biện pháp phòng ngừa đột quỵ

Hạn chế tiêu thụ chất béo từ thịt đỏ để phòng ngừa đột quỵ

Bỏ hút thuốc

Hút thuốc lá làm tăng đáng kể nguy cơ mắc đột quỵ do thu hẹp các động mạch và tăng sự hình thành các cục máu đông. Việc ngừng hút thuốc cũng sẽ cải thiện sức khỏe tổng thể của bạn và giảm nguy cơ phát triển các bệnh nghiêm trọng khác, chẳng hạn như ung thư phổi và bệnh tim mạch. [3]

16 di chứng sau đột quỵ thường gặp và các biện pháp phòng ngừa đột quỵ

Bỏ hút thuốc bảo vệ khỏi đột quỵ và các bệnh nguy hiểm khác

Kiểm soát bệnh tiểu đường

Lượng đường trong máu cao có thể tăng nguy cơ tai biến mạch máu não gấp 2 – 4 lần. Bệnh tiểu đường làm tăng tích tụ chất béo và hình thành các cục máu đông, từ đó làm thu hẹp các mạch máu dẫn oxy nuôi não.

Nếu đang mắc bệnh tiểu đường, bạn nên kiểm tra lượng đường trong máu thường xuyên, uống thuốc đúng, đủ theo toa và đi khám định kỳ để theo dõi diễn tiến của bệnh. [3]

16 di chứng sau đột quỵ thường gặp và các biện pháp phòng ngừa đột quỵ

Người bệnh tiểu đường nên thường xuyên theo dõi, tránh nguy cơ đột quỵ

Kiểm soát cân nặng

Béo phì liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc các bệnh chuyển hóa và bệnh tim mạch. Đồng thời, sự gia tăng quá mức các chất béo trong cơ thể làm xơ vữa động mạch, góp phần trực tiếp gây ra bệnh tim mạch, tiềm ẩn nguy cơ đột quỵ. [3]

16 di chứng sau đột quỵ thường gặp và các biện pháp phòng ngừa đột quỵ

Kiểm soát cân nặng tốt giúp ngăn ngừa bệnh tim mạch và đột quỵ

Ăn nhiều trái cây, rau xanh

Rau xanh tốt cho tim mạch rất giàu vitamin, khoáng chất và các chất chống oxy hóa. Đặc biệt, chúng cung cấp nguồn vitamin K và nhiều khoáng chất khác, giúp bảo vệ các mạch máu và tác động đến quá trình đông máu của người bệnh tim. [3]

16 di chứng sau đột quỵ thường gặp và các biện pháp phòng ngừa đột quỵ

Ăn nhiều rau xanh giúp bảo vệ mạch máu và sức khoẻ toàn diện

Thường xuyên vận động

Tập thể dục là một cách tốt giúp duy trì cân nặng khoẻ mạnh, giảm lượng cholesterol và giữ huyết áp ở mức ổn định.

Hầu hết mọi người nên dành ra ít nhất 150 phút mỗi tuần để tập luyện thể dục, thể thao hoặc đơn giản chỉ cần làm việc nhà, leo cầu thang bộ cũng giúp giảm nguy cơ đột quỵ. [3]

16 di chứng sau đột quỵ thường gặp và các biện pháp phòng ngừa đột quỵ

Tập thể dục là cách tốt nhất để duy trì cân nặng và sức khoẻ

Tiêu thụ rượu, bia có kiểm soát

Uống quá nhiều rượu bia có thể dẫn đến huyết áp cao, rối loạn nhịp tim, làm tăng nguy cơ mắc bệnh đột quỵ. Vì thế, người bình thường không nên uống quá 1 ly rượu mỗi ngày và nên ưu tiên dùng rượu vang đỏ – loại rượu được nghiên cứu giúp ngăn ngừa bệnh tim và đột quỵ. [3]

16 di chứng sau đột quỵ thường gặp và các biện pháp phòng ngừa đột quỵ

Ưu tiên dùng rượu vang đỏ để ngừa đột quỵ và bệnh tim mạch

Điều trị ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn‎

OSAS (ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn) có ảnh hưởng rất lớn đối với sức khỏe. Qua thời gian dài, OSAS có thể gây nguy cơ cao của tăng huyết áp và bệnh tim mạch, dẫn đến đột quỵ. OSAS còn ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống và công việc. [3]

16 di chứng sau đột quỵ thường gặp và các biện pháp phòng ngừa đột quỵ

Ngưng thở khi ngủ gây nguy cơ cao của tăng huyết áp và bệnh tim mạch, dẫn đến đột quỵ

Tránh dùng thuốc gây nghiện

Một số loại thuốc gây nghiện làm tăng nguy cơ mắc đột quỵ được nghiên cứu như cocaine, bạch phiến, amphetamine.

Trường hợp đối với amphetamine, đã có nhiều báo cáo ghi nhận về việc sử dụng amphetamine trước khi bị đột quỵ, ngay cả ở những người khoẻ mạnh và không có yếu tố nguy cơ đột quỵ. [8]

16 di chứng sau đột quỵ thường gặp và các biện pháp phòng ngừa đột quỵ

Một số loại thuốc gây nghiện làm tăng nguy cơ mắc đột quỵ

Dùng thuốc để tránh đột quỵ tái phát

Nếu bệnh nhân bị thiếu máu cục bộ hoặc mắc TIA, bác sĩ có thể kê đơn dùng một số loại thuốc để giảm nguy cơ đột quỵ tái phát như:

  • Thuốc chống kết tập tiểu cầu: Thuốc này làm cho các tế bào tiểu cầu ít kết dính hơn và ít có khả năng đông lại tạo huyết khối. Thuốc chống kết tập tiểu cầu phổ biến nhất là aspirin, hoặc có thể dùng clopidogrel.
  • Thuốc chống đông máu: Bác sĩ có thể khuyến nghị dùng Heparin (tác dụng nhanh, sử dụng ngắn hạn) hoặc Warfarin (có thể sử dụng dài hơn). Tuy nhiên người bệnh cần xét nghiệm máu thường xuyên để đảm bảo an toàn. [3]

16 di chứng sau đột quỵ thường gặp và các biện pháp phòng ngừa đột quỵ

Các biện pháp phòng ngừa đột quỵ mọi người nên chú ý

Khả năng phục hồi di chứng sau đột quỵ

Khả năng phục hồi của người bệnh sau di chứng đột quỵ

Khả năng phục hồi của người bệnh tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của cơn đột quỵ và các biến chứng liên quan, khó để dự đoán chính xác thời gian phục hồi cũng như khả năng phục hồi là bao nhiêu phần trăm .

Một số người sống sót sau đột quỵ phục hồi nhanh chóng nhưng đa số cần sự hỗ trợ của châm cứu, vật lý trị liệu, phục hồi chức năng,… Điều này có thể kéo dài trong nhiều tháng hoặc nhiều năm sau khi họ bị đột quỵ. [9]

16 di chứng sau đột quỵ thường gặp và các biện pháp phòng ngừa đột quỵ

Điều trị sau đột quỵ có thể kéo dài nhiều tháng, nhiều năm

Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng hồi phục

Một số yếu tố ảnh hưởng đến khả năng phục hồi của người bệnh sau đột quỵ phụ thuộc vào:

  • Các yếu tố thể chất, bao gồm mức độ nghiêm trọng của đột quỵ về cả nhận thức và thể chất.
  • Các yếu tố cảm xúc, chẳng hạn như động lực và tâm trạng của bạn hay khả năng bạn gắn bó với các hoạt động phục hồi chức năng bên ngoài các buổi trị liệu.
  • Các yếu tố xã hội, chẳng hạn như sự hỗ trợ của bạn bè và gia đình.
  • Các yếu tố điều trị, bao gồm việc bạn bắt đầu phục hồi chức năng sớm và kỹ năng của đội phục hồi chức năng đột quỵ của bạn.

Tốc độ hồi phục thường cao nhất trong vài tuần và vài tháng sau đột quỵ. Tuy nhiên, có bằng chứng cho thấy hiệu suất có thể cải thiện, thậm chí từ 12 đến 18 tháng sau đột quỵ. [9]

16 di chứng sau đột quỵ thường gặp và các biện pháp phòng ngừa đột quỵ

Mọi người nên quan tâm, chăm sóc người bệnh để đẩy nhanh hồi phục sau đột quỵ

Cách khắc phục các di chứng đột quỵ

Phục hồi chức năng sau đột quỵ là một chương trình trị liệu khác nhau được thiết kế để giúp người bệnh luyện tập lại các kỹ năng đã mất sau một cơn đột quỵ.

Tùy thuộc vào các phần não của người bệnh bị ảnh hưởng do đột quỵ, việc phục hồi chức năng có thể giúp luyện tập các kỹ năng như vận động, lời nói, sức lực và sinh hoạt hàng ngày, giúp người bệnh tự chăm sóc bản thân và trở lại cuộc sống bình thường.

16 di chứng sau đột quỵ thường gặp và các biện pháp phòng ngừa đột quỵ

Việc phục hồi chức năng có thể giúp luyện tập các kỹ năng như vận động, lời nói, sức lực,…

Đột quỵ là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu, tuy nhiên bạn hoàn toàn có thể giảm thiểu nguy cơ xảy ra đột quỵ bằng cách thay đổi thói quen hàng ngày, hãy thay đổi để bảo vệ sức khỏe cho bạn và người thân nhé!

  • Stroke Severity and Mortality: Types, Treatments, and Symptoms

    https://www.healthline.com/health/can-you-die-from-a-stroke

  • Stroke

    https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/stroke/symptoms-causes/syc-20350113

  • Suy giảm nhận thức sau đột quỵ

    Suy giảm nhận thức sau đột quỵ

  • Complications After Stroke

    https://www.cooperhealth.org/services/stroke-program/complications-after-stroke

  • Continence problems after stroke

    https://www.stroke.org.uk/sites/default/files/continence_problems_after_stroke.pdf

  • Vision Loss After Stroke: Why It Happens, How to Cope with It

    https://www.healthline.com/health/vision-loss-after-stroke

  • How Certain Drugs and Alcohol Can Cause Strokes

    https://www.verywellhealth.com/recreational-drugs-alcohol-and-stroke-3146331

  • Stroke rehabilitation: What to expect as you recover

    https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/stroke/in-depth/stroke-rehabilitation/art-20045172

  • Xem thêm 16 di chứng sau đột quỵ thường gặp và các biện pháp phòng ngừa đột quỵ

    >>>>>Xem thêm: Nguy cơ nhiễm HIV từ dịch vụ làm đẹp: Cách xử lý và phòng ngừa

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *