Dấu hiệu kết thúc tuổi dậy thì nữ và một số lưu ý bố mẹ cần biết

Rate this post

Tuổi dậy thì là giai đoạn phát triển nhanh chóng về thể chất và tâm lý của trẻ. Khi kết thúc giai đoạn này, cơ thể của trẻ thường ít có sự thay đổi. Cùng tìm hiểu về các dấu hiệu kết thúc dậy thì nữ qua bài viết dưới đây nhé!

Bạn đang đọc: Dấu hiệu kết thúc tuổi dậy thì nữ và một số lưu ý bố mẹ cần biết

Tuổi dậy thì ở nữ kết thúc khi nào? Kéo dài bao lâu?

Kết thúc tuổi dậy thì là bước ngoặt đánh dấu sự trưởng thành của trẻ. Với nữ, tuổi dậy thì thường bắt đầu từ 8 – 13 tuổi và kéo dài trong 4 năm. Đến khoảng 14 – 17 tuổi, quá trình dậy thì ở nữ sẽ kết thúc với sự hoàn thiện về thể chất và tinh thần tương tự người trưởng thành. [1]

Dấu hiệu kết thúc tuổi dậy thì nữ và một số lưu ý bố mẹ cần biết

Dậy thì ở nữ xảy ra trong khoảng 8 – 13 tuổi và kéo dài trong 4 năm

Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình dậy thì ở nữ

Thời gian và tốc độ phát triển của bé gái trong tuổi dậy thì phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố từ hệ gen di truyền bên trong đến môi trường bên ngoài. Một số tác nhân có ảnh hưởng lớn đến quá trình dậy thì ở nữ gồm:

  • Di truyền: trẻ sẽ được thừa hưởng gen quy định chiều cao từ bố và mẹ. Ngoài ra, một số hội chứng do rối loạn di truyền bẩm sinh cũng gây ra những biến đổi về chiều cao như hội chứng Marfan làm tay chân dài; hội chứng Down, Turner lại khiến trẻ thấp bé.
  • Chế độ dinh dưỡng: bé gái trong tuổi dậy thì không được cung cấp đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu như protein, canxi, vitamin D,… sẽ dễ bị suy dinh dưỡng và hạn chế phát triển về thể chất.
  • Tình trạng cân nặng: trẻ thừa cân hoặc béo phì cũng có thể gây cản trở đến sự phát triển của xương khớp gây chậm lớn ở tuổi dậy thì.
  • Rối loạn nội tiết: sự thiếu hụt các hormone tăng trưởng, hormone tuyến giáp hoặc sinh dục nữ đều có thể khiến bé gái chậm hoặc rút ngắn thời gian dậy thì. Tình trạng này thường gặp ở bệnh suy tuyến yên, suy giáp hoặc suy buồng trứng. [2]

Dấu hiệu kết thúc tuổi dậy thì nữ và một số lưu ý bố mẹ cần biết

Chế độ dinh dưỡng thiếu hụt có thể làm ảnh hưởng đến dậy thì ở nữ giới

Dấu hiệu kết thúc tuổi dậy thì nữ

Khi nồng độ hormone tăng trưởng và sinh dục trong cơ thể nữ giới đạt ngưỡng ổn định chính là thời điểm kết thúc tuổi dậy thì. Một số dấu hiệu điển hình để nhận biết giai đoạn này gồm:

Ngực phát triển đầy đặn

Hormone estrogen có vai trò kích thích tuyến vú phát triển, tăng cường dự trữ mỡ tại vú để tạo hình khuôn ngực. Khi kết thúc dậy thì, kích thước ngực đã lớn gần tương đương người trưởng thành. Hình dáng ngực đầy đặn, săn chắc và thay đổi ít theo chu kỳ kinh nguyệt. [1]

Dấu hiệu kết thúc tuổi dậy thì nữ và một số lưu ý bố mẹ cần biết

Kết thúc giai đoạn dậy thì, nữ giới sẽ có bộ ngực phát triển đầy đủ

Chiều cao có sự ổn định

Từ 15 tuổi trở đi, nồng độ hormone tăng trưởng sẽ ổn định khiến tốc độ phát triển chiều cao của bé gái chậm đi. Đến khi kết thúc tuổi dậy thì, chiều cao của nữ giới đã tăng trưởng như người trưởng thành và gần như không phát triển nữa. [1]

Tìm hiểu thêm: 9 cách hạn chế ăn vặt không lo tăng cân, tốt cho sức khỏe

Dấu hiệu kết thúc tuổi dậy thì nữ và một số lưu ý bố mẹ cần biết

Nữ giới sẽ chậm phát triển chiều cao khi kết thúc dậy thì

Một vài dấu hiệu khác

Ngoài những biểu hiện về chiều cao, hình dáng ngực dễ nhận biết thì khi kết thúc dậy thì, nữ giới có thể biểu hiện một số đặc điểm sau:

  • Chu kỳ kinh nguyệt đều đặn hàng tháng trong suốt vài năm.
  • Cơ quan sinh dục phát triển toàn diện, lông mu đã mọc dày ở vùng kín.
  • Mông và hông đùi nở nang và có kích cỡ bằng người trưởng thành.
  • Nét trẻ con trên khuôn mặt dần biến mất. [3][2]

Dấu hiệu kết thúc tuổi dậy thì nữ và một số lưu ý bố mẹ cần biết

Chu kỳ kinh nguyệt sẽ đều đặn khi kết thúc dậy thì

Một số lời khuyên giúp trẻ tăng trưởng tốt sau tuổi dậy thì

Ngay sau tuổi dậy thì, bé gái vẫn còn tiếp tục phát triển về vóc dáng nhưng thường chậm hơn giai đoạn trước rất nhiều. Do đó, trẻ vẫn có thể phát triển tối đa nếu cha mẹ hỗ trợ và xây dựng cho trẻ chế độ sống lành mạnh:

  • Ngủ đủ giấc: trẻ nên có giấc ngủ ban đêm kéo dài từ 8 – 9 tiếng nhằm kích thích cơ thể sản xuất hormone. Nhờ vậy có thể cải thiện được chiều cao cho trẻ.
  • Chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng: cha mẹ nên cho trẻ ăn thực phẩm tươi hàng ngày với đa dạng các nhóm chất để trẻ phát triển toàn diện về thể chất và tinh thần.
  • Bổ sung canxi và vitamin D: trẻ trong giai đoạn trước, trong và sau giai đoạn dậy thì s có thể phát triển chiều cao tối đa nếu được cung cấp đầy đủ 2 nhóm chất này.
  • Tập luyện thể thao: bé gái tích cực tham gia chơi các môn thể chất như bơi lội, bóng chuyền, bóng rổ… có thể kiểm soát cân nặng đồng thời kích thích phát triển sụn khớp để tăng chiều cao. [4][5]

Dấu hiệu kết thúc tuổi dậy thì nữ và một số lưu ý bố mẹ cần biết

Cha mẹ nên bổ sung cho bé gái đầy đủ thực phẩm chứa canxi để cải thiện vóc dáng

Nếu con của bạn có dấu hiệu kết thúc giai đoạn dậy thì chưa rõ ràng thì đồng nghĩa với việc cơ thể trẻ vẫn đang phát triển, đừng quá lo lắng. Hãy tiếp tục chăm sóc cơ thể cũng như giúp con có một trạng thái tâm lý thoải mái để phát triển tốt nhất nhé!

  • When Do Girls Stop Growing?

    https://www.verywellfamily.com/when-do-girls-stop-growing-5101184

  • Navigating Puberty: The Tanner Stages

    https://www.healthline.com/health/parenting/stages-of-puberty

  • Your Child”s Growth

    https://kidshealth.org/en/parents/childs-growth.html

  • HOW TO GROW TALLER: 7 TIPS TO NATURALLY SUPPORT YOUR TEEN

    How to Support a Teen’s Healthy Growth and Development

  • Xem thêm Dấu hiệu kết thúc tuổi dậy thì nữ và một số lưu ý bố mẹ cần biết

    >>>>>Xem thêm: Cách trị mụn cóc ở chân (mụn cóc Plantar) an toàn, hiệu quả

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *