10 dấu hiệu ung thư cổ tử cung chị em không nên bỏ qua

Rate this post

Ung thư cổ tử cung là bệnh lý ác tính hay gặp ở phụ nữ do nhiều nguyên nhân gây nên, nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn tới các biến chứng nguy hiểm. Vậy làm thế nào để phát hiện sớm bệnh lý này? Cùng tìm hiểu các dấu hiệu nhận biết ung thư cổ tử cung qua bài viết dưới đây nhé!

Bạn đang đọc: 10 dấu hiệu ung thư cổ tử cung chị em không nên bỏ qua

Các giai đoạn của ung thư cổ tử cung

Tế bào ung thư có thể lan rộng từ nơi hình thành đến các bộ phận khác trên cơ thể chia thành các mức độ khác nhau. Theo hệ thống phân loại giai đoạn của Liên đoàn sản khoa Quốc tế (viết tắt là FIGO), ung thư cổ tử cung có thể chia thành 4 giai đoạn, cụ thể:

  • Giai đoạn I: Ung thư chỉ phát triển ở cổ tử cung và chưa lan sang các cơ quan khác.
  • Giai đoạn II: Tổn thương lan rộng ra ngoài khỏi tử cung, lan đến 2/3 trên âm đạo hoặc đến các mô xung quanh tử cung.
  • Giai đoạn III: Ung thư lan đến 1/3 dưới âm đạo hoặc đã xuất hiện ở thành chậu hoặc các hạch bạch huyết xung quanh.
  • Giai đoạn IV: Ung thư lan đến ngoài mào chậu, đến bàng quang, trực tràng hoặc di căn xa đến các cơ quan như não, phổi, gan, xương.[2]

10 dấu hiệu ung thư cổ tử cung chị em không nên bỏ qua

Một số giai đoạn của ung thư cổ tử cung

Dấu hiệu ung thư cổ tử cung giai đoạn đầu

Ở giai đoạn đầu, ung thư cổ tử cung thường không có triệu chứng và khó phát hiện. Các dấu hiệu sớm gợi ý có thể bạn mắc ung thư cổ tử cung bao gồm:

  • Chảy dịch khí hư bất thường: Có thể chảy dịch hoặc máu bất thường, khí hư ra nhiều và có mùi hôi gợi ý bạn có thể đang viêm phụ khoa cũng có khi bệnh lý ung thư ác tính.
  • Chảy máu âm đạo: Máu có thể chảy sau khi giao hợp, giữa chu kỳ kinh nguyệt hay sau khi mãn kinh
  • Đau rát âm đạo: âm đạo chảy dịch và khí hư kéo dài có thể gây viêm nhiễm gây đau rát, khó chịu cho người bệnh.
  • Rối loạn kinh nguyệt: Chu kỳ kinh nguyệt có thể nặng hơn và kéo dài hơn bình thường.[3]

10 dấu hiệu ung thư cổ tử cung chị em không nên bỏ qua

Chảy máu âm đạo là triệu chứng có thể găoj của ung thư cổ tử cung

Dấu hiệu ung thư cổ tử cung giai đoạn muộn (khi ung thư đã bắt đầu di căn)

Khi ung thư lan đến các vùng xung quanh, các triệu chứng sẽ xuất hiện rầm rộ hơn như:

  • Đau vùng bụng dưới, đau vùng chậu: Khi ung thư tiến triển và lan rộng đến các mô và cơ quan lân cận, bạn có thể cảm thấy đau vùng bụng dưới và đau vùng xương chậu.
  • Đau lưng: dữ dội kéo dài không tìm thấy nguyên nhân, do khối u đã lan rộng và phát triển.
  • Sưng đau ở chân: xuất hiện khi khối u lan rộng chèn ép thần kinh, mạch máu dẫn đến máu không đến được gây sưng tấy gây đau.
  • Tiểu khó, tiểu buốt: Khi khối u lan rộng đến vùng thận tiết niệu, người bệnh có thể đi tiểu gặp khó khăn hoặc đau đớn, đôi khi có máu trong nước tiểu.
  • Tiêu chảy đau hoặc chảy máu khi đi đại tiện có thể xuất hiện khi khối u lan đến vùng hậu môn trực tràng.
  • Mệt mỏi, gầy sút cân: Ngoài ra cần chú ý đến tình trạng mệt mỏi, sụt cân không rõ nguyên nhân cụ thể, đây có thể dấu hiệu báo hiệu cho bệnh ung thư cổ tử cung.[3]

10 dấu hiệu ung thư cổ tử cung chị em không nên bỏ qua

Đi cầu ra máu có thể gặp ở bệnh ung thư cổ tử cung

Tầm soát ung thư cổ tử cung

Ai nên tầm soát ung thư cổ tử cung

Ung thư cổ tử cung trong giai đoạn đầu thường khó phát hiện. Chính vì vậy, nếu có những yếu tố nguy cơ sau, phụ nữ nên đến các cơ sở chuyên khoa để được thăm khám:

  • Nhiễm HPV.
  • Mắc các bệnh lý lây truyền qua đường tình dục.
  • Quan hệ tình dục với nhiều người, đặc biệt là không hay sử dụng biện pháp an toàn.
  • Hút thuốc lá trong thời gian dài.
  • Thường xuyên sử dụng thuốc tránh thai.

10 dấu hiệu ung thư cổ tử cung chị em không nên bỏ qua

Phụ nữ thường hút thuốc lá nên tầm soát ung thư cổ tử cung

Xét nghiệm sàng lọc

Những đối tượng có nguy cơ nên thực hiện sàng lọc theo khuyến cáo của bác sĩ để phát hiện sớm, tránh những biến chứng nguy hiểm. Một số xét nghiệm sàng lọc hay sử dụng hiện nay:

  • Xét nghiệm PAP: là xét nghiệm phổ biến nhất, có thể phát hiện sự biến đổi bất thường của các tế bào cổ tử cung (gọi là tế bào tiền ung thư). Để thực hiện, các bác sĩ sẽ tiến hành sẽ dùng bàn chải mềm hoặc thìa nhỏ lấy mẫu tế bào ở tử cung và gửi đến phòng xét nghiệm để kiểm tra
  • Xét nghiệm HPV: giúp phát hiện các chủng HPV có nguy cơ gây ung thư tử cung. Tuy nhiên, việc nhiễm HPV không khẳng định 100% bạn đang mắc ung thư cổ tử cung mà chỉ giúp sớm tìm các dấu hiệu bất thường, thực hiện theo dõi, phòng ngừa và điều trị sớm.

Tìm hiểu thêm: Miễn dịch cộng đồng sau tiêm vắc-xin kéo dài bao lâu?

10 dấu hiệu ung thư cổ tử cung chị em không nên bỏ qua

Xét nghiệm PAP là xét nghiệm thường dùng để sàng lọc ung thư cổ tử cung

Chẩn đoán xác định

Để chẩn đoán chính xác, người bệnh có mắc ung thư cổ tử cung hay không, bác sĩ sẽ sử dụng một vài xét nghiệm cận lâm sàng như:

  • Soi cổ tử cung: sử dụng mỏ vịt và đèn gù trong sản khoa để quan sát kỹ vùng cổ tử cung, đánh giá xem khối u đã ăn sâu đến phần nào của cổ tử cung cũng như những cơ quan lân cận.
  • Sinh thiết: khi soi cổ tử cung có thể sử dụng kẹp bấm hay dụng cụ nhỏ hình thìa nạo, cắt bằng vòng điện (LEEP) hay sinh thiết hình nón để lấy mô cổ tử cung. Các mô nãy sẽ được mang đi xét nghiệm để đánh giá có tế bào ung thư hay không.

10 dấu hiệu ung thư cổ tử cung chị em không nên bỏ qua

Soi cổ tử cung có thể phát hiện ra khối u vùng này

Chẩn đoán giai đoạn

Khi đã xác định chính xác người bệnh có mắc ung thư cổ tử cung, các bác sĩ còn cần chẩn đoán giai đoạn của bệnh để đưa ra các phác đồ phù hợp. Các xét nghiệm thường được sử dụng để xác định giai đoạn bao gồm:

  • Chẩn đoán hình ảnh: Một số biện pháp chẩn đoán hình ảnh có thể sử dụng để khảo sát các cơ quan khác như tiến hành siêu âm để phát hiện bất thường các tạng trong ổ bụng. Chụp X-quang hay CT ngực xem liệu ung thư đã lan đến phổi chưa. Chụp MRI vùng tiểu khung giúp khảo sát ung thư đã lan đến vùng bàng quang trực tràng chưa.
  • Xét nghiệm máu: gợi ý tổn thương các cơ quan khác, có giá trị theo dõi và điều trị.
  • Nội soi các cơ quan lân cận: tiến hành nội soi một số cơ quan khác khi thấy bất thường trên chẩn đoán hình ảnh như nội soi bàng quang, nội soi đại tràng để tìm các tế bào ung thư từ đây có thể phân loại và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. [4]

10 dấu hiệu ung thư cổ tử cung chị em không nên bỏ qua

Nội soi hậu môn – trực tràng có thể giúp chẩn đoán sự di căn của khối u

Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn các dấu hiệu để nhận biết sớm ung thư cổ tử cung. Đây là bệnh lý nguy hiểm cần phải phát hiện và điều trị sớm nhằm tránh các biến chứng nguy hiểm đến tính mạng. Nếu thấy bài viết hay và hữu ích, hãy chia sẻ cho người thân và bạn bè nhé!

  • Cervical Cancer

    https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/12216-cervical-cancer

  • Cervical Cancer Diagnosis

    https://www.cancer.gov/types/cervical/diagnosis

  • Xem thêm 10 dấu hiệu ung thư cổ tử cung chị em không nên bỏ qua

    >>>>>Xem thêm: Thương hiệu Otsuka của nước nào? Có tốt không? Các dòng sản phẩm nổi bật

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *