Nhiễm trùng máu là một loại bệnh nhiễm trùng vô cùng nguy hiểm và có thể dẫn đến tử vong. Chính vì thế, hãy cùng tìm hiểu về 7 dấu hiệu nhiễm trùng máu mà bạn không thể chủ quan nhé!
Bạn đang đọc: 7 dấu hiệu nhiễm trùng máu bạn không thể chủ quan
Contents
Sốt và ớn lạnh
Nhiễm trùng huyết khiến cơ thể phải chịu những cơn sốt cao kèm theo ớn lạnh. Tình trạng này có thể kéo dài và dẫn tới nhiều biến chứng xảy ra như tai biến, sốc toàn thân, suy đa tạng,…
Người bệnh phải cẩn thận khi có các triệu chứng này vì nó rất dễ gây nhầm lẫn với các bệnh nhiễm trùng khác. [1]
Triệu chứng sốt và ớn lạnh khi nhiễm trùng huyết
Thay đổi tri giác
Não đặc biệt dễ bị ảnh hưởng của nhiễm trùng huyết với các biểu hiện lâm sàng từ lú lẫn nhẹ đến trạng thái hôn mê sâu. Thay đổi tri giác được biểu hiện bằng sự nhận thức sai về thời gian, không gian, sự vật,… Các triệu chứng thường gặp như:
- Nói lắp.
- Lời nói bất thường hoặc không mạch lạc.
- Nhận thức sai về địa điểm hoặc thời gian.
- Quên việc cần làm.
- Thay đổi cảm xúc đột ngột, chẳng hạn như kích động đột ngột.
- Ảo tưởng hoặc tin vào mọi thứ ngay cả khi chúng sai.
- Kích động, cảm giác hung hăng hoặc bồn chồn.
- Ảo giác, hoặc nhìn thấy hoặc nghe thấy những thứ không có ở đó. [2]
Triệu chứng thay đổi tri giác khi nhiễm trùng huyết
Khó thở
Nhiễm trùng huyết có thể được tìm thấy ở hệ hô hấp, đặc biệt là ở phổi. Bệnh nhân có thể cảm thấy rất khó thở khi nhiễm trùng huyết. Người bệnh có thể cảm thấy bị hụt hơi, khó hít vào hoặc thở ra, hoặc cảm giác như thể họ không có đủ oxy.
Lượng oxy được cơ thể hít vào sẽ giảm đi đáng kể và người bệnh sẽ thở nhanh hơn, từ đó dẫn đến khó thở. [2]
Triệu chứng khó thở khi nhiễm trùng huyết
Tăng nhịp tim
Tăng nhịp tim là một dấu hiệu để nhận biết nhiễm trùng huyết. Lúc này, nhịp tim có thể lên đến trên 100 lần/phút. Điều này là do khi bị nhiễm khuẩn huyết, tim sẽ cố gắng bơm máu đi để chống lại tình trạng nhiễm trùng. [3]
Tăng nhịp tim khi cơ thể nhiễm trùng huyết
Tụt huyết áp
Tụt huyết áp được xem là dấu hiệu cảnh báo nhiễm trùng huyết chuyển sang sốc nhiễm trùng. Chính vì vậy, người bệnh mắc nhiễm trùng máu cần quan tâm đặc biệt đến triệu chứng này.
Nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra các phản ứng toàn thân trong cơ thể khiến hệ thống miễn dịch giải phóng các cytokine để chống lại nhiễm trùng. Các cytokine sẽ làm giãn mạch máu tại vị trí nhiễm trùng để cho phép nhiều máu đi qua khu vực đó, mang theo các tế bào và chất trung gian cần thiết để chống lại vi khuẩn.
Tuy nhiên, trong nhiễm trùng huyết, phản ứng liên quan đến toàn bộ cơ thể với tình trạng viêm chủ yếu xảy ra ở toàn thân, điều này làm tất cả các mạch máu giãn ra khiến huyết áp giảm xuống. [1]
Tìm hiểu thêm: Quế: 12 Tác dụng, cách dùng, tác dụng phụ khi sử dụng
Triệu chứng tụt huyết áp khi nhiễm trùng huyết
Đau nhức ở một số bộ phận hoặc toàn cơ thể
Tình trạng viêm có thể gây đau nhức tại vị trí nhiễm trùng huyết hoặc lan ra toàn cơ thể. Khi đau nhức, cơ thể còn xuất hiện thêm triệu chứng sốt, nóng.
Bệnh nhân nhiễm trùng huyết sẽ có cảm giác đau nhức ở một vài bộ phận hay toàn bộ cơ thể. Những triệu chứng đau của nhiễm trùng huyết như: đau đầu, đau bụng, đau thắt ngực, đau chân… Do đó tình trạng này cũng dễ gây ra nhầm lẫn với các bệnh lý khác. [1]
Đau nhức ở một số bộ phận hoặc toàn cơ thể khi nhiễm trùng huyết
Đổ mồ hôi
Một dấu hiệu khác cần lưu ý khi nghi ngờ mắc nhiễm trùng huyết là người bệnh bị đổ mồ hôi nhiều, thậm chí ngay khi không phải vận động quá nhiều. Đổ mồ hôi thường hay kèm theo các trường hợp mệt mỏi và tím tái.
Khi người bệnh xuất hiện triệu chứng này, người nhà có thể dùng khăn lau để thấm mồ hôi và chườm lạnh để giảm thân nhiệt. [3]
Cơ thể bị đổ mồ hôi khi mắc nhiễm trùng huyết
Khi nào gặp bác sĩ?
Các dấu hiệu cần gặp bác sĩ
Bất kỳ tình trạng nhiễm trùng nào cũng có thể dẫn đến nhiễm trùng huyết. Bệnh nhân cần đến cơ sở y tế gần nhất nếu có các triệu chứng nhiễm trùng huyết hoặc vết thương không thuyên giảm. [4]
>>>>>Xem thêm: 8 cách sử dụng nấm linh chi đơn giản, tốt cho sức khoẻ
Các dấu hiệu nhiễm trùng huyết cần gặp bác sĩ
Chẩn đoán
Bác sĩ có thể sử dụng nhiều công cụ để chẩn đoán:
- Tiền sử bệnh, bao gồm hỏi về các triệu chứng.
- Khám lâm sàng, bao gồm kiểm tra các dấu hiệu sinh tồn (nhiệt độ, huyết áp, nhịp tim và nhịp thở).
- Các xét nghiệm kiểm tra các dấu hiệu nhiễm trùng hoặc tổn thương nội tạng.
- Các xét nghiệm hình ảnh như chụp X-quang hoặc chụp CT để tìm vị trí nhiễm trùng. [4]
Các bệnh viện đa khoa uy tín
Người bệnh có thể đến khám tại các bệnh viện chuyên khoa Nội trong khu vực mình sinh sống. Một số bệnh viện uy tín mọi người tham khảo:
- TP Hồ Chí Minh: Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Y Dược TPHCM, Bệnh viện Nhân dân 115,…
- Hà Nội: Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Đại Học Y Hà Nội, Bệnh viện Đa khoa Đống Đa,…
Nhiễm trùng huyết rất nguy hiểm với tỷ lệ tử vong cao. Chính vì vậy nếu bạn thấy xuất hiện các triệu chứng trên cần đến cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán và chữa trị. Nếu bạn thấy bài viết hay hãy chia sẻ cho nhiều người biết hơn nhé!