CoQ10 giúp tạo ra năng lượng chống lại các gốc tự do trong tế bào, cần phải bổ sung để duy trì dưỡng chất bảo vệ cơ thể khoẻ mạnh. Nhưng không phải ai cũng có thể bổ sung CoQ10, cùng tìm hiểu những đối tượng nên và không nên sử dụng qua bài viết sau.
Bạn đang đọc: Những đối tượng nào nên và không nên sử dụng Coenzym Q10
CoQ10 đóng một vai trò rất quan trọng trong cơ thể nhưng hầu hết những người khoẻ mạnh đều có đủ CoQ10 một cách tự nhiên, việc bổ sung thêm CoQ10 vẫn có lợi hơn vì dưỡng chất này sẽ giảm dần theo tuổi tác, tuy nhiên cũng sẽ có một số trường hợp không chắc rằng bổ sung CoQ10 là tốt. Tìm hiểu sau đây nhé.
Những đối tượng cần bổ sung CoQ10
Bổ sung CoQ10 cần được thực hiện ở người đang thiếu CoQ10, những người lớn tuổi, người suy giảm miễn dịch không thể tự tổng hợp được CoQ10.
Người mắc bệnh tim mạch: giúp cải thiện các triệu chứng suy tim sung huyết, giảm huyết áp, một số nghiên cứu khác cũng cho thấy CoQ10 hỗ trợ phục hồi ở những người đã phẫu thuật bắc cầu van tim.
Người bệnh tiểu đường: Giúp điều hoà lượng đường trong máu, cải thiện nồng độ isulin, ngoài ra còn giúp kích thích phân huỷ chất béo và giảm tích tụ mỡ dẫn đến béo phì ở người bị tiểu đường.
Ngăn ngừa ung thư: bảo vệ DNA của tế bào và sự tồn tại của tế bào giúp ngăn ngừa và tái phát ung thư.
Người mắc bệnh Parkinson, đau nửa đầu: bảo vệ các tế bào não khỏi tác hại của quá trình oxy hoá và giảm tác động của các hợp chất có hại dẫn đến các bệnh như Alzheimer, Parkinson, ngoài ra còn hỗ trợ tăng chức năng của ty thể và làm giảm viêm giúp ngăn ngừa và điều trị đau nửa đầu.
Người cần cải thiện khả năng sinh sản: giúp cải thiện chất lượng tinh trùng ở nam và tăng số lượng cũng như chất lượng trứng ở nữ.
Người vận động và tập luyện thể thao: giúp giảm tổn thương bởi stress oxy hoá và rối loạn chức năng ty thể, giảm mệt mỏi cũng như tăng sức mạnh cơ bắp.
Những đối tượng không nên bổ sung CoQ10
Tìm hiểu thêm: Có nên cắt amidan không? Khi nào nên cắt amidan?
Bổ sung CoQ10 mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khoẻ và cũng được coi là an toàn, ít tác dụng phụ. Tuy nhiên vẫn có một số trường hợp được khuyến cáo là cần thận trọng khi bổ sung CoQ10.
Phụ nữ có thai hoặc cho con bú: Do thiếu bằng chứng về tính an toàn của nó nên CoQ10 không được khuyến cáo sử dụng ở nhóm đối tượng này.
Người đang sử dụng thuốc chống đông máu: CoQ10 có thể làm cho các loại thuốc làm loãng máu kém hiệu quả hơn (chẳng hạn như warfarin), điều này có thể làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông.
Người dùng thuốc điều trị tăng huyết áp: CoQ10 có thể làm tăng tác dụng của thuốc dùng để hạ huyết áp, cần thận trọng.
Người đang điều trị hoá trị: Cần thận trọng khi sử dụng CoQ10 cho bệnh nhân đang trong quá trình hoá trị với nhóm thuốc alkyl hoá ( busulfan, cyclophosphamide…) vì CoQ10 có thể làm giảm hiệu quả điều trị của nhóm thuốc này.
Việc sử dụng CoQ10 là cần thiết, đặc biệt trong trường hợp cơ thể có dấu hiệu lão hoá hay suy cảm các chức năng nhưng cũng phải cần thận trọng vì không phải ai cũng có thể sử dụng được dưỡng chất này. Vậy nên nếu bạn muốn bổ sung CoQ10 bằng viên uống hãy tham khảo thêm ý kiến bác sĩ để chắc rằng việc bạn sử dụng CoQ10 là an toàn với sức khoẻ của bạn hay không nhé.
Hy vọng qua bài viết này có thể cung cấp cho bạn nguồn tin hữu ích và việc sử dụng CoQ10 có phù hợp với bản thân mình hay không để lựa chọn bổ sung dưỡng chất vàng này một cách đúng đắn và hiệu quả nhất.
Nguồn: Web MD, healthline, Mayoclinic
Có thể bạn quan tâm
>>>> Coenzym Q10 là gì? những lợi ích tuyệt vời mà Coenzym Q10 mang lại
>>>> Các loại viên uống chứa Coenzym Q10 tốt nhất trên thị trường hiện nay
>>>> Các loại thực phẩm chứa nhiều Coenzym Q10
>>>>>Xem thêm: Thương hiệu J. Uriach and CIA,. S.A của nước nào? Có tốt không? Các dòng sản phẩm nổi bật