Cây duối có lẽ không còn xa lạ ở một số vùng nông thôn Việt Nam khi được sử dụng phổ biến để làm hàng rào. Thế nhưng bạn có biết loài cây này còn có rất nhiều công dụng tuyệt vời khác đối với sức khỏe. Hãy cùng Kenshin tìm hiểu nhé!
Bạn đang đọc: 7 công dụng của cây duối đối với sức khỏe bạn không nên bỏ qua
Contents
Trợ tim
Vỏ rễ của cây duối có chứa rất nhiều loại glycosid tim. Đây là nhóm hoạt chất có tác dụng lên hệ tim mạch, góp phần tăng cường hoạt động co bóp của cơ tim, giúp trợ tim.
Cụ thể, Ethanolic – một glycosid được tìm thấy từ chiết xuất của vỏ cây duối đã được chứng minh là có công dụng tích cực lên huyết áp và cơ tim sau khi tiến hành các thí nghiệm dược lý trên tim ếch cô lập, ruột thỏ cô lập và tử cung của chuột lang.[1]
Hỗ trợ chống ung thư
Cây duối được báo cáo là có hoạt tính chống ung thư.
Độc tính tế bào đã được phát hiện lần lượt trong dịch chiết methanol và diclometan của vỏ thân cây duối. Strebloside và mansonin, hai loại glycoside tim gây độc tế bào, được phân lập có hoạt tính đáng kể trong hệ thống nuôi cấy tế bào KB. [2]
Dầu bay hơi từ lá tươi của cây duối cũng cho thấy hoạt tính chống ung thư đáng kể từ các xét nghiệm sàng lọc sơ cấp độc tính tế bào với các tế bào bạch cầu lympho ở chuột. Tuy nhiên, đặc tính chống oxy hóa của loại dầu này không cao.[3]
Kháng khuẩn
Rất nhiều nghiên cứu khác nhau đã được thực hiện để xác định khả năng kháng khuẩn của lá cây duối. Chiết xuất ethanol từ thân và lá của loài cây này đã được chứng minh là có khả năng ức chế sự phát triển của vi khuẩn Streptococcus mutans.[4]
Làm sạch răng miệng
Các nghiên cứu đã chứng minh hoạt tính kháng khuẩn của chiết xuất lá cây duối trên các vi sinh vật liên quan đến nhiễm trùng miệng và mũi họng.
Hoạt tính diệt khuẩn được tìm thấy trong dịch chiết 50% ethanol của lá cây duối có hoạt tính diệt khuẩn chọn lọc đối với Streptococcus, đặc biệt là S. mutans – loại vi khuẩn đã được chứng minh là yếu tố góp phần đáng kể gây sâu răng.[5]
Một nghiên cứu khác cũng đã được thực hiện để xác định hiệu quả kháng khuẩn của nước súc miệng có chứa chiết xuất lá duối trên S. mutans với tổng số vi khuẩn trong nước bọt sau 60 giây súc miệng.
Kết quả kết luận rằng nước súc miệng có chứa chiết xuất lá duối có thể làm giảm S. mutans nhưng không có tác dụng đáng kể nào đối với sự phát triển của các mảng bám.
Tìm hiểu thêm: Tác hại của nước mưa đối với làn da và cách chăm sóc da sau khi đi mưa
Chống dị ứng
Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng, chiết xuất lá cây duối có các hoạt động chống viêm, bao gồm hoạt tính anti lipoxygenase và giảm phù nề tai ở chuột.[6]
Kết quả cho thấy nồng độ ức chế tối đa 50% (ID50) của natri diclofenac và chiết xuất cây duối lần lượt là 0,0015 và 37,96 μg / mL.
Ngoài ra, những con chuột được sử dụng natri diclofenac đã giảm đáng kể tình trạng phù tai do xylene gây ra trong khoảng 30 phút, trong khi những con chuột nhận 250 mg/kg và 500 mg/kg chiết xuất lá cây duối giúp giảm phù nề tai đáng kể so với nhóm đối chứng 45 phút sau đó.
Tuy nhiên, vẫn cần có thêm các nghiên cứu sâu hơn để đánh giá các hoạt động viêm mãn tính cùng tiềm năng của cây cho việc phát triển các sản phẩm dược phẩm ngăn ngừa và điều trị viêm.
Chống sốt rét
Các nhà nghiên cứu đã chứng minh được đặc tính chống sốt rét của dịch chiết cây duối trong bệnh sốt rét ở chuột.
Chiết xuất vỏ thân của cây duối sau khi cho vào phúc mạc đã được chứng minh là có thể kích thích phản ứng miễn dịch của vật chủ chống lại Plasmodium berghei ở chuột.[7]
Diệt côn trùng
Người ta đã chứng minh được chiết xuất từ thân cây duối có tác dụng diệt côn trùng.[8]
Nhiều nghiên cứu về chiết xuất từ vỏ thân của cây duối đã cung cấp một khởi đầu hữu ích cho việc phát triển thuốc trừ sâu sinh học về sau này.[9]
Tác dụng theo đông y
Theo Đông y, cây duối có vị chát, đắng, tính mát, quy vào kinh can. Với các công dụng là sát trùng, thông huyết, thanh nhiệt, sát khuẩn, cầm máu và giải độc, cây duối thường được dùng trong điều trị các tình trạng như tiêu chảy, đau bụng, đau nhức xương khớp do phong thấp, sâu răng,…
Một số bài thuốc từ cây duối:
Bài thuốc điều trị mụn nhọt sưng đau, không có mủ:
Sử dụng một ít nhựa chuối, tẩm nhựa vào giấy rồi dán lên mụn trong khoảng 3 giờ, mỗi ngày thực hiện 2 – 3 lần cho đến khi đạt hiệu quả.
Bài thuốc chữa bí tiểu do nóng trong người:
Dùng rễ và 20g cành duối, rửa sạch, thái nhỏ và sắc với 500ml nước. Sắc cho đến khi còn lại 250ml và chia thành 3 lần uống.
Thực hiện đều đặn từ 2 – 3 đợt, mỗi đợt kéo dài khoảng 10 ngày.
Bài thuốc trị sâu răng:
Dùng 20g vỏ cây duối, thái mỏng và sắc lấy nước đặc, ngậm sau đó nhổ ra.
Bài thuốc lợi sữa, kiết lỵ, băng huyết:
Dùng 50g lá duối tươi hoặc 20g lá duối khô, đem sắc uống hằng ngày, mỗi ngày 2 – 3 lần, dùng 1 tháng.
>>>>>Xem thêm: Nguyên nhân viêm mào tinh hoàn có thể bạn chưa biết
Mong rằng bài viết trên sẽ cung cấp cho bạn thêm nhiều thông tin hữu ích về cây duối và những công dụng vô cùng bổ ích đối với sức khỏe. Hãy chia sẻ rộng rãi đến mọi người xung quanh nhé!
Nguồn: Pubmed, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương