Tam cá nguyệt đầu tiên là thời điểm quan trọng đối với sự phát triển của bé. Một số loại thuốc, thực phẩm cũng như thói quen sinh hoạt có thể gây hại cho bạn và có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của thai nhi. Hãy cùng tìm hiểu về những điều kiêng kỵ trong 3 tháng đầu mang thai nhé!
Bạn đang đọc: Những điều kiêng kỵ trong 3 tháng đầu mang thai
3 tháng đầu là thời gian phát triển các bộ phận của trẻ
Contents
- 1 Không ngồi vươn cao và ngồi xổm
- 2 Không hút thuốc, uống rượu, chất kích thích
- 3 Tránh cạo gió khi bị trúng gió
- 4 Tránh làm việc quá sức và tập thể dục quá sức
- 5 Hạn chế sử dụng mỹ phẩm
- 6 Không sử dụng thuốc chưa có chỉ định của Bác sĩ
- 7 Hạn chế mang giày cao gót khi mang thai
- 8 Tránh tắm hơi và bồn tắm nước nóng
- 9 Đừng ăn nhiều quá
- 10 Các loại thực phẩm bầu 3 tháng đầu cần tránh
- 10.1 Các loại thực phẩm dễ gây co thắt tử cung
- 10.2 Không dùng thức ăn chưa chế biến
- 10.3 Không uống quá nhiều caffeine
- 10.4 Không ăn hải sản chứa thủy ngân
- 10.5 Không uống sữa chưa tiệt trùng và các sản phẩm từ sữa
- 10.6 Tránh ăn rau mầm sống
- 10.7 Tránh ăn rau hoặc trái cây chưa rửa kỹ
- 10.8 Không uống vitamin A
Không ngồi vươn cao và ngồi xổm
Các chuyên gia khuyến cáo rằng phụ nữ mang thai 3 tháng đầu không nên ngồi xổm. Bởi vì ngồi xổm sẽ gây hại cho tử cung, cột sống, bụng dưới, bàng quang,… Đồng thời, ngồi xổm khiến cho cơ thể bị mất cân bằng dễ làm cho mẹ bầu bị ngã và có nguy cơ bị sảy thai.
Tư thế ngồi xổm gây ra nhiều tác hại cho bà bầu và thai nhi:
- Tăng áp lực đè lên tử cung, bàng quang: Khi ngồi xổm, phần sức nặng của toàn bộ cơ thể sẽ đè lên phần bụng dưới, gây áp lực cho tử cung và bàng quang và gây đau bụng cho mẹ bầu. Nếu tình trạng này xảy ra thường xuyên sẽ ảnh hưởng xấu tới sự phát triển của thai nhi và sức khỏe của người mẹ.
- Gây phù nề, giãn tĩnh mạch: Khi ngồi xổm chân sẽ co lại khiến cho các mạch máu bị tắc nghẽn, khó lưu thông. Điều này khiến cho mẹ bầu bị tê chân, phù nề hoặc giãn tĩnh mạch.
- Gây đau xương khớp ở chân: Ngồi xổm làm tăng áp lực cho xương bánh chè ở đầu gối và dây thần kinh đùi. Vì vậy, mẹ bầu ngồi xổm nhiều dễ bị đau chân, đặc biệt là đầu gối.
- Gây tổn thương cột sống: Trong 3 tháng đầu thai kỳ, bào thai dần lớn lên kéo theo cân nặng tăng lên, làm cho cột sống bà bầu dễ tổn thương hơn.
Mẹ bầu nên ngồi trên ghế thay vì ngồi xổm do cơ thể dễ mất cân bằng
Không hút thuốc, uống rượu, chất kích thích
Theo CDC (Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh), hút thuốc khi mang thai đi kèm với rất nhiều rủi ro đối với sức khỏe người mẹ và sự phát triển của bé. [1]
Trẻ em sinh ra từ những người mẹ hút thuốc trong thời kỳ mang thai thường có nguy cơ cao bị dị tật bẩm sinh, sinh non, nhẹ cân và thậm chí có thể tử vong khi đang còn trong bào thai.
Đối với thuốc lá điện tử, CDC nói rằng mặc dù sử dụng thuốc lá điện tử thường ít gây hại hơn khói thuốc lá, nhưng thuốc lá điện tử có chứa nicotin không an toàn đối với bào thai.
Nicotin gây nguy hiểm đến sức khỏe của người mẹ và trẻ sơ sinh đang phát triển. Nó có thể làm làm rối loạn chức năng não và phổi đang phát triển của em bé.
Uống rượu khi mang thai có thể gây ra vấn đề cho em bé đang phát triển ở bất kỳ giai đoạn nào của bào thai. Uống rượu sẽ gây ra các vấn đề có hại cho hệ thần kinh trung ương cũng như các đặc điểm và sự phát triển bất thường trên khuôn mặt của trẻ.
Hậu quả của việc uống rượu khi mang thai có thể dẫn đến sảy thai, thai chết lưu và rối loạn phổ rượu ở thai nhi (FASD). [2]
Trẻ em bị FASD có thể có các dấu hiệu sau:
- Cấu tạo khuôn mặt bất thường.
- Khả năng phối hợp và trí nhớ kém.
- Chậm nói, trí tuệ kém phát triển.
- IQ thấp.
- Kỹ năng suy luận và phán đoán kém.
- Các vấn đề về thị giác và thính giác
- Các vấn đề về tim, thận hoặc xương.
Trong thời gian thai kỳ, đặc biệt 3 tháng đầu, mẹ bầu không nên hút thuốc, uống rượu
Tránh cạo gió khi bị trúng gió
Cạo gió theo đông y là làm nóng cơ thể, kích thích huyệt đạo, giúp giải cảm. Tuy nhiên, tuyệt đối không cạo gió cho phụ nữ mang thai vì những động tác này sẽ làm vỡ các mạch máu, gây xuất huyết dưới da và ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
Thay vì cạo gió, các bà bầu có thể xoa dầu và massage nhẹ nhàng hoặc dùng cao dán (salonpas) để có tác dụng điều trị tại chỗ. Ngoài ra, trong thời gian 3 tháng đầu mang thai, bạn cũng cần tránh quan hệ tình dục thường xuyên, mạnh bạo.
Trong trường hợp mẹ bầu bị cảm nặng thì nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời, tránh những hậu quả không mong muốn xảy ra.
3 tháng đầu thai kỳ cần tránh cạo gió khi bị trúng gió
Tránh làm việc quá sức và tập thể dục quá sức
Vận động và giữ dáng khi đang mang thai là điều rất tốt, nhưng hãy hỏi ý kiến của bác sĩ trước để đảm bảo rằng không có vấn đề gì đối với sức khỏe của mẹ và bé trong quá trình mang thai.
Tập thể dục thường xuyên giúp mẹ bầu:
- Duy trì cân nặng ở mức bình thường.
- Thư giãn, khỏe mạnh và cân đối hơn.
- Giảm bớt những khó chịu như đau lưng, mệt mỏi,…
Tuy nhiên, mẹ bầu không nên làm việc quá sức và tập thể dục quá sức. Tập luyện với cường độ cao sẽ khiến mẹ dễ ngã, mất sức, tăng nguy cơ động thai.
Do đó, mẹ bầu cần tham khảo ý kiến từ các bác sĩ, lựa chọn các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, yoga, bơi lội,… phù hợp với điều kiện sức khỏe của bản thân.
Tránh làm việc quá sức và tập thể dục quá sức trong kỳ tam cá nguyệt đầu tiên
Hạn chế sử dụng mỹ phẩm
Trong quá trình mang thai, mẹ bầu cần lưu ý khi chọn mua mỹ phẩm làm đẹp, cần tránh xa các sản phẩm có chứa các thành phần như: retinol, avobenzone, oxybenzone, homosalate, aluminum chloride hexahydrate,…
Đây chính là những tác nhân gây rối loạn nội tiết tố, ảnh hưởng đến hệ thần kinh, có thể gây dị tật, gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Các chuyên gia khuyến các mẹ bầu nên chọn các sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên như son dưỡng, mặt nạ,…
Mẹ bầu cần hạn chế sử dụng mỹ phẩm trong thời gian 3 tháng đầu mang thai
Không sử dụng thuốc chưa có chỉ định của Bác sĩ
Phụ nữ đang trong quá trình mang thai phải thật thận trọng với việc sử dụng thuốc, nếu sử dụng sai có thể gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé.
Không phải loại thuốc nào mẹ bầu cũng có thể sử dụng như những người bình thường, các hoạt chất có trong thuốc có thể đi qua hàng rào nhau thai và gây ra những tác dụng phụ không mong muốn cho thai nhi.
Ngay cả các loại thuốc thông thường hoặc các loại thuốc bổ có thành phần tự nhiên cũng chưa chắc đã an toàn cho mẹ bầu. Do đó, khi sử dụng bất cứ loại thuốc nào mẹ bầu cũng tuyệt đối không nên tự ý sử dụng mà cần hỏi ý kiến của bác sĩ chuyên khoa trước.
Không sử dụng thuốc chưa có chỉ định của Bác sĩ do có thể gây nguy hiểm cho thai nhi
Hạn chế mang giày cao gót khi mang thai
Khi mang thai, trọng lượng lẫn trọng tâm cơ thể mẹ bầu đều thay đổi. Vì thế, mang giày cao gót rất dễ gây ngã và nguy hiểm cho thai nhi, thậm chí có thể dẫn đến tình trạng dọa sảy thai hoặc sảy thai.
Vì vậy, mẹ bầu nên mang các loại dép thấp, thoải mái và có độ bám tốt để hạn chế rủi ro, đảm bảo an toàn cho mẹ và bé.
Các tác hại khi mẹ bầu mang giày cao gót:
- Co rút bắp chân: Mang giày cao gót khiến cơ bắp luôn trong trạng thái căng cứng, làm mẹ bầu dễ bị chuột rút hơn.
- Đau lưng: Khi mang giày cao gót, xương chậu có xu hướng bị đẩy về trước, thắt lưng cong nhiều hơn vì thế sẽ gây áp lực lên vùng chậu và khớp sau, khiến mẹ bầu bị đau nhức nhiều hơn.
- Mất cân bằng: Cân nặng tăng và hormone thay đổi là nguyên nhân chủ yếu khiến lực chân mẹ bầu yếu đi. Mang giày cao gót sẽ khiến chân chịu thêm sức nặng, dễ gây mất thăng bằng và dễ té ngã.
- Gây đau đớn và khó chịu: Khi mang thai sẽ gây nên phù nề và sưng chân. Mang giày cao gót sẽ trở nên chật chội tạo cảm giác không thoải mái cho mẹ bầu.
Mang giày cao gót dễ gây ngã và dẫn tới sảy thai
Tránh tắm hơi và bồn tắm nước nóng
Trong 3 tháng đầu thai nhi mẹ bầu rất nhạy cảm với nhiệt độ. Do đó, mẹ bầu nên tránh sử dụng phòng xông hơi khô và bồn tắm nước nóng. Bởi vì tắm nước quá nóng hoặc nhiệt độ cao sẽ làm mẹ bầu tăng thân nhiệt, ảnh hưởng đến thai nhi. Trong đó, não và tủy sống sẽ chịu sự ảnh hưởng nhiều nhất.
Ngoài ra, nước nóng có nguy cơ làm giảm huyết áp của thai phụ do giãn các mạch máu, có thể gây chóng mặt, buồn nôn, ngất xỉu,… Bên cạnh đó, tắm bồn có khả năng gây viêm nhiễm âm đạo nếu bồn không được vệ sinh cẩn thận.
3 tháng đầu thai kỳ cần tránh tắm hơi và bồn tắm nước nóng
Đừng ăn nhiều quá
Khi mang thai, mẹ bầu cảm giác rất thèm ăn, điều này khiến cho mẹ bầu tăng cân một cách không kiểm soát. Khi điều đó xảy ra, em bé có nguy cơ béo phì cao hơn sau khi được sinh ra.
Do vậy, mẹ bầu chỉ nên ăn lượng vừa phải và đáp ứng đủ nhu cầu của cơ thể, tránh ăn quá nhiều gây tăng cân quá nhanh và có nguy cơ mắc một số bệnh.
Tìm hiểu thêm: Các thực phẩm giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể
Ăn quá nhiều trong thai kỳ khiến trẻ sinh ra có nguy cơ béo phì
Các loại thực phẩm bầu 3 tháng đầu cần tránh
Các loại thực phẩm dễ gây co thắt tử cung
Ba tháng đầu thai kỳ là thời gian thai nhi đang thành hình, chưa được ổn định. Ngoài ra, thời gian này mẹ bầu cũng cơ nguy cơ sảy thai cao nhất. Do đó, bạn cần tránh các loại thức ăn gây co thắt tử cung như: dứa, rau ngót, đu đủ xanh,…
Không ăn đu đủ xanh trong 3 tháng đầu thai kỳ do gây co thắt tử cung
Không dùng thức ăn chưa chế biến
Thực phẩm tươi sống có thể chứa vi khuẩn có hại gây nhiễm trùng và ngộ độc thực phẩm. Trong 3 tháng đầu mang thai, nếu mẹ bầu ăn hải sản và thịt chưa nấu chín có thể làm tăng nguy cơ nhiễm các loại vi khuẩn gây ngộ độc như toxoplasmosis, salmonella hoặc listeria,… gây ảnh hưởng tới cả em bé và mẹ.
Các thực phẩm dành cho mẹ bầu cần được nấu chín hẳn, không nấu tái hoặc ăn sống. Điều này sẽ giúp tiêu diệt vi khuẩn gây ngộ độc.
Để đảm bảo an toàn thực phẩm, mẹ bầu cần hạn chế ăn những loại thực phẩm chế biến không dùng nhiệt như lên men chua, hun khói vì chúng có thể chứa những độc tố tiềm ẩn. Chẳng hạn:
- Hải sản hun khói.
- Hải sản đông lạnh.
- Thịt nguội tươi.
- Nem chua, thịt ủ chua.
- Động vật có vỏ chưa nấu chín.
- Sushi.
Thực phẩm tươi sống có thể chứa vi khuẩn có hại cho mẹ và bé
Không uống quá nhiều caffeine
Mẹ bầu nạp vào cơ thể lượng cafein dư thừa có thể làm tăng nguy cơ sảy thai trong 3 tháng đầu tiên mang thai. Tốt nhất là nên kiêng hẳn cà phê trong thời kỳ đầu mang thai.
Nếu không thể kiêng được hoàn toàn, bạn chỉ nên tiêu thụ lượng caffeine ít hơn 200mg. Đồng thời, nên kiểm tra nhãn của nước uống có ga, nước tăng lực, thức uống đóng chai vì chúng cũng có thể chứa cafein để tránh tiêu thụ quá nhiều.
- Một tách cà phê 240ml chứa khoảng 95mg cafein.
- Một tách trà 240ml chứa khoảng 47mg cafein.
- Một tách coca cola 240ml chứa khoảng 22 mg cafein.
Mẹ bầu chỉ nên tiêu thụ lượng caffeine ít hơn 200mg/ngày
Không ăn hải sản chứa thủy ngân
Hải sản là một nguồn protein tuyệt vời và trong nhiều loại cá có chứa axit béo omega-3 có thể thúc đẩy sự phát triển não và mắt của bé. Tuy nhiên, một số loại cá và động vật có vỏ chứa hàm lượng thủy ngân nguy hiểm tiềm tàng.
Mẹ bầu hấp thụ nhiều thủy ngân có thể gây hại cho sự phát triển hệ thần kinh của trẻ. Cá càng lớn và càng già thì khả năng chứa thủy ngân càng nhiều.
Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) khuyến khích mẹ bầu nên tránh ăn các loại cá sau: cá ngừ mắt to, cá thu to, cá cờ, cá cam nhám, cá kiếm, cá mập, cá ngói,…
Ăn nhiều hải sản chứa thủy ngân có thể gây hại cho sự phát triển hệ thần kinh của trẻ
Không uống sữa chưa tiệt trùng và các sản phẩm từ sữa
Mẹ bầu nên sử dụng sữa đã được tiệt trùng để diệt vi trùng và kéo dài thời gian sử dụng. Sữa chưa tiệt trùng và các sản phẩm từ sữa như phô mai có thể chứa vi khuẩn như listeria gây ngộ độc thực phẩm. Điều này có thể ảnh hưởng đến mẹ bầu và thai nhi, thậm chí có thể dẫn đến sảy thai hoặc thai chết lưu.
Kiểm tra nhãn sản phẩm kỹ càng để đảm bảo rằng sản phẩm bạn mua đã được tiệt trùng. Nhiều sản phẩm từ sữa ít chất béo chẳng hạn như: sữa tách béo, phô mai mozzarella, phô mai tươi,… có thể là một phần lành mạnh trong chế độ ăn uống của mẹ bầu.
Tuy nhiên, bất cứ thứ gì có chứa sữa chưa tiệt trùng đều là không nên, trừ khi chúng được dán nhãn rõ ràng là đã được tiệt trùng hoặc được làm bằng sữa tiệt trùng.
Mẹ bầu không nên uống sữa chưa tiệt trùng và các sản phẩm từ sữa
Tránh ăn rau mầm sống
Rau mầm có thể chứa vi khuẩn bên trong, rất khó rửa sạch. Mẹ bầu nên tránh ăn rau mầm sống để tránh nhiễm trùng.
Mẹ bầu nên sử dụng rau mầm đã rửa sạch sẽ và nấu kỹ để tiêu diệt hết mọi vi trùng gây bệnh.
Rau mầm sống gia tăng nguy cơ nhiễm trùng
Tránh ăn rau hoặc trái cây chưa rửa kỹ
Rau và trái cây là một phần thiết yếu trong chế độ ăn uống của bạn. Trước khi ăn, hãy đảm bảo rằng chúng phải được rửa sạch sẽ.
Rau và trái cây chưa rửa sạch có thể chứa bụi bẩn và vi khuẩn gây bệnh như toxoplasma gây hại cho cả mẹ và bé. Tuyệt đối không nên ăn salad đóng gói sẵn, salad tự chọn hoặc salad được mua sẵn ở quán vì chúng có thể bị nhiễm vi khuẩn listeria.
Để loại bỏ bất kỳ vi khuẩn có hại nào, hãy rửa kỹ tất cả các loại trái cây và rau sống. Tuyệt đối mẹ bầu không nên ăn mầm sống: cỏ ba lá, củ cải, đậu xanh,… có thể chứa vi khuẩn gây bệnh.
Rau hoặc trái cây chưa rửa kỹ có thể chứa bụi bẩn và vi khuẩn gây hại
Không uống vitamin A
Trong 3 tháng đầu, mẹ bầu tuyệt đối không bổ sung vitamin A và tránh tiêu thụ các thực phẩm giàu vitamin A.
Hàm lượng vitamin A cao có thể gây độc cho em bé và gây dị tật bẩm sinh do gan của bé vẫn chưa phát triển đầy đủ và không thể xử lý nhiều vitamin A.
>>>>>Xem thêm: Top 18 loại thuốc trị sẹo rỗ, sẹo lõm hiệu quả, được quan tâm nhất
Trong 3 tháng đầu, mẹ bầu tuyệt đối không bổ sung vitamin A
Bài viết trên đã nêu ra những điều kiêng kỵ trong 3 tháng đầu mang thai. Nếu quý đọc giả cảm thấy bài viết hay và bổ ích thì hãy chia sẻ đến cho những người thân yêu của mình nhé!