Sổ mũi không còn là triệu chứng xa lạ mỗi khi bị cảm hoặc thời tiết thay đổi bất thường. Thế nhưng không phải ai cũng biết được những cách trị nghẹt mũi đơn giản tại nhà để chấm dứt tình trạng này một cách nhanh chóng và an toàn. Cùng Kenshin tìm hiểu qua bài viết này nhé!
Bạn đang đọc: 7 cách trị sổ mũi tại nhà an toàn, nhanh chóng bạn nên biết
Contents
Uống nhiều nước
Uống nhiều nước khi bị sổ mũi sẽ giúp giảm tình trạng nghẹt mũi. Chất nhầy trong mũi có thể đặc và dính, khiến cho mũi bạn dễ bị nghẹt. Bổ sung đủ nước sẽ giúp chất nhầy loãng hơn và dễ dàng bị tống xuất ra ngoài.
Tuy nhiên, nên tránh các đồ uống làm cơ thể mất nước như cà phê và đồ uống có cồn.
Uống trà nóng
Các đồ uống nóng như trà sẽ hữu ích trong việc làm giảm nghẹt mũi và sổ mũi hơn so với đồ uống lạnh, vì nhiệt độ và hơi nước từ trà sẽ giúp mở và thông thoáng đường thở. Một số loại trà có chứa các loại thảo mộc với tác dụng làm thông mũi nhẹ, như trà hoa cúc, trà gừng, trà bạc hà hoặc trà tầm ma.
Tình trạng sổ mũi thường đi kèm với đau họng, uống trà thảo mộc nóng cũng có tác dụng làm dịu cổ họng, giúp giảm đau.
Xông hơi
Tương tự như một tách trà nóng, xông hơi mặt có thể giúp làm loãng chất nhầy và giảm sổ mũi.
Cách làm:
- Đun nước trong nồi sạch vừa đủ để tạo hơi nước – Không để sôi.
- Đưa mặt lại gần cách mặt nước một khoảng từ 15 – 30 cm. Nhắm mắt và hít thở sâu bằng mũi, 5 phút cho mỗi lần xông.
- Dùng một miếng vải hoặc khăn trùm lên đầu để tập trung hơi nước lại, giúp dễ hít thở hơn. Nếu cảm thấy quá nóng, nghỉ giải lao ít phút sau đó tiếp tục.
- Xì mũi ngay để loại bỏ chất nhầy.
- Lặp lại quá trình 2 hoặc 3 lần một ngày nếu vẫn còn triệu chứng.
Để phương pháp này đạt hiệu quả tối đa, có thể thêm vài giọt tinh dầu như tinh dầu bạc hà, tinh dầu khuynh diệp, tinh dầu tràm,.. vào nước xông. Các hoạt chất trong tinh dầu không chỉ mang lại cảm giác dễ chịu, mà còn có tác dụng kháng viêm.
Tắm nước nóng
Tắm nước nóng cũng là một biện pháp trị sổ mũi hiệu quả. Hít hơi nóng trong quá trình tắm không chỉ giúp đầu óc thư giãn, giảm mệt mỏi mà còn giúp lưu dẫn khí ở hốc xoang. Ngoài ra, tắm nước nóng còn giúp tăng độ ẩm cho niêm mạc mũi, làm loãng các chất nhầy, giúp thông mũi, giảm tình trạng chảy nước mũi.
Tìm hiểu thêm: Chăm sóc răng miệng đúng cách tại nhà
Dùng bình rửa mũi
Sử dụng bình rửa mũi là một phương pháp phổ biến hiện nay để cải thiện các vấn đề về xoang. Cách làm này giúp đẩy nước mũi và các chất gây kích ứng ra khỏi mũi, giúp mũi thông thoáng, không bị nhiễm trùng.
Dụng cụ rửa mũi cũng có nhiều loại, thường là những bình nhỏ có vòi.
Cách dùng:
- Cho nước vào bình (thường là nước muối sinh lý), nghiêng đầu và đặt đầu bình vào một bên mũi.
- Rót nước vào từ từ và để nước chảy ra ở lỗ mũi bên kia. Lặp lại tương tự với cả 2 bên.
Tuy nhiên, cần phải tuân thủ và làm đúng theo hướng dẫn của từng loại bình để tránh tình trạng tổn thương niêm mạc, gây nhiễm trùng.
Xịt mũi
Xịt mũi là phương pháp điều trị sổ mũi không kê đơn phổ biến nhất. Cũng giống như phương pháp rửa mũi, xịt mũi làm dịu triệu chứng nghẹt và giúp loại bỏ các chất nhầy.
Theo một nghiên cứu năm 2021, ở những người bị nhiễm trùng đường hô hấp trên, việc sử dụng nước muối sinh lý xịt mũi không chỉ giúp giảm các triệu chứng bao gồm sổ mũi, nghẹt mũi mà còn góp phần cải thiện chất lượng giấc ngủ.[1]
Chườm ấm
Chườm gạc hoặc khăn ấm lên trán và mũi nhiều lần mỗi ngày có thể giúp cải thiện tình trạng chảy nước mũi và làm dịu áp lực xoang. Chườm ấm có tác dụng thúc đẩy lưu thông máu trong vùng xoang của bạn. Khăn mặt hoặc miếng gạc ướt có thể giúp làm dịu chứng nghẹt mũi bằng cách bổ sung độ ẩm cho không khí mà bạn hít vào.
Cách tự làm một túi chườm ấm tại nhà:
- Ngâm khăn hoặc một miếng vải sạch vào nước nóng (không đun sôi).
- Chườm lên trán và mũi trong vòng 15 – 20 phút. Lặp lại mỗi khi cần.
>>>>>Xem thêm: Phân biệt điểm khác nhau giữa Retinol và Tretinoin
7 cách ngâm rượu đông trùng hạ thảo, công dụng và cách dùng hiệu quả