Collagen chiếm 25% protein trong cơ thể và có vai trò như loại keo kết dính các mô. Hãy cùng tìm hiểu thông tin về collagen và tác dụng của collagen đối với sức khỏe qua bài viết này nhé!
Bạn đang đọc: Collagen là gì? 10 tác dụng của collagen đối với sức khỏe bạn nên biết
Contents
Collagen là gì?
Collagen là một loại protein có nhiều nhất trong cơ thể được cấu thành từ các loại acid amin gồm glycine, proline và hydroxyproline. Collagen tạo thành ba sợi có cấu trúc xoắn đặc trưng cho việc xây dựng cấu trúc hoặc khung của tế bào da, cơ, xương, gân, sụn và dây chằng cũng như các mô liên kết khác của cơ thể.[1][2]
Tuy nhiên khi con người già đi, collagen bị phân mảnh, chức năng nguyên bào sợi để sản xuất và duy trì collagen bị suy giảm. Do đó, quá trình sản xuất collagen chậm lại và ít hơn khoảng 1% lượng collagen trong da mỗi năm sau 20 tuổi.[3]
Collagen có bản chất là chuỗi polypeptid
Phân loại collagen
Collagen là loại protein dồi dào nhất trong cơ thể, được xác định khoảng 28 loại và chia thành 5 loại chính:[4]
- Loại I: Chiếm tới 90% lượng collagen trong cơ thể, cung cấp khả năng chống lại lực, sức căng và độ giãn, mang lại sức mạnh cho da, xương, dây chằng và gân. Đây là chất chủ yếu liên quan đến lão hóa da – nếp nhăn, đường nhăn,…
- Loại II: Được tìm thấy trong sụn khớp và đĩa đệm, tạo nên sụn linh hoạt giúp hỗ trợ khớp và có tác dụng tốt trong việc giảm đau khớp.
- Loại III: Thường được tìm thấy trong các cơ quan như mạch máu, cơ bắp, nội tạng và có rất nhiều trong ruột.
- Loại IV: Loại này được tìm thấy trong các lớp da, ít phổ biến hơn các loại collagen từ 1 đến 3.
- Loại V: Loại này được tìm thấy trong giác mạc của mắt, một số lớp da, tóc và mô của nhau thai.
Collagen có mặt ở rất nhiều vị trí trong cơ thể
Vai trò của collagen đối với cơ thể
Collagen chiếm 25% protein trong cơ thể, đó là chất kết dính giữ cho xương, da, cơ, gân và dây chằng gắn kết lại với nhau. Thiếu collagen, cơ thể trở thành các phần phân tách rời rạc.
Collagen được tìm thấy trong mô liên kết, da, gân, xương, sụn nhằm cung cấp hỗ trợ cấu trúc cho các mô và đóng vai trò quan trọng trong các quá trình của tế bào như:[5]
- Sửa chữa mô.
- Đáp ứng miễn dịch.
- Thông tin tế bào.
- Di cư tế bào – một quá trình cần thiết để duy trì mô.
Các tế bào mô liên kết gọi là nguyên bào sợi tạo và duy trì collagen. Khi già đi, collagen phân mảnh, chức năng sợi giảm và sản xuất collagen chậm. Các biến đổi này, kèm theo sự mất đi một loại protein có cấu trúc quan trọng khác gọi là Elastin, gây ra dấu hiệu lão hóa như da chảy xệ và nếp nhăn.
Collagen có thể giúp hỗ trợ cấu trúc cho các mô
Các tác dụng của collagen đối với sức khỏe
Cải thiện sức khỏe làn da
Collagen là thành phần chính đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường sức khỏe, độ đàn hồi và hydrat hóa làn da. Trong quá trình lão hóa do tuổi tác, cơ thể sản xuất ít collagen hơn và các sợi collagen ở da cũng bị phân mảnh dẫn đến da mỏng, yếu đi và hình thành nếp nhăn.
Khi đó, môi trường bên ngoài có thể thúc đẩy các bệnh về da như chậm lành vết thương và phát triển ung thư da.[6]
Một báo cáo năm 2019 đã chỉ ra rằng bổ sung collagen có thể giúp làm chậm quá trình lão hóa làn da bằng cách giảm nếp nhăn, cải thiện độ đàn hồi và độ ẩm.
Từ đó cho thấy sử dụng collagen đường uống mang lại kết quả đầy hứa hẹn cho việc chữa lành vết thương, hạn chế lão hóa da, tăng độ đàn hồi, hydrat hóa và mật độ collagen của da.[7]
Một nghiên cứu trên 114 phụ nữ ở độ tuổi 45 – 65 nhận định rằng bổ sung 2,5g peptide collagen trong 8 tuần có thể giảm trung bình 20% lượng nếp nhăn ở mắt và kích thích sinh tổng hợp fibrillin trong da, thúc đẩy quá trình chữa lành vết thương.[8]
Collagen là thành phần chính đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường sức khỏe và độ đàn hồi làn da
Làm đẹp tóc, móng
Trong một nghiên cứu, phụ nữ có mái tóc mỏng đã trải qua sự cải thiện đáng kể về mật độ tóc, che phủ đầu và độ dày của tóc khi sử dụng Collagen hàng ngày.
Nghiên cứu năm 2017 đã báo cáo rằng bổ sung peptide collagen có thể thúc đẩy 12% tốc độ tăng trưởng móng và giảm 42% tần suất gãy móng. Đồng thời, sau 4 tuần điều trị còn có khả năng làm tăng độ chắc khỏe của móng tay bằng cách cải thiện về tình trạng móng giòn.[9]
Móng tay và tóc chắc khỏe hơn khi được bổ sung đầy đủ collagen
Hỗ trợ tiêu hóa
Collagen đóng một vai trò không thể thiếu trong việc xây dựng và củng cố niêm mạc đường tiêu hóa nhờ các axit amin, đặc biệt là glycine và glutamine cải thiện rối loạn chức năng hàng rào biểu mô ruột.[10]
Một nghiên cứu khác năm 2022 cũng cho thấy việc bổ sung collagen peptide 20g hàng ngày có thể làm giảm đầy hơi và cải thiện các triệu chứng tiêu hóa sau 6 tuần.[11]
Hơn nữa, các loại collagen có thể ảnh hưởng đến thành phần của hệ vi sinh vật đường ruột, thúc đẩy môi trường cân bằng cần thiết cho quá trình tiêu hóa. Từ đó tăng cường khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng và miễn dịch, nâng cao sức khỏe tiêu hóa.
Axit amin có trong collagen thúc đẩy hệ tiêu hóa khỏe mạnh
Cải thiện sức khỏe não nộ
Mặc dù chưa có nghiên cứu nào kiểm tra vai trò của việc bổ sung collagen đối với sức khỏe não bộ, tuy nhiên một số người khi sử dụng cho rằng collagen có thể hỗ trợ cải thiện tâm trạng và giảm các triệu chứng lo âu.[12]
Collagen không thể thiếu trong sự tăng trưởng và sức khỏe não bộ
Tốt cho mắt
Collagen loại V là dạng kết tinh tồn tại nhiều trong giác mạc và thủy tinh thể. Tuổi càng cao, lượng collagen giảm làm cho giác mạc hoạt động ngày càng kém, ảnh hưởng quan trọng đến thủy lực và làm cho thủy tinh thể mờ đi do chất amino bị lão hóa – nguyên nhân gây nên bệnh đục thủy tinh thể.
Do vậy, bạn cần phải bổ sung collagen vào cơ thể đều đặn mỗi ngày để bảo vệ sức khỏe mắt.
Bổ sung collagen vào cơ thể đều đặn mỗi ngày giúp bảo vệ mắt khỏe
Giảm đau nhức xương khớp
Collagen được biết có khả năng duy trì tính toàn vẹn của sụn, mô và bảo vệ khớp. Khi tuổi tác ngày càng cao, mức độ tổng hợp collagen loại II giảm và tăng cường các phản ứng oxy hóa góp phần phát triển viêm khớp.[13]
Một nghiên cứu cho thấy bổ sung collagen có thể hiệu quả trong việc giảm các triệu chứng viêm, cải thiện độ cứng khớp và giảm đau nhức xương khớp. Từ đó, việc sử dụng collagen ngày càng tăng do kết quả khả quan trong điều trị viêm khớp.[14]
Nghiên cứu năm 2018 cũng báo cáo rằng uống thuốc bổ sung có chứa collagen trong 90 ngày giúp giảm đau khớp 43% và cải thiện khả năng vận động của khớp thêm 39%.[15]
Bổ sung collagen giúp giảm các triệu chứng đau nhức và cải thiện độ cứng khớp
Ngăn ngừa loãng xương
Nghiên cứu năm 2016 lưu ý rằng bổ sung collagen có thể giúp tăng sinh và phát triển tế bào sụn, ức chế quá trình phân hủy xương dẫn đến loãng xương, duy trì thành phần và sức mạnh của xương.[16]
Trong nghiên cứu khác năm 2018 nhận thấy thấy bổ sung 5g peptide collagen làm tăng mật độ khoáng xương ở cột sống thắt lưng và cổ xương đùi, giảm thiểu tình trạng xương yếu và nguy cơ loãng xương ở phụ nữ sau mãn kinh.[17]
Một nghiên cứu khác trên 66 phụ nữ sau mãn kinh, sau khi uống 5 gram collagen mỗi ngày trong 12 tháng, cho thấy sự gia tăng đáng kể lên đến 7% trong mật độ khoáng xương (BMD) – một thước đo quan trọng về sức khỏe của xương.[18]
Bổ sung collagen làm tăng mật độ khoáng xương và giảm thiểu nguy cơ loãng xương
Tăng khối lượng cơ bắp
Một nghiên cứu năm 2015 kéo dài trong 12 tuần nhận thấy bổ sung 15g collagen ba buổi mỗi tuần kết hợp với rèn luyện sức khỏe có thể làm tăng khối lượng cơ và sức mạnh cơ ở người cao tuổi bị mất cơ bắp do lão hóa (là tình trạng giảm khả năng chuyển hóa protein của cơ thể thành các khối cơ).[18]
Collagen có thể thúc đẩy sự phát triển cơ bắp
Cải thiện sức khỏe tim mạch
Trong một nghiên cứu năm 2017 nhận thấy sử dụng 16g collagen mỗi ngày có thể khiến tỷ lệ cholesterol lipoprotein mật độ thấp (LDL-C) so với cholesterol lipoprotein mật độ cao (HDL-C) (tỷ lệ LDL-C/HDL-C) giảm ở nhóm có nguy cơ cao, cải thiện diện tích mảng xơ vữa động mạch.
Collagen chính là nền tảng cung cấp cấu trúc của động mạch, đảm bảo sự linh hoạt và chức năng hiệu quả của hệ thống máu trong cơ thể.
Thiếu hụt collagen có thể làm động mạch mất tính linh hoạt và đàn hồi, dẫn đến tình trạng xơ vữa động mạch. Điều này có thể gây ra những vấn đề nghiêm trọng như đau tim và đột quỵ.[19]
Trong một nghiên cứu với 30 người tham gia, một nửa đã sử dụng 16g tripeptide collagen trong 6 tháng. Nhóm này đã trải qua sự giảm đáng kể về cứng động mạch và giảm lipoprotein mật độ thấp, tức là mức cholesterol xấu.[20]
Collagen giúp các động mạch có thể trở nên linh hoạt và đàn hồi
Kích thích quá trình làm lành vết thương
Collagen đóng một vai trò quan trọng trong quá trình chữa lành vết thương tự nhiên. Khi sử dụng như một liệu pháp điều trị vết thương, collagen sẽ kích thích các tế bào miễn dịch, nguyên bào sợi và chính chúng nhằm bảo tồn cấu trúc da tự nhiên, đồng thời thúc đẩy quá trình lành vết thương.[21]
Tìm hiểu thêm: 7 cây thuốc chữa viêm phế quản bạn nên biết
Collagen hữu ích trong quá trình chữa lành vết thương tự nhiên
Cách bổ sung Collagen vào trong cơ thể
Bổ sung collagen bằng thực phẩm
Collagen được tìm thấy ở tất cả các loài động vật và nó tập trung ở một số bộ phận, chẳng hạn như da và khớp.
Dưới đây là một số ví dụ về thực phẩm giàu collagen:
- Xương, da và dây chằng của động vật như da gà và khuỷu heo.
- Một số loại hải sản như da cá và sứa.
- Các sản phẩm làm từ các bộ phận của động vật như xương và dây chằng, kể cả nước hầm xương.
Ngoài tiêu thụ thực phẩm giàu collagen, bạn có thể bổ sung các loại axit amin và các thành phần dinh dưỡng khác để sản xuất và duy trì collagen như:
- Vitamin C: Vitamin C có thể giúp kích thích tổng hợp collagen nên bạn bổ sung vitamin C qua các loại thực phẩm như cam quýt, dâu tây, ớt chuông, bông cải xanh, quả mọng,…[22]
- Axit amin proline được tìm thấy trong nấm, bắp cải, măng tây, đậu phộng, lúa mì, cá, lòng trắng trứng, sản phẩm bơ sữa,…
- Axit amin glycine cũng được tìm thấy trong thịt đỏ, gà tây, da gà và thịt lợn, đậu phộng.
- Đồng trong gan, tôm hùm, hàu, nấm hương, các loại hạt, rau xanh, đậu phụ và sô cô la đen, thịt nội tạng.
- Kẽm có trong hàu, thịt đỏ, thịt gia cầm, thịt lợn, đậu, đậu xanh, các loại hạt, bông cải xanh, ngũ cốc nguyên hạt và các sản phẩm từ sữa.
- Mangan có trong trà, quả hạch, rau xanh, ngũ cốc, bánh mì,…
Collagen được tìm thấy ở tất cả các loài động vật, tập trung chủ yếu ở một số bộ phận như là ở da và khớp
Bổ sung collagen bằng các thực phẩm chức năng
Bổ sung collagen bằng thực phẩm chức năng có thể là một cách thuận tiện để tăng cường collagen cho cơ thể. Tuy nhiên, mỗi loại thực phẩm chức năng khác nhau có thể chứa lượng collagen khác nhau và dẫn đến lo ngại về độ an toàn hoặc độc tính.
Chất bổ sung collagen thường được chiết xuất từ da và xương của động vật như bò và lợn, điều này cần lưu ý đối với người ăn chay, ăn kiêng hoặc theo các tôn giáo không ăn thịt.
Bạn có thể sử dụng một số loại bổ sung collagen dưới nhiều dạng khác nhau như:
- Gelatin.
- Collagen dạng viên nang.
- Bột collagen peptide hoặc bột protein collagen.
- Collagen lỏng.
- Nước uống collagen.
- Collagen biển từ da cá.
Các yếu tố phá hủy collagen
Tuổi già
Khi già đi, việc sản xuất collagen tự nhiên của cơ thể sẽ có xu hướng suy giảm. Đồng thời, collagen trở nên phân mảnh và phân bố lỏng lẻo hơn khi lớn tuổi.[23]
Những thay đổi này dẫn đến các dấu hiệu lão hóa đặc trưng như xuất hiện nếp nhăn, khô da và chảy xệ.
Ngoài ra, theo các nghiên cứu về bệnh loãng xương cũng cho thấy tính toàn vẹn của collagen trong hệ thống xương cũng giảm dần theo tuổi tác, dẫn đến giảm sức khỏe xương. [24]
Việc sản xuất collagen tự nhiên của cơ thể sẽ có xu hướng suy giảm khi già đi
Ngủ không đủ giấc, căng thẳng
Ngủ đủ giấc rất quan trọng giúp cơ thể sản sinh thêm các tế bào mới. Do đó, khi ngủ không đủ có thể làm ảnh hưởng đến hệ miễn dịch và chậm quá trình sản xuất collagen. Đồng thời, cơ thể sẽ có nguy cơ tiết ra loại hormone có tên là cortisol – gây phá vỡ nhiều collagen khiến làn da nổi nhiều mụn và xuất hiện nhiều nếp nhăn.
Ngoài ra, tình trạng căng thẳng quá mức cũng có thể kích hoạt quá trình viêm, tăng hormone cortisol, từ đó góp phần làm giảm khả năng sản sinh collagen tự nhiên trong cơ thể.
Ngủ không đủ có thể làm ảnh hưởng đến hệ miễn dịch và chậm quá trình sản xuất collagen
Hút thuốc lá, rượu bia
Một nghiên cứu năm 2019 về tác động của thuốc lá đối với da nhận thấy người hút thuốc có ít sợi collagen và sợi đàn hồi ở lớp hạ bì khiến da trở nên chảy xệ, nhiều nếp nhăn, cứng và kém đàn hồi. Đồng thời, hút thuốc cũng có thể làm hỏng cơ chế sửa chữa của da, ngăn chặn quá trình tổng hợp collagen, gây lão hóa và giảm sự đàn hồi.[25]
Nghiên cứu năm 2019 khác cho thấy việc tiêu thụ rượu bia quá mức ảnh hưởng đến cơ thể, gây tổn thương mô, giảm khả năng sản xuất collagen loại I của nguyên bào sợi da, từ đó khiến da dễ bị cháy nắng và chịu tác động lão hóa.[26]
Thuốc lá phá vỡ cấu trúc và làm suy giảm collagen tự nhiên trong cơ thể
Ăn nhiều đường và tinh bột
Khi sử dụng các thực phẩm chứa lượng đường và tinh bột cao dẫn đến tình trạng dư thừa đường trong cơ thể. Lượng đường dư này có thể gắn vào protein tạo thành các sản phẩm cuối cùng của quá trình đường hóa làm suy yếu và phá vỡ cấu trúc các sợi collagen, elastin – nguyên nhân mang lại cho làn da tươi trẻ và vẻ căng mọng, mịn màng.
Từ đó khiến da trở nên sạm màu và kém mịn màng, dẫn đến da chảy xệ và xuất hiện nếp nhăn.[27]
Ngoài ra, glycation cũng làm tăng các dấu hiệu lão hóa da và làm trầm trọng thêm các vấn đề ở da như da sần vỏ cam (cellulite), mụn trứng cá và bệnh rosacea.
Chế độ ăn nhiều đường góp phần làm suy giảm collagen tự nhiên trong cơ thể
Thường xuyên tiếp xúc ánh nắng mặt trời
Theo nghiên cứu, việc tiếp xúc quá nhiều với ánh nắng mặt trời làm suy giảm sản xuất collagen và khiến collagen ngoại bào phân mảnh, giảm sức khỏe làn da. Từ đó, tạo điều kiện hình thành nếp nhăn và môi trường cho sự phát triển của khối u.[28]
Tia UV từ ánh nắng mặt trời làm giảm quá trình sản xuất collagen
Bệnh lý tự miễn
Các loại bệnh tự miễn dịch như lupus, viêm khớp dạng thấp, viêm da cơ địa, xơ cứng bì,… cũng là một trong những nguyên nhân làm giảm collagen có trong cơ thể.[29]
Xơ cứng bì là một trong những bệnh lý tự miễn làm suy giảm collagen trong cơ thể
Các tác dụng phụ thường gặp khi sử dụng collagen
Các sản phẩm bổ sung collagen cho cơ thể thường được dung nạp tốt và ít mang lại tác dụng phụ. Tuy nhiên, ở một số người việc bổ sung collagen có thể gây ra tác dụng không mong muốn như:
- Tiêu chảy.
- Khó chịu ở dạ dày như ợ chua, cảm giác no.[30]
- Buồn nôn, đầy hơi.[31]
- Phát ban.
Ngoài ra, các nhà sản xuất thường kết hợp collagen với các thành phần khác trong thực phẩm bổ sung có thể gây ra rủi ro cho sức khỏe như:
- Chiết xuất thảo dược có thể tương tác với các loại thuốc kê đơn đang sử dụng và một số không an toàn cho phụ nữ mang thai hoặc cho con bú.
- Chứa chất dinh dưỡng khác như biotin có thể cản trở phản ứng xét nghiệm trong phòng thí nghiệm về chức năng tim và tuyến giáp.
Do đó, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi bắt đầu dùng. Đồng thời, luôn đảm bảo mua thực phẩm bổ sung chứa collagen từ một nguồn có uy tín, hạn chế các nguồn collagen chứa kim loại nặng hoặc các chất độc khác có thể ảnh hưởng đến sức khỏe.
Tiêu chảy là một trong những tác dụng phụ khi sử dụng collagen
Lưu ý khi sử dụng collagen
Hàm lượng bổ sung hằng ngày
Hàm lượng collagen tự nhiên trong cơ thể giảm 1 – 1,5% mỗi năm kể từ khi trưởng thành. Do đó, bạn nên bổ sung collagen vào chế độ dinh dưỡng theo liều lượng thích hợp.
Một đánh giá năm 2019 cho thấy người lớn có thể sử dụng 2,5 – 15 gam peptide collagen thủy phân mỗi ngày để mang lại hiệu quả mà vẫn an toàn.[32]
Ngoài ra, tùy vào từng mục tiêu cụ thể, hàm lượng collagen bổ sung có thể điều chỉnh như sau:
- Cải thiện sức khỏe khớp: 10 – 40 mg collagen không biến tính mỗi ngày.[33]
- Giảm đau khớp, cải thiện sức khỏe làn da và hydrat hóa: Liều 2,5g hàng ngày.[34]
- Cải thiện mật độ xương và ngăn ngừa loãng xương: 5g collagen chelate kết hợp cùng 500mg canxi nguyên tố và 200 IU vitamin D mỗi ngày.[35]
- Tăng khối lượng và sức mạnh của cơ bắp: Liều 15g collagen peptide mỗi ngày.[36]
Bạn có thể sử dụng 2,5 – 15g collagen mỗi ngày để mang lại hiệu quả cho cơ thể
Thời gian bổ sung
Các thực phẩm chức năng dùng để bổ sung collagen đem lại hiệu quả rất tốt, tuy nhiên cần một khoảng thời gian chờ đợi ít nhất 8 tuần mới nhận thấy được sự thay đổi đối với sức khỏe của da và giảm đau khớp.[7]
Ngoài ra, nghiên cứu khác nhận thấy rằng đối với sức khỏe xương, collagen cần thời gian sử dụng thời gian dài hơn khoảng 12 tháng mới nhận được kết quả mong đợi.[17]
Ngoài ra, mỗi trường hợp cụ thể sẽ có thời gian bổ sung collagen khác nhau như:
- Da: 4 đến 12 tuần (1 đến 3 tháng).
- Khối lượng và sức mạnh cơ bắp (kết hợp với tập luyện sức đề kháng): 3 tháng.
- Ít đau nhức sau khi tập luyện thể chất: trong vài ngày.
- Hỗ trợ sức khỏe: 4 đến 6 tháng.
- Hỗ trợ gân (kết hợp với tập thể dục tăng cường): 3 đến 6 tháng.
- Hỗ trợ mật độ xương: 12 tháng.
- Tóc: không rõ ràng.
- Móng tay: 6 tháng.
Bạn nên sử dụng collagen ít nhất 8 tuần để nhận thấy được sự thay đổi
Đối tượng không nên bổ sung Collagen
Mặc dù những thực phẩm chức năng này đem lại cho chúng ta hiệu quả rất lớn, tuy nhiên không phải ai cũng có thể sử dụng được collagen. Một số trường hợp không nên sử dụng đến thực phẩm chức năng bổ sung chứa collagen như:
- Người mắc bệnh viêm loét dạ dày.
- Phụ nữ có thai và đang cho con bú.
- Người đang dùng thuốc đặc trị.
- Người chưa đủ 20 tuổi.
- Người bị huyết áp thấp.
- Người bệnh thận mạn tính.
Phụ nữ có thai và đang cho con bú không nên sử dụng collagen
Bài viết đã giới thiệu về tác dụng và cách sử dụng collagen thích hợp cho cơ thể. Tuy nhiên, bạn vẫn nên sử dụng collagen với một lượng vừa phải để đạt hiệu quả tốt nhất, tránh để lại những tác dụng không mong muốn cho cơ thể. Hãy chia sẻ nếu bạn thấy thông tin hữu ích!
Biochemistry, Collagen Synthesis
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK507709/
Decreased collagen production in chronologically aged skin: roles of age-dependent alteration in fibroblast function and defective mechanical stimulation
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/16723701/
Health Benefits of Collagen
https://www.webmd.com/diet/collagen-health-benefits
What Is Collagen, and What Is It Good For?
https://www.healthline.com/nutrition/collagen#what-it-is-and-uses
Role of Age-Associated Alterations of the Dermal Extracellular Matrix Microenvironment in Human Skin Aging: A Mini-Review
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/25660807/
Oral Collagen Supplementation: A Systematic Review of Dermatological Applications
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/30681787/
Oral intake of specific bioactive collagen peptides reduces skin wrinkles and increases dermal matrix synthesis
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/24401291/
Oral supplementation with specific bioactive collagen peptides improves nail growth and reduces symptoms of brittle nails
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/28786550/
Collagen peptides ameliorate intestinal epithelial barrier dysfunction in immunostimulatory Caco-2 cell monolayers via enhancing tight junctions
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/28174772/
Effect of a Daily Collagen Peptide Supplement on Digestive Symptoms in Healthy Women: 2-Phase Mixed Methods Study
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC9198822/
Top 6 Benefits of Taking Collagen Supplements
https://www.healthline.com/nutrition/collagen-benefits#side-effects
Cellular aging towards osteoarthritis
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/28049007/
Effect of collagen supplementation on osteoarthritis symptoms: a meta-analysis of randomized placebo-controlled trials
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/30368550/
Daily oral supplementation with collagen peptides combined with vitamins and other bioactive compounds improves skin elasticity and has a beneficial effect on joint and general wellbeing
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/30122200/
Collagen supplementation as a complementary therapy for the prevention and treatment of osteoporosis and osteoarthritis: a systematic review
https://www.researchgate.net/publication/299075110_Collagen_supplementation_as_a_complementary_therapy_for_the_prevention_and_treatment_of_osteoporosis_and_osteoarthritis_a_systematic_review#
Specific Collagen Peptides Improve Bone Mineral Density and Bone Markers in Postmenopausal Women—A Randomized Controlled Study
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5793325/
What You Need to Know About the Health Benefits of Collagen
https://www.healthline.com/nutrition/collagen-benefits#side-effects
Effect of Collagen Tripeptide on Atherosclerosis in Healthy Humans
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5429168/
What to know about collagen supplements
https://www.medicalnewstoday.com/articles/325344#heart-health
Collagen Powder in Wound Healing
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/29601617/#
The Roles of Vitamin C in Skin Health
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5579659/
Molecular Mechanisms of Dermal Aging and Antiaging Approaches
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/31036793/
Osteoporosis, like skin ageing, is caused by collagen loss which is reversible
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC7160787/
Cigarettes Smoking and Skin: A Comparison Study of the Biophysical Properties of Skin in Smokers and Non-Smokers
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC7230126/
Impact of Smoking and Alcohol Use on Facial Aging in Women: Results of a Large Multinational, Multiracial, Cross-sectional Survey
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC6715121/
Sugar Sag: Glycation and the Role of Diet in Aging Skin
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/27224842/
Natural and Sun-Induced Aging of Human Skin
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4292080/
Collagen
https://my.clevelandclinic.org/health/articles/23089-collagen
Role of collagen hydrolysate in bone and joint disease
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/11071580/
Collagen Supplements for Aging and Wrinkles: A Paradigm Shift in the Fields of Dermatology and Cosmetics
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC8824545/
Significant Amounts of Functional Collagen Peptides Can Be Incorporated in the Diet While Maintaining Indispensable Amino Acid Balance
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/31096622/
Undenatured type II collagen (UC-II®) for joint support: a randomized, double-blind, placebo-controlled study in healthy volunteers
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/24153020/
How Much Collagen Should You Take per Day?
https://www.healthline.com/nutrition/how-much-collagen-per-day#dosage
A calcium-collagen chelate dietary supplement attenuates bone loss in postmenopausal women with osteopenia: a randomized controlled trial
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/25314004/
Collagen peptide supplementation in combination with resistance training improves body composition and increases muscle strength in elderly sarcopenic men: a randomised controlled trial
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/25314004/
Xem thêm
>>>>>Xem thêm: Truyền dịch khi mệt mỏi, nguy cơ tai biến cao