7 cách điều trị lao phổi tại nhà an toàn, hiệu quả, chuẩn y khoa

Rate this post

Bệnh lao phổi là một bệnh truyền nhiễm, và việc tuân thủ các biện pháp điều trị, cách ly là cực kỳ quan trọng để ngăn chặn lây lan của bệnh cho người khác. Vậy cách điều trị lao phổi tại nhà để đảm bảo an toàn và hiệu quả là gì, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau nhé!

Bạn đang đọc: 7 cách điều trị lao phổi tại nhà an toàn, hiệu quả, chuẩn y khoa

Bệnh lao phổi là gì?

Bệnh lao phổi là một bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn lao Mycobacterium tuberculosis (MTB) gây ra. Vi khuẩn lao thường tấn công vào phổi, nhưng cũng có thể ảnh hưởng đến các cơ quan khác trong cơ thể như não, xương, thận và tim. [1]

Vi khuẩn lao có khả năng lây lan qua không khí thông qua giọt bắn khi người bệnh ho hoặc hắt hơi. Khi vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể, hệ thống miễn dịch sẽ cố gắng kiểm soát sự lây lan của vi khuẩn từ đó dẫn đến 3 giai đoạn bệnh:

  • Nhiễm lao nguyên phát: giai đoạn vi khuẩn mới xâm nhập, lúc này hệ thống miễn dịch có thể tiêu diệt vi khuẩn lao. Nhưng một số vi khuẩn lao vẫn có thể tồn tại và nhân lên.
  • Nhiễm lao tiềm ẩn: giai đoạn này vi khuẩn lao sẽ bị kiểm soát hoặc ngủ yên trong cơ thể, không gây ra triệu chứng.
  • Lao đang hoạt động: xảy ra khi hệ thống miễn dịch suy yếu, vi khuẩn lao bắt đầu phát triển và gây ra bệnh lao phổi.

7 cách điều trị lao phổi tại nhà an toàn, hiệu quả, chuẩn y khoa

Bệnh lao phổi là một bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn lao gây ra.

Nguyên nhân và triệu chứng bệnh lao phổi

Nguyên nhân gây bệnh lao phổi

Nguyên nhân gây bệnh lao là do tiếp xúc với giọt bắn có chứa vi khuẩn khi người bệnh ho, hắt hơi.

Một số yếu tố nguy cơ làm tăng nguy cơ mắc lao phổi bao gồm:

  • Hệ miễn dịch yếu: những người có hệ miễn dịch suy yếu do nhiễm HIV, sử dụng thuốc ức chế miễn dịch, bệnh mạn tính, suy dinh dưỡng.
  • Tiếp xúc thường xuyên với người nhiễm bệnh: những người sống chung, làm việc chung hoặc tiếp xúc thường xuyên với người bệnh có nguy cơ bị lây nhiễm vi khuẩn lao cao hơn.

7 cách điều trị lao phổi tại nhà an toàn, hiệu quả, chuẩn y khoa

Lao phổi thường lây qua đường hô hấp khi người bệnh phát tán vi khuẩn trong không khí.

Triệu chứng của bệnh lao phổi

Nhiễm trùng lao được chia thành 3 giai đoạn, mỗi giai đoạn có các triệu chứng khác nhau.

Giai đoạn 1 – Nhiễm lao nguyên phát

Hầu hết mọi người không có triệu chứng hoặc nếu có thì triệu chứng sẽ giống như cảm cúm, bao gồm: mệt mỏi, sốt nhẹ, ho.

Giai đoạn 2 – Nhiễm lao tiềm ẩn

Trong giai đoạn nhiễm lao tiềm ẩn, người bệnh thường không có triệu chứng nào để phát hiện bệnh. Lúc này vi khuẩn vẫn tồn tại và ngủ yên trong cơ thể.

Giai đoạn 3 – Lao đang hoạt động

Vi khuẩn lao bắt đầu gây bệnh trên phổi hoặc các bộ phận khác của cơ thể. Các triệu chứng của bệnh thường bắt đầu dần dần và trầm trọng hơn sau vài tuần, có thể bao gồm:

  • Ho và có thể kéo dài hơn 3 tuần.
  • Ho ra máu hoặc chất nhầy.
  • Viêm họng, sưng và đau họng.
  • Đau ngực, khó thở.
  • Sốt về chiều tối, mệt mỏi, ớn lạnh.
  • Ra mồ hôi đêm.
  • Chán ăn, sụt cân.

Ngoài ra, các triệu chứng của bệnh lao ở trẻ em cũng rất khác nhau. Thông thường, các triệu chứng theo độ tuổi có thể bao gồm:

  • Thanh thiếu niên: triệu chứng tương tự như của người lớn.
  • Trẻ em từ 1 – 12 tuổi: có thể bị sốt kéo dài và sụt cân.
  • Trẻ sơ sinh: em bé không phát triển, ăn kém, phản xạ kém, nôn mửa không tăng cân như mong đợi.

7 cách điều trị lao phổi tại nhà an toàn, hiệu quả, chuẩn y khoa

Ho kéo dài hơn 3 tuần là một trong triệu chứng của bệnh lao phổi.

Lưu ý khi điều trị bệnh lao phổi tại nhà

Cách ly người bệnh lao tại nhà

Cách ly người bệnh lao tại nhà là một phần quan trọng trong việc kiểm soát bệnh lao và ngăn chặn sự lây lan cho người khác. Một số hướng dẫn cơ bản để thực hiện cách ly:

  • Phòng riêng: người bệnh lao nên ở một phòng riêng, có thể sử dụng phòng tắm riêng nếu có. Điều này giúp hạn chế tiếp xúc với các thành viên trong gia đình.
  • Không dùng chung vật dụng cá nhân: như chén đĩa, nồi, đồ dùng vệ sinh cá nhân, khăn tay, hoặc bất kỳ vật dụng nào mà người khác có thể sử dụng.
  • Sử dụng khẩu trang: người bệnh nên đeo khẩu trang khi tiếp xúc với mọi người, giúp hạn chế phát tán các giọt bắn chứa vi khuẩn ra môi trường.
  • Hạn chế tiếp xúc với người khác: người bệnh cần hạn chế tiếp xúc với thành viên khác trong gia đình, đặc biệt với người già, trẻ em và những người có hệ miễn dịch yếu.
  • Hệ thống thông gió: đảm bảo rằng phòng người bệnh có hệ thống thông gió tốt để làm giảm sự tích tụ của vi khuẩn lao trong không khí.
  • Làm sạch thường xuyên: làm sạch và khử trùng các bề mặt tiếp xúc thường xuyên như nút bấm, quạt và bàn làm việc trong phòng của người bệnh.

7 cách điều trị lao phổi tại nhà an toàn, hiệu quả, chuẩn y khoa

Người bệnh lao nên ở một phòng riêng, hạn chế tiếp xúc với các thành viên khác.

Tập thể dục nhẹ nhàng

Tập thể dục là một phần không thể thiếu trong quá trình phục hồi phổi ở bệnh nhân lao. Tuy nhiên, người bệnh cần tuân thủ một số nguyên tắc sau để đảm bảo an toàn:

  • Tham khảo ý kiến bác sĩ: đảm bảo rằng người bệnh đủ khỏe mạnh để thực hiện các hoạt động tập thể dục.
  • Chọn hoạt động thích hợp: người bệnh nên chọn các hoạt động nhẹ nhàng, không gây căng thẳng mạnh cho phổi và cơ thể như đi bộ, yoga, tập thở, và các bài tập giãn cơ.
  • Điều chỉnh theo tình trạng sức khỏe: người bệnh cần lắng nghe cơ thể và điều chỉnh chương trình tập thể dục dựa trên tình trạng sức khỏe của mình. Nếu cảm thấy mệt mỏi hoặc triệu chứng bệnh tăng lên, hãy nghỉ ngơi và tham khảo ý kiến bác sĩ.
  • Tránh tập thể dục quá mức: người bệnh không nên tập thể dục quá mức hoặc căng thẳng quá mức, vì điều này có thể gây căng thẳng cho hệ miễn dịch và làm sức khỏe suy yếu.

7 cách điều trị lao phổi tại nhà an toàn, hiệu quả, chuẩn y khoa

Tập thể dục nhẹ nhàng là phương pháp tốt trong quá trình phục hồi phổi ở bệnh nhân lao.

Nghỉ ngơi và vệ sinh đúng cách

Nghỉ ngơi và vệ sinh đúng cách rất quan trọng trong quá trình điều trị và phục hồi cho người bệnh lao.

Chế độ nghỉ ngơi

  • Nghỉ ngơi đủ: trong giai đoạn điều trị và phục hồi, cơ thể cần được nghỉ ngơi đầy đủ, người bệnh không nên tham gia vào các hoạt động nặng nhọc.
  • Ngủ đủ giấc: giấc ngủ đủ và chất lượng là yếu tố quan trọng giúp cơ thể phục hồi. Cố gắng duy trì thói quen ngủ đủ 7 – 8 tiếng, đều đặn.
  • Phòng nghỉ ngơi sạch sẽ và thoải mái, thoáng đãng và yên tĩnh.

Chế độ vệ sinh:

  • Giữ vệ sinh sạch sẽ: rửa tay bằng xà phòng thường xuyên, đặc biệt là trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
  • Che miệng khi ho và hắt hơi: người bệnh cần che miệng bằng khăn giấy hoặc tay để tránh việc lan truyền vi khuẩn và sau khi ho, hắt hơi cần xịt cồn để sát khuẩn.
  • Thay quần áo và ga giường: quần áo và ga trải giường cần được giặt sạch và thay thường xuyên để ngăn ngừa sự lây lan vi khuẩn.

7 cách điều trị lao phổi tại nhà an toàn, hiệu quả, chuẩn y khoa

Nghỉ ngơi đúng cách rất quan trọng trong quá trình điều trị cho người bệnh lao.

Chế độ dinh dưỡng

Việc duy trì một chế độ ăn uống cân đối và giàu dinh dưỡng giúp cung cấp năng lượng và dưỡng chất cần thiết để tăng cường hệ miễn dịch. Một số lời khuyên về chế độ dinh dưỡng cho người bệnh lao:

  • Đảm bảo cung cấp đủ năng lượng thông qua thực phẩm giàu carbohydrat như gạo, bún, bánh mì, khoai tây, và ngũ cốc.
  • Tiêu thụ thực phẩm giàu protein như thịt gà, thịt bò, cá, trứng, đậu, đỗ và sản phẩm từ sữa.
  • Cung cấp vitamin và khoáng chất cho cơ thể với rau xanh, hoa quả tươi, hạt.
  • Tăng cường các thực phẩm bổ sung chất xơ như trái cây, rau củ.
  • Hạn chế thức ăn có nhiều đường, dầu mỡ, chất béo bão hòa và cholesterol.
  • Tránh tiêu thụ thức ăn kích thích như cà phê, nước ngọt có gas và thức ăn chứa nhiều gia vị cay nóng như tiêu, ớt.

Sử dụng thuốc điều trị lao

Bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng một hoặc một số loại thuốc kháng lao trong khoảng thời gian từ 4 đến 9 tháng. Các thuốc này bao gồm: ethambutol, isoniazid, rifabutin, rifampicin, rifapentin, pyrazinamid.

Hiện nay thường dùng hai phác đồ điều trị bệnh lao phổ biến sau: [2]

Phác đồ điều trị lao Rifapentin – moxifloxacin trong 4 tháng, gồm các thuốc:

  • Rifapentin liều cao hàng ngày.
  • Moxifloxacin.
  • Isoniazid.
  • Pyrazinamid.

Phác đồ điều trị bệnh lao RIPE từ 6 – 9 tháng, gồm các thuốc:

  • Rifampin.
  • Isoniazid.
  • Pyrazinamid.
  • Ethambutol.

Điều quan trọng là người bệnh cần tuân thủ đúng liều lượng và thời gian dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ. Không bỏ sót bất kỳ liều thuốc nào và không tự ý ngừng điều trị khi chưa được chỉ định.

Bên cạnh đó, thuốc điều trị lao có thể gây ra một số tác dụng phụ. Nếu người bệnh gặp bất kỳ tác dụng phụ nào, hãy thông báo cho bác sĩ để được tư vấn và điều chỉnh liều lượng nếu cần. Một số tác dụng phụ cần lưu ý: [3]

  • Buồn nôn, nôn, mệt mỏi.
  • Các triệu chứng giống như cúm hoặc sốt từ 3 ngày trở lên.
  • Phát ban da.
  • Da hoặc mắt vàng.
  • Tiêu chảy.
  • Chóng mặt.
  • Mờ mắt, mù màu đỏ – xanh.
  • Đau bụng, đau dạ dày.
  • Nước tiểu màu nâu hoặc phân sáng màu.
  • Cảm giác ngứa ran ở tay và chân hoặc tê quanh miệng.
  • Dễ bị bầm tím hoặc chảy máu.
  • Đau khớp.

Tìm hiểu thêm: Có nên sử dụng giấm táo trị mụn không?

7 cách điều trị lao phổi tại nhà an toàn, hiệu quả, chuẩn y khoa

Người bệnh cần tuân thủ đúng liều lượng và thời gian dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

Chăm sóc sức khỏe tâm thần của người bệnh

Chăm sóc sức khỏe tinh thần của người bệnh lao rất quan trọng để giúp họ vượt qua thời gian điều trị bệnh. Một số gợi ý để chăm sóc sức khỏe tinh thần của người bệnh:

  • Thông tin và giáo dục: cung cấp thông tin rõ ràng và chính xác về bệnh lao cho người bệnh và gia đình. Hiểu biết về bệnh có thể giúp họ cảm thấy tự tin hơn trong quá trình điều trị.
  • Hỗ trợ tinh thần: trong quá trình điều trị người bệnh có thể cảm thấy lo lắng, sợ hãi hoặc trầm cảm, do đó hãy lắng nghe và hỗ trợ họ.
  • Hỗ trợ bởi chuyên gia, bác sĩ tâm lý: nếu cần hãy xem xét việc tìm kiếm sự giúp đỡ từ một chuyên gia, bác sĩ tâm lý có thể giúp giải quyết tốt hơn những khía cạnh tinh thần người bệnh mắc phải.

7 cách điều trị lao phổi tại nhà an toàn, hiệu quả, chuẩn y khoa

Hỗ trợ tinh thần người bệnh tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình phục hồi.

Khám sức khỏe định kỳ

Khám sức khỏe định kỳ đóng vai trò quan trọng trong quản lý bệnh lao, đặc biệt khi người bệnh đang trong quá trình điều trị. Mục tiêu chính khám sức khỏe định kỳ là theo dõi sự phục hồi của người bệnh, tác dụng phụ của thuốc cũng như sự xuất hiện của bất kỳ biến chứng nào.

Phương pháp chính để xác định tình trạng bệnh lao là xét nghiệm đờm. Thời gian kiểm tra đờm thường được thực hiện theo các mốc thời gian khác nhau, tùy thuộc vào phác đồ điều trị.

Thường xét nghiệm đờm sẽ được thực hiện sau 2 – 3 tháng điều trị để đánh giá hiệu quả ban đầu. Sau đó, sau 4 tháng và sau 6 – 8 tháng điều trị, xét nghiệm đờm sẽ được lặp lại để kiểm tra sự tiến triển của bệnh và đánh giá kết quả điều trị.

Lưu ý dành cho người chăm sóc bệnh nhân lao phổi

Khi chăm sóc người mắc bệnh lao, điều quan trọng là phải tuân theo các biện pháp bảo vệ để giảm nguy cơ mắc bệnh lao hoặc lây sang người khác. Một số lưu ý dành cho người chăm sóc bệnh nhân lao phổi: [4]

  • Sử dụng khẩu trang khi tiếp xúc với người bệnh.
  • Giữ vệ sinh cá nhân tốt, rửa tay thường xuyên với xà phòng và nước sạch.
  • Tránh tiếp xúc với các dịch tiết của người bệnh, chẳng hạn như nước bọt, đờm dãi, nước mũi.
  • Không sử dụng chung đồ dùng cá nhân với người bệnh, chẳng hạn như khăn mặt, bàn chải đánh răng, cốc uống nước.
  • Vệ sinh nhà cửa và khu vực xung quanh thường xuyên, đặc biệt là những nơi mà người bệnh thường lui tới.

Ngoài ra, người chăm sóc cần thường xuyên theo dõi tình trạng sức khỏe của người bệnh, đặc biệt là trong thời gian đầu điều trị. Nếu người bệnh có bất kỳ triệu chứng nào bất thường, hãy đưa họ đến gặp bác sĩ ngay lập tức.

7 cách điều trị lao phổi tại nhà an toàn, hiệu quả, chuẩn y khoa

Luôn sử dụng khẩu trang khi chăm sóc, tiếp xúc với người bệnh lao.

Một số câu hỏi liên quan

Người bị lao phổi sống được bao lâu?

Tuổi thọ của người bị lao phổi phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm:

  • Mức độ nghiêm trọng của bệnh lao phổi: nếu bệnh lao phổi được phát hiện sớm và điều trị đúng cách, người bệnh có thể sống lâu dài người bình thường. Ngược lại, nếu không phát hiện và điều trị sớm, người bệnh có thể tử vong trong vòng vài tháng.
  • Tuổi tác của người bệnh: người lớn tuổi có nguy cơ tử vong cao hơn.
  • Tình trạng sức khỏe của người bệnh: người bệnh có các bệnh nền khác, như HIV/AIDS, suy giảm miễn dịch, bệnh tim mạch, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) có nguy cơ tử vong cao hơn so với người không có bệnh nền.
  • Tuân thủ điều trị: người bệnh cần tuân thủ thời gian, tần suất dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Nếu người bệnh không tuân thủ phác đồ điều trị, vi khuẩn lao có thể kháng thuốc và gây bệnh tái phát sẽ khó điều trị hơn.

7 cách điều trị lao phổi tại nhà an toàn, hiệu quả, chuẩn y khoa

Nếu được chẩn đoán và điều trị kịp thời, người bệnh lao có thể sống được nhiều năm.

Cần phải uống thuốc điều trị bao lâu?

Thời gian điều trị lao phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh và khả năng kháng thuốc của vi khuẩn lao. Thông thường, thời gian điều trị lao là 6 tháng. Tuy nhiên, đối với những người bị lao kháng thuốc, thời gian điều trị có thể kéo dài đến 2 năm.

Trong thời gian điều trị lao, người bệnh cần uống thuốc đúng giờ, đúng liều lượng và không được bỏ liều, ngay cả khi nhận thấy cơ thể hoàn toàn khoẻ mạnh. Nếu không tuân thủ phác đồ điều trị, vi khuẩn lao có thể kháng thuốc và gây bệnh trở lại. [5]

7 cách điều trị lao phổi tại nhà an toàn, hiệu quả, chuẩn y khoa

Thời gian điều trị lao phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Dấu hiệu cần gặp bác sĩ

Hầu hết các triệu chứng của bệnh lao cũng gần giống như triệu chứng của nhiều bệnh khác nhau. Do đó, nếu bạn có các triệu chứng nghi ngờ nhiễm bệnh như đã liệt kê trong bài tốt nhất nên thăm khám bác sĩ nhanh chóng.

Các xét nghiệm chẩn đoán

Bác sĩ sẽ sử dụng kết quả của nhiều xét nghiệm khác nhau để chẩn đoán bệnh lao, bao gồm: [6]

  • Xét nghiệm soi đờm tìm vi khuẩn lao: đây là xét nghiệm phổ biến nhất để chẩn đoán bệnh lao. Xét nghiệm này được thực hiện bằng cách lấy mẫu đờm của người bệnh và soi dưới kính hiển vi để tìm vi khuẩn lao.
  • Xét nghiệm tiêm dưới da xác định bệnh lao: được thực hiện bằng cách tiêm một lượng nhỏ tuberculin dưới da ở cánh tay. Quan sát kích thước và phản ứng sau 48 – 72 giờ để xác định xem có phản ứng dương tính hay không. Kết quả dương tính cho thấy có khả năng bị nhiễm lao.
  • Xét nghiệm máu: xét nghiệm máu có thể sử dụng để đo dấu hiệu viêm nhiễm và phát hiện sự tồn tại của vi khuẩn lao.
  • Xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh: các hình ảnh như chụp X-quang hoặc chụp CT có thể được sử dụng để xem xét các biểu hiện của bệnh lao trong phổi hoặc các cơ quan khác.

Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể thực hiện các xét nghiệm khác để đánh giá tình trạng sức khỏe của người bệnh, chẳng hạn như xét nghiệm nước tiểu, kiểm tra hơi thở, kiểm tra dịch não tủy.

7 cách điều trị lao phổi tại nhà an toàn, hiệu quả, chuẩn y khoa

>>>>>Xem thêm: Thương hiệu Hyphens của nước nào? Có tốt không? Các dòng sản phẩm nổi bật

Xét nghiệm soi đờm tìm vi khuẩn lao là xét nghiệm phổ biến nhất để chẩn đoán bệnh.

Một số bệnh viện chuyên khoa phổi uy tín

Sau đây là một số bệnh viện uy tín có chuyên khoa Phổi bạn có thể tham khảo:

  • Tại Thành phố Hồ Chí Minh: Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Đại Học Y Dược TP.HCM, Bệnh viện Nhân dân 115, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương.
  • Tại Hà Nội: Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, Bệnh viện Phổi Trung ương, Bệnh viện Việt Pháp Hà Nội.

Việc phát hiện và điều trị sớm là rất quan trọng để ngăn ngừa sự lây lan của bệnh lao và giảm nguy cơ tổn thương cơ thể do vi khuẩn lao gây ra. Nếu thấy bài viết hữu ích hãy chia sẻ cho mọi người cùng biết nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *