Bệnh tiểu đường gây biến chứng trên nhiều cơ quan, trong đó có biến chứng lên mắt gây hậu quả nặng nề. Cùng tìm hiểu về 7 biến chứng của bệnh tiểu đường lên mắt và các biện pháp phòng ngừa hiệu quả qua bài viết dưới đây!
Bạn đang đọc: 7 biến chứng của bệnh tiểu đường lên mắt và các biện pháp phòng ngừa
Contents
Bệnh tiểu đường là gì?
Nồng độ đường (glucose) trong máu của người bình thường được điều chỉnh cân bằng nhờ hệ thống các hormon nội tiết. Insulin là hormon do các tế bào beta tuyến tụy sản xuất, có tác dụng kiểm soát đường huyết ngăn nồng độ đường trong máu tăng cao vượt quá giới hạn bình thường.
Bệnh tiểu đường (đái tháo đường) là bệnh lý mạn tính với tình trạng tăng lượng đường (glucose) trong máu gây ra bởi sự giảm nồng độ hormon insulin. Bệnh thường biểu hiện các triệu chứng đặc trưng như uống nhiều, khát nhiều, tiểu nhiều và ăn nhiều.
Tiểu đường được phân thành 3 loại chính dựa trên cơ chế gây bệnh:
- Tiểu đường tuýp 1: Bệnh gây ra do có mặt tự kháng thể gây tấn công tế bào beta đảo tụy khiến chúng mất chức năng sản xuất hormone insulin. Khi đó, người bệnh điều trị bằng cách dùng insulin thay thế suốt đời.
- Tiểu đường tuýp 2: Bệnh gây ra bởi tình trạng kháng insulin khiến lượng insulin được bài xuất ra không thực hiện được chức năng. Do đó, loại này còn được gọi là đái tháo đường không phụ thuộc insulin.
- Tiểu đường thai kỳ: bệnh phát triển ở phụ nữ mang thai chưa từng mắc bệnh tiểu đường trước đây và thường biến mất sau khi sinh con. Tuy nhiên, nó làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 sau này và em bé có khả năng bị béo phì khi còn nhỏ hoặc thiếu niên và phát triển bệnh tiểu đường loại 2 sau này.
Đái tháo đường gây ảnh hưởng trên nhiều cơ quan như mắt, mạch máu, thận,… Nồng độ đường trong máu cao có thể dẫn đến các biến chứng cấp tính như hôn mê do nhiễm toan ceton hoặc do tăng áp lực thẩm thấm máu.[1]
Người bệnh có các triệu chứng đặc trưng của tình trạng tăng đường máu
Các biến chứng của bệnh tiểu đường lên mắt
Biến chứng trên mắt của bệnh tiểu đường thường xuất hiện ở giai đoạn muộn, đôi khi có thể xuất hiện sớm hơn ở những người không kiểm soát được nồng độ đường trong máu. Dưới đây là một số biến chứng thường gặp của bệnh tiểu đường lên mắt:
Mờ mắt, nhức mỏi mắt
Nồng độ đường trong máu tăng cao và không ổn định khiến áp lực thẩm thấu máu thay đổi. Điều này khiến dòng máu đến nuôi dưỡng mắt và các cơ quan bị ảnh hưởng. Mắt người bệnh phải điều tiết liên tục để thích nghi, dẫn đến thường nhức mỏi mắt và nhìn mờ.
Người bệnh tiểu đường dễ bị nhức mỏi mắt và nhìn mờ
Bệnh võng mạc đái tháo đường
Bệnh võng mạc đái tháo đường thường gặp vào khoảng sau 5 năm mắc bệnh và được chia thành 2 thể:
- Bệnh võng mạc không tăng sinh: Là tổn thương võng mạc ở giai đoạn sớm với các đặc điểm như vi phình mạch và xuất huyết dạng chấm.
- Bệnh võng mạc tăng sinh: Sự tăng sinh mao mạch và tổ chức xơ tại võng mạc gây tắc các mạch máu nhỏ dẫn đến thiếu máu và oxy nuôi dưỡng võng mạc. Điều này dẫn đến tăng sinh mạch máu mới (tân mạch) và tăng nguy cơ xuất huyết dịch kính, bong võng mạc gây mù vĩnh viễn.
Bệnh võng mạc đái tháo đường gây tình trạng xuất huyết và tăng sinh mạch máu mới
Phù hoàng điểm
Hoàng điểm đóng vai trò quan trọng đối với thị lực của mỗi người. Người bệnh đái tháo đường có thể gặp phù hoàng điểm do vỡ các mạch máu nhỏ gây xuất huyết võng mạc và phù nề các sợi thần kinh ở trung tâm võng mạc.
Bệnh nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể xuất hiện tình trạng xuất huyết nặng nề dẫn đến bong võng mạc gây mù vĩnh viễn.
Phù hoàng điểm gây ra bởi tình trạng vỡ các mạch nhỏ ở đáy mắt
Đục thuỷ tinh thể
Nồng độ đường trong máu cao dẫn đến tăng lượng sorbitol trong máu. Sorbitol tăng cao gây thay đổi tính thấm của thủy tinh thể và xơ hóa dẫn đến đục thủy tinh thể. Có 2 thể bệnh chính:
- Thể dưới vỏ: Thường tiến triển nhanh ở cả 2 mắt, khi khám có hình ảnh bông tuyết dưới vỏ thủy tinh thể.
- Thể lão hóa: Thường gặp ở bệnh nhân lớn tuổi với tổn thương đục nhân thủy tinh thể.
Tăng sorbitol trong bệnh đái tháo đường dẫn đến đục thủy tinh thể
Tăng nhãn áp
Tăng nhãn áp hay glaucoma là hiện tượng tăng áp lực trong buồng dịch kính. Đái tháo đường thường gặp glaucoma góc mở do sự tăng sinh mạch máu. Người bệnh có biểu hiện đau đầu, nhức mắt và nhìn mờ đột ngột.
Tăng nhãn áp gây chèn ép dây thần kinh thị giác dẫn đến nhìn mờ và đau đầu dữ dội
Thoái hoá điểm vàng
Người bệnh đái tháo đường không kiểm soát tốt lượng đường trong máu và không khám sức khỏe định kỳ thường khó theo dõi biến chứng của bệnh.
Khi tình trạng tăng sinh mạch dẫn đến xuất huyết võng mạc nặng, các sợi thần kinh không được nuôi dưỡng sẽ sưng phù và dần thoái hóa. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, người bệnh sẽ bị giảm thị lực và mù vĩnh viễn.
Thoái hóa điểm vàng gây giảm thị lực vĩnh viễn
Bệnh thần kinh thị giác
Thần kinh thị giác (dây thần kinh số 2) gồm các sợi thần kinh nhận tín hiệu từ võng mạc dẫn truyền về trung tâm vỏ não. Bệnh thần kinh thị giác là biến chứng khá hiếm gặp và thường xuất hiện ở nhóm bệnh nhân đái tháo đường loại I. Nguyên nhân gây bệnh là do tình trạng tăng sinh mạch và xuất huyết gây thiếu máu nuôi dưỡng các sợi thần kinh ở vùng võng mạc.[2]
Dây thần kinh thị giác bị thiếu máu nuôi dưỡng do biến chứng đái tháo đường
Cách cải thiện biến chứng của bệnh tiểu đường lên mắt
Tùy thuộc vào tổn thương trên lâm sàng, bác sĩ sẽ quyết định các biện pháp điều trị phù hợp cho người bệnh.
Phẫu thuật laser
Trong trường hợp xuất huyết võng mạc và tăng sinh mạch, bác sĩ điều trị có thể cầm máu tại các vị trí xuất huyết bằng cách sử dụng tia laser. Ngoài ra, tia laser còn được sử dụng để ngăn sự tăng sinh các mạch máu mới với độ chính xác và hiệu quả cao.
Tìm hiểu thêm: 8 thói quen giữ vùng kín sạch sẽ, an toàn cho phái đẹp
Laser là biện pháp điều trị có độ chính xác cao
Phẫu thuật cắt bỏ dịch kính
Trong những trường hợp tăng nhãn áp gây đau đầu dữ dội và giảm thị lực đột ngột, bác sĩ cần chỉ định phẫu thuật lấy bỏ một phần dịch kính. Biện pháp này giúp giảm áp lực nhãn cầu và cải thiện triệu chứng nhanh chóng.
Phẫu thuật cắt bỏ dịch kính được thực hiện để giảm áp lực nhãn cầu
Thuốc chống tăng sinh mạch máu mới
Tăng sinh mạch là cơ chế tổn thương chính trong biến chứng bệnh võng mạc do tiểu đường. VEGF là protein giúp tăng trưởng nội mô mạch máu. Sử dụng thuốc kháng VEGF tiêm vào mắt có tác dụng hạn chế tăng sinh mạch máu mới.
Một số thuốc kháng VEGF được tin dùng bao gồm: Eylea (aflibercept), Lucentis, Ozurdex,…
Bác sĩ thực hiện thủ thuật tiêm thuốc chống tăng sinh mạch vào mắt người bệnh
Các phương pháp điều trị khác
Trong một số trường hợp, bác sĩ cần phối hợp các biện pháp để đạt hiệu quả điều trị. Người bệnh có thể cần phẫu thuật thay thủy tinh thể trong trường hợp đục thủy tinh thể gây giảm thị lực nghiêm trọng.
Phẫu thuật thay thủy tinh thể chỉ định trong trường hợp đục thủy tinh thể gây ảnh hưởng thị lực
Cách phòng ngừa biến chứng ở mắt
Người bệnh tiểu đường có thể phòng ngừa biến chứng lên mắt bằng các biện pháp dưới đây:
Chế độ ăn uống
Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong điều trị và phòng ngừa biến chứng của bệnh tiểu đường. Người bệnh đái tháo đường cần có chế độ ăn uống nghiêm ngặt để kiểm soát tốt lượng đường huyết.
Bạn cần hạn chế tối đa các sản phẩm có chứa hàm lượng tinh bột cao. Ngoài ra, bổ sung hoa quả, thực phẩm giàu vitamin A, vitamin E giúp hỗ trợ cải thiện thị lực.
Tuân thủ chế độ ăn cho người đái tháo đường giúp phòng ngừa biến chứng của bệnh
Khám sức khỏe định kỳ
Người bệnh đái tháo đường cần tái khám thường xuyên để kiểm soát tốt nồng độ đường huyết cũng như phát hiện sớm các biến chứng của bệnh đái tháo đường. Khám mắt định kỳ giúp phát hiện sớm các yếu tố nguy cơ ngay từ giai đoạn sớm của bệnh.
Ngoài ra, người khỏe mạnh cũng cần đi khám sức khỏe định kỳ để sàng lọc và phát hiện sớm dấu hiệu bệnh tiểu đường.
Người bệnh cần tái khám định kỳ để phát hiện và điều trị các biến chứng trên mắt kịp thời
Chế độ luyện tập
Chế độ luyện tập giúp hỗ trợ lưu thông dòng máu đến các cơ quan, hạn chế các biến chứng của bệnh đái tháo đường. Ngoài ra, việc luyện tập còn giúp người bệnh kiểm soát cân nặng, giảm nguy cơ béo phì. Người bệnh tiểu đường nên dành 30 – 60 phút mỗi ngày để luyện tập dưới các hình thức khác nhau tùy theo hoàn cảnh và tình trạng sức khỏe.
Tập luyện 30 – 60 phút mỗi ngày hỗ trợ tăng cường sức khỏe và hạn chế biến chứng của bệnh
Sử dụng thuốc bổ mắt
Người bệnh tiểu đường có nguy cơ mắc các bệnh lý về mắt, do đó khuyến cáo nên sử dụng các loại thuốc bổ mắt đường uống và nhỏ mắt hằng ngày. Thuốc bổ mắt giúp hỗ trợ thị lực cũng như giảm nguy cơ mắc các biến chứng mắt trong bệnh tiểu đường.
Người bệnh có thể chăm sóc sức khỏe đôi mắt bằng cách nhỏ mắt hoặc bổ sung viên uống hằng ngày
Những lưu ý giúp bảo vệ mắt cho người tiểu đường
Một số lưu ý giúp bảo vệ mắt cho người bệnh tiểu đường bao gồm:
- Quy tắc 20-20-20: Sau mỗi 20 phút làm việc, bạn hãy để mắt nghỉ ngơi 20 giây và nhìn xa ra khoảng 20 feet (6 mét) để mắt được thư giãn mà không cần điều tiết.
- Đọc sách và làm việc trong môi trường đủ ánh sáng và đảm bảo khoảng cách phù hợp.
- Sử dụng các sản phẩm nhỏ mắt giúp hạn chế khô mắt.
- Đeo kính khi ra ngoài để hạn chế tác động của tia UV, khói bụi và không khí ô nhiễm.
- Hạn chế dụi mắt gây xây xước giác mạc và tăng nguy cơ viêm kết mạc mắt.
>>>>>Xem thêm: F0 tại nhà điều trị Covid-19 cần uống thuốc gì?
Hạn chế làm việc trong thời gian dài để bảo vệ đôi mắt của bạn
Biến chứng trên mắt do bệnh đái tháo đường có thể gây ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày hoặc thậm chí khiến người bệnh mất thị lực vĩnh viễn. Hãy chia sẻ các thông tin trên đến mọi người xung quanh bạn nhé!