6 tác hại của trà hoa cúc và các đối tượng không nên sử dụng

Rate this post

Trà hoa cúc mang lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe. Tuy nhiên loại thức uống này cũng có thể có thể gây ra những tác dụng phụ đối với sức khỏe của từng người sử dụng. Hãy cùng tìm hiểu tác hại của trà hoa cúc qua nội dung bài viết dưới đây nhé!

Bạn đang đọc: 6 tác hại của trà hoa cúc và các đối tượng không nên sử dụng

Trà hoa cúc là gì ?

Trà hoa cúc là loại trà thảo mộc có mùi thơm nhẹ làm từ hoa cúc sấy khô được sử dụng phổ biến ở Đông Á . Nước trà trong suốt có màu từ vàng nhạt đến vàng tươi, có hơi vị đắng.[1]

Trong Đông y, trà hoa cúc còn là một vị thuốc có tính hàn giúp thanh nhiệt, giải độc, chữa suy nhược thần kinh, bổ não, chữa đau họng, hạ sốt, giảm mụn. Tuy nhiên, loại trà này cũng có thể gây hại đến sức khỏe của một số người sử dụng ( phụ nữ mang thai, người bị dị ứng, Người bị tiểu đường đang sử dụng insulin,…).

6 tác hại của trà hoa cúc và các đối tượng không nên sử dụng

Trà hoa cúc là một loại trà thảo mộc có tính hàn giúp thanh nhiệt, giải độc

Một số tác hại có thể gặp khi dùng trà hoa cúc

Gây phản ứng dị ứng

Trà hoa cúc có thể gây ra các phản ứng dị ứng như phát ban, mẩn đỏ kèm theo là sưng họng và khó thở có thể sốc phản vệ đối với một số người có tiền sử dị ứng với hoa cúc.

Khi gặp tình trạng này bạn cần tìm đến cơ sở y tế ngay lập tức để tránh gặp những nguy hiểm đến tính mạng và loại bỏ thức uống này ra khỏi thực đơn hàng ngày.

Ngoài ra, bạn không nên uống trà hoa cúc nếu bạn đã từng bị dị ứng với các loại cây thuộc họ Cúc (Asteraceae) như cỏ phấn hương hay cúc vạn thọ. Theo Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Hoa kỳ, Viện y tế Quốc gia cho biết nếu bạn bị dị ứng với phấn hoa có trong những loại cây này, bạn có thể gặp phản ứng tương tự với hoa cúc. [2]

6 tác hại của trà hoa cúc và các đối tượng không nên sử dụng

Trà hoa cúc gây phản ứng dị ứng như phát ban da, mẩn đỏ

Gây kích ứng da

Trà hoa cúc có nguy cơ gây kích ứng da đối với những người có hệ thống miễn dịch yếu hoặc có tiền sử bị dị ứng với các loại phấn hoa. Biểu hiện của tình trạng này thường là phát ban, mẩn đỏ và nổi mề đay.

Ngoài ra, trong hoa cúc còn chứa alantolactone – một chất hóa học gây nên tình trạng kích ứng da, gây ra các triệu chứng đỏ, viêm da khi bạn tiếp xúc với ánh sáng mặt trời hoặc bất kỳ nguồn tia cực tím nào khác.

6 tác hại của trà hoa cúc và các đối tượng không nên sử dụng

Trà hoa cúc gây kích ứng với người dị ứng hoá cúc

Gây tụt huyết áp, chóng mặt ở người huyết áp thấp

Trà hoa cúc có tác dụng hạ huyết áp do vậy dùng để hỗ trợ điều trị bệnh cao huyết áp sẽ rất tốt. Nhưng ở người có tiền sử huyết áp thấp, sử dụng đều đặn loại trà này có thể sẽ dẫn đến tình trạng chóng mặt, buồn nôn, xây xẩm mặt mày do huyết áp hạ quá thấp.

6 tác hại của trà hoa cúc và các đối tượng không nên sử dụng

Trà hoa cúc gây tụt huyết áp

Gây rối loạn tiêu hoá và buồn nôn

Theo lời khuyên của bác sĩ, chỉ nên uống khoảng 2 cốc trà hoa cúc mỗi ngày. Uống quá nhiều trà hoa cúc sẽ không tốt cho hệ tiêu hoa và có thể dẫn đến các triệu chứng rối loạn tiêu hoá, tiêu chảy.

Đặc biệt đối với những người lớn tuổi, hệ thống tiêu hoá bị suy giảm do nhiều nguyên nhân như lão hoá, tuổi tác, mắc một số bệnh tuổi già, sử dụng thuốc trong thời gian dài đối với những người có tiền sử bệnh mạn tính… việc uống trà hoa cúc cũng có thể khiến tình trạng rối loạn tiêu hoá thêm trầm trọng.

6 tác hại của trà hoa cúc và các đối tượng không nên sử dụng

Trà hoa cúc gây rối loạn tiêu hoá đặc biệt ở người già và trẻ em

Làm tăng/giảm tác dụng của thuốc

Nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy, trà hoa cúc có thể tương tác với một số thuốc điều trị. Các bác sĩ khuyến cáo bệnh nhân bị tiểu đường và đang dùng insulin nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng sử dụng trà hoa cúc vì loại trà này có thể tương tác với insulin. [3]

Bên cạnh đó, trà hoa cúc còn có thể tăng cường tác dụng của thuốc an thần và gây ảnh hưởng đến người sử dụng.

6 tác hại của trà hoa cúc và các đối tượng không nên sử dụng

Trà hoa cúc làm giảm tác dụng của một số thuốc

Tăng nguy cơ chảy máu

Trà hoa cúc chứa các hợp chất coumarin có khả năng làm tăng Antithrombin (AT)– đây là một chất chống đông máu nội sinh quan trọng. Việc dư thừa Antithrombin (AT) trong cơ thể khi kết hợp với các thuốc chống đông máu như warfarin, heparin, clopidogrel hoặc pentoxifylline có thể làm tăng nguy cơ chảy máu trong. [4]

Tìm hiểu thêm: Sợi bã nhờn là gì? Cách trị sợi bã nhờn trên mũi tại nhà hiệu quả

6 tác hại của trà hoa cúc và các đối tượng không nên sử dụng

Trà hoa cúc có chứa các hợp chất làm loãng máu tự nhiên

Đối tượng không nên uống trà hoa cúc

Trà hoa cúc là 1 trong những loại trà có nhiều công dụng đối với chúng ta và hiện nay đang được nhiều người tin dùng hơn. Tuy nhiên trong thực tế thì không phải ai cũng có thể uống được, cụ thể:

Phụ nữ mang thai

Trong thời kỳ mang thai, hệ miễn dịch của người mẹ sẽ kém đi mà trà hoa cúc lại có tính hàn có thể khiến mẹ bầu dễ đau bụng và rối loạn tiêu hoá.

Trà hoa cúc còn làm tăng co bóp tử cung gây hiện tượng dọa sẩy thai với mẹ bầu. Nghiêm trọng hơn là có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Do vậy loại trà này không thích hợp cho phụ nữ mang thai.

6 tác hại của trà hoa cúc và các đối tượng không nên sử dụng

Trà hoa cúc ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi

Người dị ứng với hoa cúc

Trà hoa cúc có thể gây dị ứng với một số người. Khi uống trà, da có xuất hiện một số biểu hiện như mẩn đỏ, nổi phát ban kèm theo cảm giác ngứa, rát, đau, nóng, nổi mề đay hoặc phù ở trên diện rộng.

Các dấu hiệu phát ban nhẹ sẽ nhanh chóng khỏi khi được điều trị kịp thời nhưng đó cũng có thể là dấu hiệu ban đầu của một phản ứng dị ứng nặng.

6 tác hại của trà hoa cúc và các đối tượng không nên sử dụng

Biểu hiện dị ứng nổi mề đay, mẩn đỏ

Người có cơ thể lạnh

Trà hoa cúc có tính hàn, mà nếu người có cơ địa lạnh, cơ thể suy nhược hoặc có các biểu hiện như: tiêu chảy, tay chân lạnh,… thì khi dùng trà hoa cúc thì chỉ làm cho các biểu hiện đó ngày càng nặng thêm. Cho nên khi có các biểu hiện đó thì bạn không nên uống trà hoa cúc.

6 tác hại của trà hoa cúc và các đối tượng không nên sử dụng

Người có cơ thể lạnh có biểu hiện rối loạn tiêu hoá khi uống trà hoa cúc

Người già và trẻ em

Trà hoa cúc giúp thanh nhiệt, giải độc, hạ huyết áp,… tuy nhiên đối với người già và trẻ nhỏ có hệ tiêu hóa kém có thể gây ra các bệnh về đường tiêu hoá. Đặc biệt ở trẻ nhỏ, uống trà hoa cúc có thể làm giảm nguồn năng lượng bên trong (Theo đông y gọi là dương khí), không tốt cho cơ thể trẻ nhỏ.

6 tác hại của trà hoa cúc và các đối tượng không nên sử dụng

Người già và trẻ em có hệ tiêu hoá kém không nên sử dụng trà hoa cúc quá nhiều

Người bị sốt thương hàn

Người bị sốt thương hàn sẽ có các dấu hiệu ho, đau họng. Khi uống trà hoa cúc sẽ làm tăng tiết axit dạ dày dẫn tới trào ngược, ợ hơi khiến triệu chứng bệnh viêm họng nặng hơn và giảm khả năng phục hồi của người bệnh.

6 tác hại của trà hoa cúc và các đối tượng không nên sử dụng

Sử dụng trà hoa cúc sẽ tăng thêm các triệu chứng sốt thương hàn

Người đang dùng đồng thời một số loại thuốc khác

Trong trường hợp sử dụng cần hỏi ý kiến bác sĩ, dược sĩ trước khi dùng:

  • Người bị tiểu đường đang dùng insulin.
  • Người đang sử dụng các loại thuốc an thần.
  • Người đang điều trị ung thư.
  • Người đang sử dụng thuốc chống đông máu.

6 tác hại của trà hoa cúc và các đối tượng không nên sử dụng

>>>>>Xem thêm: Chăm sóc sức khỏe cho mẹ bầu trong mùa dịch COVID-19

Khuyến cáo không sử dụng trà hoa cúc đối với người đang điều trị bằng một số thuốc

Bài viết trên đã cung cấp cho bạn đọc các tác hại của trà hoa cúc cũng như các đối tượng không nên sử dụng. Nếu thấy thông tin trên hữu ích, hãy chia sẻ cho nhiều người cùng biết nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *