Lactobacillus acidophilus là gì? 14 tác dụng của Lactobacillus acidophilus đối với sức khỏe

Rate this post

Lactobacillus acidophilus (L. acidophilus) là vi khuẩn xuất hiện trong men vi sinh và đồ ăn lên men với vai trò hỗ trợ tiêu hóa. Vậy, hãy cùng tìm hiểu về những lợi ích của vi khuẩn Lactobacillus acidophilus qua bài viết dưới đây nhé!

Bạn đang đọc: Lactobacillus acidophilus là gì? 14 tác dụng của Lactobacillus acidophilus đối với sức khỏe

Lactobacillus acidophilus là gì?

Lactobacillus acidophilus là một loại lợi khuẩn đường ruột đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe con người. Vi khuẩn L.acidophilus có khả năng sản xuất enzyme lactase nhằm phân hủy đường lactose thành axit lactic – dễ tiêu hóa và có vai trò cân bằng pH.

Lactobacillus acidophilus thường được bổ sung vào nhiều thực phẩm, thuốc uống có lợi cho sức khỏe như:

  • Men vi sinh để cân bằng vi khuẩn đường ruột.
  • Sữa chua, phô mai và rau củ lên men giúp kích thích tiêu hóa.
  • Các loại viên nang, viên nén, dạng bột, viên đặt âm đạo nhằm cân bằng pH âm đạo.[1]

Lactobacillus acidophilus là gì? 14 tác dụng của Lactobacillus acidophilus đối với sức khỏe

Lactobacillus acidophilus là một loại lợi khuẩn thường gặp trong đường tiêu hóa

Các tác dụng của Lactobacillus acidophilus đối với sức khỏe

Bên cạnh những lợi ích thường gặp, vi khuẩn Lactobacillus acidophilus còn đem đến nhiều lợi ích quan trọng khác cho sức khỏe như:

Giảm Cholesterol

Mức cholesterol tăng cao, nhất là LDL-C sẽ dẫn đến nhiều bệnh lý tim mạch. Các nghiên cứu cho thấy một số men vi sinh chứa L. acidophilus có thể làm giảm mức cholesterol nhờ việc vi khuẩn hấp thu cholesterol từ đường ruột để tạo thành lớp màng tế bào cho mình.

Ngoài ra, một vài nghiên cứu khác cũng chứng minh được tác dụng giảm cholesterol của sữa chua bổ sung L. acidophilus cao hơn 7% so với sữa chua thông thường.[1]

Lactobacillus acidophilus là gì? 14 tác dụng của Lactobacillus acidophilus đối với sức khỏe

L. acidophilus có thể làm giảm cholesterol xấu trong máu

Thúc đẩy giảm cân

Các vi khuẩn trong ruột giúp kiểm soát quá trình tiêu hóa thức ăn và một số quá trình khác của cơ thể và vì vậy chúng có ảnh hưởng đến cân nặng.

Một số nghiên cứu cho thấy các chế phẩm chứa lợi khuẩn L. acidophilus có thể giúp giảm cân, đặc biệt là khi được kết hợp với nhiều loại vi khuẩn tốt khác. Tuy nhiên, các nhà khoa học cần nghiên cứu sâu hơn để kết luận về ảnh hưởng của lợi khuẩn này đến cân nặng.[1]

Lactobacillus acidophilus là gì? 14 tác dụng của Lactobacillus acidophilus đối với sức khỏe

L. acidophilus có vai trò hỗ trợ giảm cân

Hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa nhiễm trùng âm đạo

Viêm âm đạo là bệnh lý phổ biến ở chị em phụ nữ thường do vi khuẩn gây ra khi có sự thay đổi về pH âm đạo.

Các nghiên cứu chỉ ra rằng L.acidophilus có thể giúp điều trị và ngăn ngừa bệnh lý này. Do vi khuẩn L.acidophilus sống nhiều trong âm đạo và chúng tạo ra axit lactic có tác dụng ngăn chặn sự phát triển của các vi khuẩn gây bệnh khác.[1]

Lactobacillus acidophilus là gì? 14 tác dụng của Lactobacillus acidophilus đối với sức khỏe

L. acidophilus có thể giúp giảm viêm nhiễm vùng âm đạo do vi khuẩn

Giúp đường ruột khỏe mạnh

Sức khỏe đường ruột của chúng ta được duy trì nhờ sự có mặt của hàng tỷ lợi khuẩn tiêu hóa, trong đó có L.acidophilus. Loại vi khuẩn này có khả năng sản xuất ra axit lactic giúp ngăn vi khuẩn có hại xâm nhập vào ruột và bảo vệ niêm mạc ruột được nguyên vẹn.

Ngoài ra, việc bổ sung L.acidophilus còn giúp cân bằng giữa vi khuẩn có lợi và vi khuẩn xấu trong đường ruột, giúp tăng tổng hợp axit béo chuỗi ngắn như butyrate. Nhờ đó, cơ thể dễ hấp thu thức ăn và hạn chế nguy cơ rối loạn tiêu hóa.[1]

Lactobacillus acidophilus là gì? 14 tác dụng của Lactobacillus acidophilus đối với sức khỏe

Bổ sung L. acidophilus có thể giúp cải thiện sức khỏe đường ruột

Ngăn ngừa và giảm tiêu chảy

Tiêu chảy là một cách mà cơ thể tự loại bỏ vi khuẩn gây hại ra khỏi đường tiêu hóa. Tuy nhiên, tiêu chảy số lượng lớn và kéo dài có thể gây nguy hiểm cho cơ thể vì dẫn đến mất nước.

Các chế phẩm sinh học chứa L.acidophilus​ đã được chứng minh có vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa tiêu chảy cấp cũng như làm giảm các triệu chứng của bệnh. Hơn thế, khi được kết hợp với những lợi khuẩn khác, L.acidophilus có thể giúp chữa bệnh:

  • Nhiễm trùng đường tiêu hóa như nhiễm virus rota ở trẻ em.
  • Chứng tiêu chảy khi đi du lịch.
  • Tiêu chảy do nhiễm vi khuẩn Clostridium difficile.[1]

Lactobacillus acidophilus là gì? 14 tác dụng của Lactobacillus acidophilus đối với sức khỏe

L. acidophilus giúp giảm triệu chứng tiêu chảy

Cải thiện các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích

Hội chứng ruột kích thích (IBS) là bệnh lý với những triệu chứng đặc trưng như đau bụng, đầy hơi và đại tiện bất thường. Bệnh có thể xuất hiện do ảnh hưởng của một số loại vi khuẩn trong ruột.

Trong một nghiên cứu trên 60 bệnh nhân mắc hội chứng ruột kích thích, các nhà khoa học đã chứng minh rằng men vi sinh chứa L.acidophilus có thể:

  • Cải thiện triệu chứng đầy hơi trong 1 – 2 tháng.
  • Giảm biểu hiện đau bụng.

Tuy nhiên, tác dụng của L.acidophilus đối với bệnh lý này còn phụ thuộc vào liều lượng vi khuẩn có trong thuốc. Sử dụng một liều thấp men vi sinh chứa L.acidophilus trong 1 thời gian ngắn cho thấy hiệu quả điều trị hội chứng ruột kích thích cao nhất.[1]

Lactobacillus acidophilus là gì? 14 tác dụng của Lactobacillus acidophilus đối với sức khỏe

Dùng L. acidophilus có thể giảm các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích

Giảm các triệu chứng cảm lạnh, cảm cúm

Lợi khuẩn L.acidophilus còn có vai trò thúc đẩy hệ thống miễn dịch và giúp chúng ta giảm nguy cơ nhiễm virus gây bệnh.

Các nghiên cứu đã chứng minh rằng việc dùng men vi sinh chứa L.acidophilus hàng ngày có thể ngăn ngừa cảm lạnh thông thường. Ngoài ra, chúng còn có thể làm giảm các triệu chứng như sốt, ho, hạn chế việc sử dụng kháng sinh trong bệnh cảm cúm ở trẻ nhỏ.[1]

Lactobacillus acidophilus là gì? 14 tác dụng của Lactobacillus acidophilus đối với sức khỏe

L. acidophilus giúp tăng cường sức đề kháng, giảm triệu chứng cảm cúm

Ngăn chặn và làm giảm các triệu chứng dị ứng

Dị ứng là những phản ứng đặc biệt của cơ thể khi tiếp xúc với những chất gây kích ứng hệ thống miễn dịch. Tình trạng này được đặc trưng bởi các triệu chứng như nổi mẩn đỏ trên da, ngứa da, chảy nước mũi hoặc đỏ mắt…

Qua nhiều nghiên cứu, các nhà khoa học đã chỉ ra rằng chế phẩm từ men vi sinh có thể làm giảm lượng kháng thể IgA – liên quan đến phản ứng dị ứng. Nhờ đó, men vi sinh giúp giảm các triệu chứng dị ứng như chảy nước mũi, tắc mũi…[1]

Lactobacillus acidophilus là gì? 14 tác dụng của Lactobacillus acidophilus đối với sức khỏe

Bổ sung L. acidophilus thường xuyên có thể giảm ngứa da do dị ứng

Ngăn ngừa và giảm các triệu chứng của bệnh chàm

Bệnh chàm hay viêm da cơ địa là bệnh lý khá phổ biến, nhất là ở trẻ em. Bệnh thường có biểu hiện viêm da, ngứa và đau rát, thậm chí bong tróc rất khó chịu.

Các nghiên cứu cho thấy rằng L.acidophilus có thể làm giảm các triệu chứng của tình trạng viêm da ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Ngoài ra, nó cũng giúp phòng ngừa bệnh chàm ở phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh trong ba tháng đầu đời với tỷ lệ giảm nguy cơ mắc bệnh lên đến 22%.[1]

Lactobacillus acidophilus là gì? 14 tác dụng của Lactobacillus acidophilus đối với sức khỏe

Vi khuẩn L. acidophilus có thể làm giảm và ngăn ngừa bệnh chàm hiệu quả

Hỗ trợ điều trị trầm cảm

Các nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng sức khỏe đường ruột có liên quan chặt chẽ đến những vấn đề tâm lý, tâm thần.

Theo một nghiên cứu năm 2013 và 2016, cho thấy các lợi khuẩn đường ruột trong đó có L.acidophilus có thể kích thích các chất dẫn truyền tín hiệu thần kinh. Nhờ đó, có thể hỗ trợ làm giảm các triệu chứng của trầm cảm như cảm thấy vô vọng, bất lực, dễ khóc, cáu kỉnh và nổi nóng… cũng như giảm tỷ lệ mắc bệnh.[2]

Tìm hiểu thêm: Thương hiệu Delorbis Pharmaceuticals của nước nào? Có tốt không?

Lactobacillus acidophilus là gì? 14 tác dụng của Lactobacillus acidophilus đối với sức khỏe

Cơ thể có đầy đủ lợi khuẩn L. acidophilus sẽ giảm nguy cơ mắc trầm cảm

Cải thiện hội chứng mệt mỏi mãn tính (CFS)

Hội chứng mệt mỏi mãn tính gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và hiệu quả công việc của người bệnh bởi các biểu hiện như:

  • Cơ thể thường xuyên thấy mệt mỏi, thiếu sức sống.
  • Thờ ơ với cuộc sống.
  • Giảm hoặc mất khả năng tập trung và ghi nhớ.
  • Rối loạn giấc ngủ.

Một trong số nguyên nhân gây ra hội chứng này là do sự bất thường của hệ tiêu hóa. Việc bổ sung đầy đủ lợi khuẩn L.acidophilus được chứng minh giúp nâng cao sức khỏe đường ruột, nhờ đó có thể giảm triệu chứng mệt mỏi kéo dài.[2]

Lactobacillus acidophilus là gì? 14 tác dụng của Lactobacillus acidophilus đối với sức khỏe

Bổ sung đủ L. acidophilus có thể giảm bớt triệu chứng mệt mỏi kéo dài

Giảm tình trạng không dung nạp Lactose

Không dung nạp lactose là tình trạng đường tiêu hóa không thể biến đổi và hấp thu các thức ăn chứa lactose như sữa, kem, phô mai, sữa chua… dẫn đến cơ thể bị tiêu chảy kéo dài. L.acidophilus là loại vi khuẩn có khả năng tiết enzyme lactase để phân hủy lactose.

Vì vậy, trẻ mắc bệnh không dung nạp lactose có thể dùng các loại thức ăn, men vi sinh có chứa L.acidophilus. Điều này có thể giúp hỗ trợ đường tiêu hóa và tăng cường quá trình hấp thu các chất dinh dưỡng.[2]

Lactobacillus acidophilus là gì? 14 tác dụng của Lactobacillus acidophilus đối với sức khỏe

Lợi khuẩn L. acidophilus có tác dụng lớn giúp giảm tình trạng không dung nạp lactose

Ngăn ngừa nhiễm trùng nấm âm đạo

Tương tự viêm âm đạo do vi khuẩn, nhiễm nấm Candida cũng xảy ra khi có sự thay đổi về môi trường pH trong âm đạo. Vì thế, sử dụng các viên đặt hoặc thuốc bột chứa L.acidophilus có thể làm cân bằng hệ vi sinh, ổn định pH giúp cải thiện tình trạng nhiễm nấm hiệu quả.[2]

Lactobacillus acidophilus là gì? 14 tác dụng của Lactobacillus acidophilus đối với sức khỏe

L. acidophilus giúp hỗ trợ điều trị nấm âm đạo

Hỗ trợ điều trị bệnh viêm ruột

Bệnh Crohn và viêm loét đại tràng là 2 bệnh lý viêm ruột phổ biến gây ra biểu hiện đau bụng, tiêu chảy, gầy sút cân… Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, điều trị bổ sung men vi sinh có chứa L.acidophilus giúp kiểm soát đáng kể các triệu chứng của bệnh, nâng cao chất lượng cuộc sống.[2]

Lactobacillus acidophilus là gì? 14 tác dụng của Lactobacillus acidophilus đối với sức khỏe

Uống L. acidophilus có thể làm giảm triệu chứng viêm ruột

Hướng dẫn cách dùng Lactobacillus acidophilus đúng cách an toàn và hiệu quả

Lactobacillus acidophilus là loại vi khuẩn vốn có trong đường ruột. Nó giúp bảo vệ niêm mạc tiêu hóa, cân bằng hệ vi sinh vật và tăng cường khả năng hấp thu. Vì thế, bạn có thể bổ sung loại vi khuẩn này thường xuyên thông qua thức ăn như sữa chua, phô mai, tương miso hoặc đậu nành lên men và các chế phẩm sinh học…

Tuy nhiên, khi sử dụng sản phẩm bổ sung L.acidophilus, bạn nên lưu ý về hàm lượng vi khuẩn và thời gian sử dụng. Tốt nhất, bạn nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ và dược sĩ trước khi quyết định bổ sung.[2][1]

Nên sử dụng Lactobacillus acidophilus bao nhiêu một ngày?

Liều lượng bổ sung lợi khuẩn Lactobacillus acidophilus là khác nhau tùy theo thời gian sử dụng. Bạn có thể tham khảo một số liều dùng sau:

  • Đối với người lớn: Khoảng 50 triệu đến 100 tỷ đơn vị khuẩn lạc/ngày (tương đương số lượng vi khuẩn hoặc tế bào nấm trong một viên thuốc) trong tối đa 6 tháng.
  • Đối với trẻ em: Từ 100 triệu đến 50 tỷ đơn vị khuẩn lạc/ngày trong tối đa 3 tháng.[3]

Sử dụng Lactobacillus acidophilus quá nhiều có tốt không?

Các tác dụng thường gặp khi sử dụng Lactobacillus acidophilus

Dù Lactobacillus acidophilus đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Song, một số người khi sử dụng quá nhiều Lactobacillus acidophilus có thể gây ra các tác dụng phụ như:

  • Đau bụng nhẹ.
  • Tiêu chảy.
  • Táo bón.
  • Đầy hơi.
  • Chướng bụng.[2][1]

Lactobacillus acidophilus là gì? 14 tác dụng của Lactobacillus acidophilus đối với sức khỏe

Đầy hơi có thể là tác dụng phụ khi dùng quá nhiều L. acidophilus

Các dấu hiệu phản ứng dị ứng cần gặp Bác sĩ

Ngoài ra, một số trường hợp có thể xuất hiện các triệu chứng dị ứng sau khi sử dụng chế phẩm chứa Lactobacillus acidophilus. Khi đó, cần nhanh chóng đưa người bệnh đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được điều trị sớm. Các biểu hiện dị ứng thường gặp gồm:

  • Cảm giác ngứa toàn thân.
  • Nổi ban đỏ trên da.
  • Sưng môi và mắt.
  • Khó thở.[2]

Lactobacillus acidophilus là gì? 14 tác dụng của Lactobacillus acidophilus đối với sức khỏe

Khó thở sau khi dùng L. acidophilus là dấu hiệu cần đến gặp bác sĩ sớm

Đối tượng không nên sử dụng Lactobacillus acidophilus

Lactobacillus acidophilus không nên sử dụng với những người có sức đề kháng kém hoặc đang có những tổn thương nặng trên đường tiêu hóa để tránh vi khuẩn lan tràn khắp cơ thể gây nhiễm trùng huyết. Các đối tượng không nên dùng Lactobacillus acidophilus gồm:

  • Người bệnh nặng.
  • Trẻ sơ sinh bị ốm nặng.
  • Những người đã phẫu thuật gần đây.
  • Người suy giảm miễn dịch (người cao tuổi, ung thư, HIV/AIDS…)[2]

Lactobacillus acidophilus là gì? 14 tác dụng của Lactobacillus acidophilus đối với sức khỏe

Trẻ sơ sinh đang ốm nặng không nên dùng L. acidophilus

Thực phẩm bổ sung Lactobacillus acidophilus

Lactobacillus acidophilus là loại vi khuẩn có mặt nhiều trong thức ăn được lên men mà bạn có thể bổ sung hàng ngày như:

  • Sữa chua: bạn có thể sử dụng các loại sữa chua truyền thống, sữa chua không đường hoặc sữa chua Hy Lạp sau mỗi bữa ăn để bổ sung lợi khuẩn.[4]
  • Thức uống sữa lên men: cũng giống như sữa chua, bạn có thể uống các loại sữa lên men để bổ sung lợi khuẩn, hỗ trợ tiêu hóa sau mỗi bữa ăn.
  • Đậu nành hoặc nước tương lên men: trong đậu nành lên men không chỉ chứa Lactobacillus acidophilus mà còn có nhiều vi khuẩn có lợi khác cũng như giàu protein và khoáng chất rất tốt cho sức khỏe.
  • Phô mai: quá trình lên men từ sữa đã giúp phô mai không những có hương vị thơm ngon mà còn chứa nhiều vi khuẩn Lactobacillus acidophilus tốt cho đường tiêu hóa.
  • Trà nấm hoặc trà lên men: đây cũng là một thức uống giúp hỗ trợ tiêu hóa, giảm đầy hơi hiệu quả do chứa nhiều lợi khuẩn Lactobacillus acidophilus.
  • Dưa cải bắp đã lên men: các loại dưa chua đều được hình thành nhờ sự phát triển của vi khuẩn Lactobacillus acidophilus. Do đó, bạn có thể ăn dưa chua từ 1 – 2 bữa/tuần để hỗ trợ quá trình tiêu hóa được tốt hơn.
  • Kim chi: cũng giống như dưa cải muối chua, quá trình lên men đã giúp kim chia có được mùi vị thơm ngon, dễ ăn và chứa lượng lớn Lactobacillus acidophilus tốt cho sức khỏe.[2][1]

Lactobacillus acidophilus là gì? 14 tác dụng của Lactobacillus acidophilus đối với sức khỏe

Sữa, phô mai và đậu nành là những thực phẩm giàu lợi khuẩn L. acidophilus

Hy vọng bài viết trên đã đem đến cho bạn những kiến thức bổ ích về tác dụng và cách bổ sung Lactobacillus acidophilus hiệu quả cho sức khỏe. Tuy nhiên, để tìm ra sản phẩm men vi sinh phù hợp và sử dụng đúng cách, bạn cần tham khảo lời khuyên từ chuyên gia y tế nhé!

  • Is Lactobacillus acidophilus good for health?

    https://www.medicalnewstoday.com/articles/324194

  • Acidophilus

    https://my.clevelandclinic.org/health/drugs/22650-acidophilus

  • Which yogurts contain Lactobacillus acidophilus?

    https://www.medicalnewstoday.com/articles/323364

  • Xem thêm Lactobacillus acidophilus là gì? 14 tác dụng của Lactobacillus acidophilus đối với sức khỏe

    >>>>>Xem thêm: 8 dấu hiệu u não nguy hiểm và cách chẩn đoán bệnh chính xác

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *