Rau cần tây có tác dụng gì? 19 lợi ích và các lưu ý khi dùng cần tây

Rate this post

Cần tây là một loại rau phổ biến ở nhiều nước trên thế giới và được sử dụng trong nhiều món ăn khác nhau. Các tác dụng của cần tây có thể kể đến như giảm cân, hỗ trợ tim mạch, tăng cường hệ miễn dịch, lợi tiểu, giảm mỡ máu,… Hãy cùng bài viết dưới đây tìm hiểu về cần tây có tác dụng gì với sức khoẻ nhé!

Bạn đang đọc: Rau cần tây có tác dụng gì? 19 lợi ích và các lưu ý khi dùng cần tây

Thành phần dinh dưỡng trong rau cần tây

Trong 40g cần tây tươi có chứa các chất dinh dưỡng, vitamin, khoáng chất như:

  • Calo: 5,6.
  • Chất béo: 0,1g.
  • Natri: 32mg.
  • Carbohydrate: 1,2g.
  • Chất xơ: 0,6g.
  • Đường: 0.5g.
  • Chất đạm: 0,3g.
  • Kali: 104mg.
  • Phốt pho: 9,6mg.
  • Vitamin A: 8,8mcg.
  • Folate: 14,4mcg.
  • Vitamin K: 11,7mcg. [1]

Rau cần tây có tác dụng gì? 19 lợi ích và các lưu ý khi dùng cần tây

Cần tây là một nguồn cung cấp vitamin và khoáng chất tốt

Tác dụng sức khoẻ của rau cần tây

Hỗ trợ giảm cân

Cần tây có hàm lượng chất xơ và nước cao cùng với lượng calo thấp giúp bạn không nạp quá nhiều calo khi ăn cần tây. Thêm vào đó, cần tây không chứa nhiều tinh bột giúp hỗ trợ giảm cân hiệu quả.

Ngoài ra, cần tây cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất kết hợp với các loại thực phẩm giàu chất béo tốt như các loại đậu, hạt, cá hồi,… sẽ mang lại hiệu quả giảm cân tốt khi thực hiện các chế độ ăn kiêng. [1]

Rau cần tây có tác dụng gì? 19 lợi ích và các lưu ý khi dùng cần tây

Cần tây có hàm lượng chất xơ và nước cao giúp hỗ trợ giảm cân

Hỗ trợ sức khỏe tim mạch

Cần tây cung cấp vitamin và khoáng chất, bao gồm canxi, folate, vitamin K và flavonoid có tác dụng chống viêm và bảo vệ hệ tim mạch. Bên cạnh đó, cần tây có chứa kali giúp điều chỉnh huyết áp, giảm nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ. [2]

Rau cần tây có tác dụng gì? 19 lợi ích và các lưu ý khi dùng cần tây

Rau cần tây có tác dụng chống viêm và bảo vệ hệ tim mạch

Tốt cho hệ tiêu hoá

Cần tây là nguồn cung cấp chất xơ hòa tan và chất xơ không hòa tan có thể bảo vệ niêm mạc hệ tiêu hóa và cải thiện tình trạng loét dạ dày, hỗ trợ chức năng tiêu hóa. Bên cạnh đó, hàm lượng chất xơ trong cần tây cũng góp phần cải thiện tình trạng táo bón và xây dựng hệ vi khuẩn có lợi cho đường ruột.

Dịch chiết cần tây có chứa một số flavonoid và thành phần có hoạt tính kháng khuẩn chống lại Escherichia coli – một vi khuẩn thường gặp ở đường tiêu hoá. Ngoài ra, các chất này còn đóng vai trò trong việc điều trị loét dạ dày. [2]

Rau cần tây có tác dụng gì? 19 lợi ích và các lưu ý khi dùng cần tây

Cần tây có thể bảo vệ niêm mạc hệ tiêu hóa và cải thiện tình trạng loét dạ dày

Hỗ trợ điều trị tiểu đường

Các flavonoid như apigenin, luteolin và phenolics có trong cần tây có tác dụng chống lại sự tổn thương của các tế bào beta tuyến tụy – là nơi sản xuất insulin. Đặc biệt, apigenin có thể giúp làm chậm sự tiến triển của bệnh tiểu đường.

Cần tây cũng cung cấp nhiều quercetin – chất chống oxy hóa mạnh giúp cải thiện sự hấp thu glucose ở gan và kích thích tiết insulin hỗ trợ phòng ngừa và điều trị bệnh tiểu đường.

Theo nghiên cứu, uống 250mg chiết xuất lá cần tây ba lần mỗi ngày trước bữa ăn giúp giảm lượng đường trong máu ở người lớn tuổi mắc bệnh tiểu đường. [1]

Rau cần tây có tác dụng gì? 19 lợi ích và các lưu ý khi dùng cần tây

Cần tây có thể giúp làm chậm sự tiến triển của bệnh tiểu đường

Chứa nhiều chất chống oxy hoá

Cần tây chứa các hợp chất chống oxy hóa mạnh, bao gồm axit caffeic, axit p-coumaric, axit ferulic, apigenin, luteolin, tanin, saponin và kaempferol giúp ngăn chặn các gốc tự do gây tổn hại cho các mô và tế bào, giảm stress oxy hoá và bảo vệ tổn thương tế bào, cơ quan. [1]

Rau cần tây có tác dụng gì? 19 lợi ích và các lưu ý khi dùng cần tây

Cần tây chứa nhiều chất chống oxy hoá tốt cho sức khoẻ

Chống viêm

Cần tây có chứa apigenin – hợp chất tự nhiên có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn, kháng vi-rút và chống oxy hóa. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng một chế độ ăn cần tây thường xuyên (giàu apigenin) có thể làm giảm tình trạng viêm đại tràng và cân bằng hệ thống đường tiêu hoá. [3]

Rau cần tây có tác dụng gì? 19 lợi ích và các lưu ý khi dùng cần tây

Cần tây có tác dụng giảm viêm, ngăn ngừa bệnh tật

Hỗ trợ kiểm soát huyết áp

Cần tây hoặc nước ép cần tây có thể giúp duy trì huyết áp ở mức ổn định và điều trị huyết áp cao. Ngoài ra, apigenin trong rau cần tây có thể giúp giãn mạch máu, hỗ trợ máu lưu thông tốt hơn và làm giảm huyết áp.

Ngoài ra, một số nghiên cứu cho thấy rằng hàm lượng nitrat tự nhiên cao trong rau cần tây giúp mang lại những lợi ích sức khỏe tim mạch. [4]

Rau cần tây có tác dụng gì? 19 lợi ích và các lưu ý khi dùng cần tây

Cần tây có thể giúp duy trì huyết áp ở mức ổn định và điều trị huyết áp cao

Tốt cho hệ thần kinh

Dưới đây là một số tác dụng của rau cần tây giúp cải thiện sức khỏe thần kinh:

  • Sinh thần kinh: cần tây có tác dụng thúc đẩy quá trình tái sinh và bảo vệ mạng lưới thần kinh. [4]
  • Phòng ngừa, điều trị bệnh Alzheimer: chiết xuất cần tây chứa vitamin K giúp cải thiện chức năng não, có giá trị trong cả việc phòng ngừa và điều trị bệnh Alzheimer. [5]
  • Tăng cường trí nhớ: hàm lượng vitamin A và choline có trong cần tây giúp cải thiện trí nhớ, sự tập trung và khả năng học tập. Chiết xuất cần tây có thể cải thiện chức năng nhận thức liên quan đến lão hóa và trầm cảm. [2]
  • Giúp ngủ ngon: cần tây chứa hợp chất butylphthalide có tác dụng làm dịu hệ thống thần kinh trung ương giúp thúc đẩy ngủ ngon hơn. [6]

Rau cần tây có tác dụng gì? 19 lợi ích và các lưu ý khi dùng cần tây

Cần tây có tác dụng làm dịu hệ thống thần kinh trung ương giúp thúc đẩy ngủ ngon hơn

Hỗ trợ ngăn ngừa ung thư

Cần tây chứa các hợp chất chống viêm và chất chống oxy hóa có thể loại bỏ các gốc tự do giúp giảm viêm và ngăn ngừa ung thư.

Theo nghiên cứu, dịch chiết cần tây đã được thử nghiệm và có hiệu quả trên một số dòng tế bào ung thư bạch cầu. Bên cạnh đó, thành phần rau cần tây chứa luteolin có tính chất chống ung thư giúp ngăn chặn sự lan rộng của các tế bào ung thư. [4]

Rau cần tây có tác dụng gì? 19 lợi ích và các lưu ý khi dùng cần tây

Ăn cần tây hỗ trợ phòng ngừa ung thư và ngăn chặn ung thư lan rộng

Hỗ trợ giảm mỡ máu, bảo vệ gan

Mỡ máu cao được cho là nguyên nhân gây ra tình trạng đau tim hoặc đột quỵ. Các chất dinh dưỡng có trong cần tây bao gồm vitamin C và polyphenol có tác dụng giảm lượng mỡ dư thừa trong cơ thể. Vì vậy, việc cung cấp rau cần tây hàng ngày có thể giúp kiểm soát mỡ máu cao. [4]

Trong một nghiên cứu, chế độ ăn rau cần tây cùng với rau diếp xoăn thường xuyên làm giảm men gan, cholesterol toàn phần, triglyceride và cải thiện tình trạng mỡ máu ở người mắc bệnh này.

Rau cần tây có tác dụng gì? 19 lợi ích và các lưu ý khi dùng cần tây

Cần tây có thể giúp kiểm soát mỡ máu cao

Tăng cường thị lực

Các vitamin trong cần tây có tác dụng chống oxy hóa giúp ngăn ngừa thoái hóa điểm vàng do tuổi tác – là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra mất thị lực.

Cần tây cung cấp vitamin A, vitamin B và vitamin C giúp cải thiện thị lực tốt hơn. Bên cạnh đó, cần tây còn chứa lutein và zeaxanthin, là những carotenoid tích tụ trong võng mạc để hỗ trợ bảo vệ thị lực. [1]

Rau cần tây có tác dụng gì? 19 lợi ích và các lưu ý khi dùng cần tây

Cần tây có chứa carotenoid giúp hỗ trợ bảo vệ thị lực

Giảm dị tật bẩm sinh cho thai nhi

Cần tây là một nguồn folate tốt có quan trọng trong giai đoạn đầu của quá trình phát triển thai nhi. Bổ sung folate có thể giúp giảm nguy cơ dị tật bẩm sinh ống thần kinh và tình trạng sinh non.

Ăn rau cần tây có thể giúp cung cấp folate cần thiết cho thai kỳ khỏe mạnh và giúp phụ nữ trong độ tuổi sinh nở bổ sung những dưỡng chất cần thiết. [1]

Tìm hiểu thêm: Cách tăng cường sức đề kháng cho trẻ ngày Tết

Rau cần tây có tác dụng gì? 19 lợi ích và các lưu ý khi dùng cần tây

Cần tây giúp giảm nguy cơ dị tật bẩm sinh và sinh non

Lợi tiểu

Rau cần tây giúp tăng cường bài tiết nước tiểu và axit uric trong cơ thể. Bên cạnh đó, rau cần tây cũng giúp giảm lượng protein trong nước tiểu.

Vì vậy, cần tây được khuyến nghị nên bổ sung trong chế độ ăn của bệnh nhân bị nhiễm trùng đường tiết niệu tái phát để giúp giảm lượng nước dư thừa trong cơ thể. [6]

Rau cần tây có tác dụng gì? 19 lợi ích và các lưu ý khi dùng cần tây

Cần tây có tác dụng lợi tiểu, tránh nhiễm trùng đường tiết niệu

Hỗ trợ giảm hen suyễn

Bổ sung cần tây thường xuyên có thể giúp giảm triệu chứng hen suyễn. Thành phần cần tây có chứa vitamin C giúp ngăn chặn sự tác động của các gốc tự do gây hại đối với hệ hô hấp và giảm mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng hen suyễn. [6]

Rau cần tây có tác dụng gì? 19 lợi ích và các lưu ý khi dùng cần tây

Cần tây giúp giảm mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng hen suyễn

Tăng cường sức khoẻ xương khớp

Cần tây và hạt cần tây chứa khoảng 25 hợp chất chống viêm giúp bảo vệ cơ thể khỏi các cơn viêm gây đau. Do đó, những bệnh nhân bị viêm khớp hoặc loãng xương nên bổ sung cần tây trong chế độ ăn để hỗ trợ điều trị bệnh.

Ngoài ra, cần tây cũng rất giàu vitamin K giúp tăng cường mật độ xương và hỗ trợ quá trình đông máu giúp làm giảm nguy cơ gãy xương. [6]

Rau cần tây có tác dụng gì? 19 lợi ích và các lưu ý khi dùng cần tây

Cần tây giúp tăng cường mật độ xương và làm giảm nguy cơ gãy xương

Tăng cường sức khoẻ sinh lý nam giới

Nghiên cứu cho thấy apigenin và apium trong cần tây có khả năng chống lại tổn thương tinh hoàn do hóa chất gây ra đem lại tác dụng tích cực trong việc phục hồi tinh hoàn và chức năng sinh dục.

Ngoài ra, cần tây có thể kích thích sản sinh hormone nam như androstenol và androsterone, hoạt động như một chất kích thích tình dục tự nhiên. Bên cạnh đó, cần tây còn có tác dụng tăng số lượng tinh trùng, cải thiện khả năng sinh sản của nam giới. [6]

Rau cần tây có tác dụng gì? 19 lợi ích và các lưu ý khi dùng cần tây

Cần tây có khả năng cải thiện khả năng sinh sản của nam giới

Giảm triệu chứng trào ngược dạ dày

Cần tây có tính axit thấp nên có thể được sử dụng như một phương thuốc chữa chứng trào ngược dạ dày, đặc biệt là đối với những người cao tuổi. Chiết xuất ethanol của cần tây có thể chống co thắt rất tốt, đặc biệt là giảm co thắt đường tiêu hóa.

Cần tây chứa nhiều axit clohydric giúp phục hồi đường ruột và tăng cường khả năng tiêu hoá. Vì thế, uống nước ép cần tây thường xuyên và đúng cách sẽ giúp cơ thể tiêu hoá thức ăn nhanh hơn và ngăn ngừa tình trạng trào ngược dạ dày. [6]

Rau cần tây có tác dụng gì? 19 lợi ích và các lưu ý khi dùng cần tây

Cần tây giúp phục hồi đường ruột và tăng cường khả năng tiêu hoá

Giảm chướng bụng

Cần tây chứa lượng lớn chất xơ giúp kích thích quá trình tiêu hóa, giảm chướng bụng và các triệu chứng liên quan.

Bên cạnh đó, nước ép cần tây thúc đẩy gan tăng sản xuất mật và tăng cường sản xuất axit hydrochloric trong dạ dày để phân huỷ protein cũ không tiêu hóa được và chất béo ứ đọng ở đáy dạ dày, giúp cải thiện tình trạng đầy hơi. [7]

Rau cần tây có tác dụng gì? 19 lợi ích và các lưu ý khi dùng cần tây

Cần tây giúp kích thích quá trình tiêu hóa và giảm chướng bụng

Hỗ trợ điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu

Cần tây có tính kháng khuẩn tự nhiên giúp ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn gây nhiễm trùng trong hệ thống đường tiết niệu. Ngoài ra, cần tây cũng có khả năng tăng cường chức năng thận và kích thích sự sản xuất nước tiểu giúp loại bỏ vi khuẩn và chất cặn bẩn khỏi đường tiết niệu. [8]

Rau cần tây có tác dụng gì? 19 lợi ích và các lưu ý khi dùng cần tây

Cần tây giúp ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn gây nhiễm trùng đường tiết niệu

Cách sử dụng rau cần tây trong các bữa ăn

Rau cần tây có thể ăn sống hoặc ăn chín nhưng rau sống thường chứa nhiều chất dinh dưỡng hơn so với rau nấu chín.

Theo một nghiên cứu, hấp cần tây trong 10 phút có thể không ảnh hưởng đáng kể đến hàm lượng chất chống oxy hóa, nhưng cần tây luộc có thể làm giảm hàm lượng dưỡng chất có trong rau.

Bạn có thể kết hợp cần tây với dưa chuột, táo, cải bó xôi và chanh để tạo ra một ly sinh tố ngon và tốt cho sức khỏe. Ngoài ra, bạn có thể thêm cần tây hoặc hạt cần tây vào các món salad, súp,… [3]

Rau cần tây có tác dụng gì? 19 lợi ích và các lưu ý khi dùng cần tây

Rau cần tây có thể ép nước để uống

Lưu ý khi ăn cần tây

Có nên ăn nhiều cần tây không?

Ăn cần tây một cách hợp lý sẽ mang lại lợi ích tốt cho sức khỏe vì cần tây có chứa nhiều chất dinh dưỡng quan trọng như vitamin C, vitamin K, kali và chất xơ.

Tuy nhiên, với bất kỳ loại thực phẩm nào, việc ăn quá nhiều cần tây cũng có thể gây ra một số vấn đề về tiêu hóa như đầy hơi, chướng bụng và rối loạn tiêu hóa.

Mỗi người có nhu cầu dinh dưỡng và hệ tiêu hóa khác nhau, vì vậy, nên điều chỉnh khẩu phần ăn phù hợp theo cá nhân và lắng nghe cơ thể của mình. Mỗi ngày bạn chỉ nên ăn 3 – 5 chén rau cần tây sống hoặc 2 – 3 chén rau đã nấu chín. [4]

Rau cần tây có tác dụng gì? 19 lợi ích và các lưu ý khi dùng cần tây

Mỗi ngày bạn chỉ nên ăn 3 – 5 chén rau cần tây sống

Lưu ý khi chọn mua và bảo quản cần tây

Một số mẹo hữu ích để chọn mua, bảo quản cần tây tươi ngon, mọi người cần lưu ý như:

  • Chọn cây cần tây có thân cứng cáp và thẳng.
  • Lá phải giòn và tươi, có màu từ nhạt đến xanh tươi. Hạn chế mua cần tây có mảng màu vàng hoặc nâu.
  • Chỉ nên cắt cần tây ngay trước khi sử dụng để giữ nguyên chất dinh dưỡng. Nếu đã được cắt nhỏ thì chỉ nên bảo quản trong vài giờ.
  • Hấp cần tây sẽ giữ nguyên hương vị và hầu như tất cả các chất dinh dưỡng.
  • Ăn cần tây tươi trong vòng 5 – 7 ngày sau khi thu hoạch.
  • Lá cần tây chứa nhiều canxi, kali và vitamin C nhất. Do vậy, không nên vứt bỏ lá cần tây và hãy ăn lá cần tây trong vòng 1 – 2 ngày sau khi mua. [9]

Rau cần tây có tác dụng gì? 19 lợi ích và các lưu ý khi dùng cần tây

Nên chọn cây cần tây có thân cứng cáp và thẳng

Các đối tượng không nên ăn cần tây

Một số đối tượng không nên ăn cần tây để tránh xảy ra những tác dụng không mong muốn như:

  • Người dị ứng với cần tây: đối tượng này khi ăn cần tây dễ xuất hiện các triệu chứng như: sưng môi, khó thở, chóng mặt, ngất xỉu, buồn nôn,… [4]
  • Bệnh nhân sỏi thận, có vấn đề về thận: Cần tây chứa nhiều oxalat có thể gây kết tủa với canxi trong cơ thể, gây sỏi thận. [2]
  • Phụ nữ đang mang thai: bởi vì cần tây có thể kích thích tử cung và có nguy cơ sẩy thai. [4]
  • Bệnh nhân đang dùng thuốc methotrexate: Đây là thuốc điều trị các bệnh tự miễn dịch và ung thư, không nên uống chung khi ăn rau cần tây bởi vì hàm lượng folate có trong cần tây gây ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc. [1]
  • Bệnh nhân trước khi phẫu thuật: rau cần tây kết hợp với thuốc gây mê và các loại thuốc khác được sử dụng trong và sau phẫu thuật có thể ảnh hưởng xấu tới hệ thống thần kinh trung ương.
  • Người bị huyết áp thấp: cần tây có tình hàn, nếu dùng thường xuyên có thể làm giảm huyết áp.

Rau cần tây có tác dụng gì? 19 lợi ích và các lưu ý khi dùng cần tây

>>>>>Xem thêm: Cách giảm triệu chứng COVID-19 không dùng thuốc

Phụ nữ đang mang thai không nên ăn cần tây

Như bạn đã thấy, cần tây có những giá trị dinh dưỡng tuyệt vời và mang lại những lợi ích thiết thực cho sức khỏe con người. Hơn nữa, đây còn là loại rau mà bạn có thể tìm thấy ở bất kì siêu thị nào. Do đó, hãy bổ sung loại rau này vào chế độ ăn của bạn ngay nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *