Hiện nay không ít người gặp phải tình trạng Covid-19 đã hết nhưng triệu chứng bị ho nhiều vẫn xảy ra. Hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân của tình trạng này để tránh gây cảm giác lo lắng và hoang mang cho bản thân mình nhé!
Bạn đang đọc: 6 lý do bạn còn triệu chứng ho dù đã hết mắc Covid-19
Contents
6 lý do bạn còn triệu chứng ho dù đã hết mắc COVID 19
Ho do phản xạ bảo vệ
Khi có bất kì vật lạ nào xâm nhập vào đường thở, phản xạ ho sẽ lập tức xảy ra để bảo vệ đường hô hấp của chúng ta. Ho giúp tống các vật lạ này ra khỏi cơ thể.
Trong trường hợp bị bệnh đường hô hấp như covid-19, động tác ho giúp loại bỏ đờm ứ đọng mà cơ thể đã tiết ra. Hơn nữa khi mắc bệnh thì đường hô hấp sẽ nhạy cảm hơn nên dễ gây ra những cơn ho sặc sụa kéo dài.
Một số nghiên cứu cho thấy virus Corona có khả năng tác động vào dây thần kinh phế vị. Dây thần kinh này chịu trách nhiệm kích thích phản xạ ho của cơ thể.[1]
Ho giúp tống đờm ứ đọng ra khỏi đường hô hấp
Ho do nhiễm trùng đường hô hấp trên
Có một số trường hợp bệnh nhân sau khi mắc covid-19, lại tiếp tục nhiễm trùng thêm một loại virus hoặc vi khuẩn nào khác ở đường hô hấp trên. Điều này có nghĩa là phần lớn nguyên nhân gây ho sau covid-19 ở những bệnh nhân này không phải do covid-19 mà do một tác nhân khác gây bệnh sau đó.
Ho có thể là triệu chứng của bệnh nhiễm trùng đường hô hấp do hậu covid-19
Ho do viêm xoang
Bệnh viêm xoang có thể xuất hiện trước hoặc sau covid-19. Viêm xoang gây tăng tiết dịch đường hô hấp và phù nề, ứ đọng dịch ở các xoang bị viêm. Khi bạn nằm xuống, chất dịch này sẽ chảy xuống vùng hầu họng. Lúc này bạn có thể nuốt, khạc đờm hoặc ho để loại bỏ dịch nhầy ra khỏi cổ họng.
Viêm xoang có thể gây ra phản xạ ho
Ho do tình trạng viêm mãn tính
Tình trạng viêm mãn tính thường xuất hiện ở người đã có nhiều đợt nhiễm trùng đường hô hấp hoặc mắc bệnh đường hô hấp mãn tính trước đây như: viêm phổi, COPD, viêm phế quản…
Việc mắc bệnh covid-19 sẽ làm tình trạng viêm mãn tính này trở nên nặng hơn. Từ đó sẽ làm xuất hiện phản xạ ho dai dẳng ở những bệnh nhân này. Nếu ho kéo dài trên 3 tuần thì bạn nên đi khám bác sĩ để được thăm khám và thực hiện các xét nghiệm kiểm tra.
Tình trạng viêm mãn tính gây ho sau covid-19
Ho do viêm phế quản phổi
Khi bạn mắc covid-19, sức chống đỡ của cơ thể sẽ dần giảm xuống. Trong lúc này các tác nhân gây bệnh có thể tấn công bạn dễ dàng hơn, đặc biệt là ở đường hô hấp.
Mặc dù triệu chứng ở đường hô hấp trên như: hắt hơi, sổ mũi, đau họng,… đã hết nhưng phế quản đã bị viêm do nhiễm trùng sẽ dẫn đến tình trạng ho vẫn kéo dài ở bệnh nhân sau nhiễm covid-19.
Viêm phế quản dễ xảy ra sau bệnh covid-19 nên gây ho dai dẳng
Ho do triệu chứng bệnh nghiêm trọng
Trường hợp ho lâu ngày và kèm theo một số triệu chứng khác thì nguyên nhân có thể đến từ một bệnh nghiêm trọng khác chứ không phải là hậu covid-19. Dưới đây là một số bệnh lý có thể dẫn đến tình trạng ho dai dẳng:
- Ung thư phổi: có thể kèm triệu chứng sụt cân, đau ngực, khó thở, ho ra máu… Bệnh thường sẽ được phát hiện khi chụp XQuang phổi.
- Lao phổi: có thể đến từ việc bạn có tiền sử tiếp xúc với người bị lao không điều trị, và có một số triệu chứng như: ho ra đờm lẫn máu, sốt nhẹ về chiều.
Hình ảnh XQuang phổi giúp gợi ý chẩn đoán các bệnh nghiêm trọng ở phổi
Điều trị ho kéo dài sau Covid-19
Làm giảm kích thích đường hô hấp
Ho chính là một phản xạ của cơ thể khi có kích thích tại đường thở. Vì vậy để giảm ho chúng ta có thể dùng một số sản phẩm sau đây để làm dịu cổ họng:
- Chanh đào ngâm mật ong có tác dụng kháng viêm, long đờm.
- Bạc hà chứa tinh dầu menthol là chất có công dụng kháng khuẩn, tiêu đờm.
- Các loại thuốc bổ phế.
Chanh đào ngâm mật ong rất có hiệu quả trong việc giảm ho
Thuốc giảm ho bằng cách ức chế trung khu hô hấp
Một trong những thuốc ức chế phản xạ ho thường dùng là Terpin – codein HD. Thuốc này có thành phần codein thuộc nhóm ức chế ho ở thần kinh trung ương.
Terpin – codein HD thường sử dụng đối với trường hợp ho khan gây mất ngủ vì thuốc có tác dụng an thần nhẹ. Thuốc còn hỗ trợ làm khô dịch tiết ở phế quản. Tuy nhiên thuốc cũng có một số tác dụng phụ như: khô miệng, nhìn đôi, nhìn mờ, táo bón, bí tiểu…
Ngoài ra, còn có thuốc Dexipharm cũng có tác dụng giảm ho nhưng lại ít tác dụng phụ hơn so với codein. Dexipharm điều trị tốt đối với tình trạng ho khan mạn tính nhưng cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.
Thuốc giảm ho trung ương có hiệu quả trong điều trị ho khan
Thuốc chống dị ứng nhóm kháng histamin thế hệ cũ
Nhóm thuốc kháng histamin thế hệ cũ như: Theralene, siro Benaxepa Expectorant… có một số đặc điểm cần lưu ý sau:
- Giảm ho khan, ho do dị ứng, đặc biệt là ho nhiều về chiều và đêm.
- Gây buồn ngủ: nên sử dụng vào buổi tối.
- Chỉ nên điều trị ngắn ngày.
Thuốc kháng histamin thế hệ cũ làm giảm ho khan, ho kích ứng
Thuốc long đờm
Có 2 loại thuốc long đờm hiện nay:
- Thuốc làm tăng dịch tiết: Là chất kích thích niêm mạc tại dạ dày (bản chất là tinh dầu) có tác dụng kích thích tế bào niêm mạc đường hô hấp giúp tăng tiết dịch như: guaifenesine, eucalyptol (Eucalyptin)…Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng loại thuốc này.
- Thuốc tiêu nhầy: như ambroxol (Bisolvon), bromhexin (Hexinvon), Eprazinon (Molitoux) …có tác dụng làm loãng đờm, long đờm để chữa ho, làm dễ thở. Tham khảo ý kiến của Bác sĩ trước khi sử dụng.
Lưu ý khi sử dụng:
- Chống chỉ định cho bệnh nhân hen phế quản vì thuốc có thể gây co thắt phế quản.
- Thuốc làm bệnh nhân dạ dày tá tràng bị nặng hơn vì thuốc này làm tiêu lớp màng nhày bảo vệ dạ dày.
- Tránh dùng thuốc long đờm, tiêu đờm quá 10 ngày (trừ khi có chỉ định của Bác sĩ).
Một số loại thuốc giúp loãng đờm, tiêu nhầy để giảm ho
Cách phòng chống ho kéo dài sau Covid-19 có thể áp dụng tại nhà
Uống đủ nước
Việc uống đủ nước rất quan trọng để duy trì một cơ thể khỏe mạnh. Đối với người lớn, trung bình mỗi người nên bổ sung khoảng 2 lít nước mỗi ngày. Bạn có thể cung cấp nước cho cơ thể bằng nhiều nguồn như:nước lọc, nước ép trái cây, canh, súp…
Tìm hiểu thêm: 4 cách chữa viêm lưỡi tại nhà đơn giản, an toàn
Uống đủ nước giúp hỗ trợ quá trình hồi phục hậu covid-19
Xông mũi họng
Xông mũi họng để điều trị bệnh đường hô hấp là cách đơn giản và an toàn bạn hoàn toàn có thể thực hiện tại nhà. Tinh dầu xông làm chất nhầy lỏng và dễ tống ra ngoài hơn khi ho. Bạn có thể sử dụng tinh dầu sả, bạc hà, chanh 2-3 lần mỗi ngày.
Hãy chú ý sử dụng tinh dầu xông theo hướng dẫn của nhà sản xuất
Uống thuốc thảo dược
Một số loại thảo dược có thể sử dụng để trị ho tại nhà như: quả quất, mật ong, húng chanh, tỏi, hẹ… Bạn có thể sử dụng siro hoặc viên ngậm ho có thành phần từ thảo dược. Thuốc có thành phần từ thảo dược nên rất lành tính và có công dụng làm dịu cơn ho hiệu quả.
Sử dụng thảo dược là cách đơn giản, an toàn để trị ho
Nghỉ ngơi và ngủ đủ giấc
Khi ngủ đủ 7-8 giờ mỗi ngày, cơ thể có thời gian để phục hồi và tái tạo năng lượng để duy trì được sức khỏe ổn định. Vì thế, hãy cố gắng tạo ra một môi trường thoáng mát, yên tĩnh để đảm bảo nâng cao chất lượng giấc ngủ, từ đó hỗ trợ cơ thể hồi phục tốt hơn.
Một giấc ngủ ngon giúp cải thiện sức khỏe thể chất lẫn tinh thần
Kê cao đầu và ngực khi ngủ
Bạn có thể kê cao đầu và ngực khi ngủ bằng cách sử dụng gối cao. Tư thế này giúp duy trì đường thở tự nhiên, giảm nguy cơ dịch tiết nhầy làm bít tắc đường thở gây phản xạ ho, đặc biệt là đối với bệnh nhân viêm xoang mạn tính.
Kê cao gối hạn chế thức giấc vì ho
Tranh thủ phơi nắng để tạo vitamin D cho cơ thể
Ánh sáng mặt trời giúp cơ thể tổng hợp nhiều vitamin D, một chất dinh dưỡng quan trọng cho sức khỏe xương và hệ miễn dịch. Ngoài ra bạn cũng nên bổ sung vitamin D bằng cách chọn những thực phẩm như: trứng, cá ngừ, cá thu, bơ thực vật…
Mời bạn xem chi tiết: Các loại thực phẩm giàu vitamin D dễ kiếm tại nhà.
Ánh nắng mặt trời là nguồn cung cấp vitamin D tốt nhất
Uống trà gừng pha với mật ong, mật hoa dừa
Trà gừng là một loại đồ uống thảo dược giàu chất chống viêm nhiễm. Khi kết hợp với mật ong và mật hoa dừa, trà gừng trở thành một giải pháp tự nhiên tuyệt vời để hỗ trợ hệ miễn dịch. Vì thế, nếu thường xuyên uống trà gừng có thể giúp ngăn ngừa tình trạng ho.
Trà gừng mật ong hỗ trợ tốt cho quá trình hồi phục hậu covid-19
Tăng cường ăn các loại rau và trái cây tươi dễ tìm kiếm, ăn uống bổ dưỡng đủ chất
Bạn hãy tăng cường bổ sung các loại rau và trái cây tươi vào thực đơn hằng ngày, đặc biệt là những loại như đu đủ, cam, dứa, táo, việt quất, xoài, ổi, dưa hấu…
Những loại thực phẩm này chứa nhiều vitamin, chất chống oxy hóa và chất xơ, giúp tăng cường hệ miễn dịch, cung cấp dưỡng chất cho cơ thể và duy trì cân bằng dinh dưỡng.
Đu đủ hỗ trợ cơ thể sản xuất nhiều kháng thể chống tác nhân gây bệnh
Các bài tập giúp giảm ho
- Kỹ thuật hít thở:
Thở ra kéo dài: Hít vào bằng mũi, rồi thở ra một hơi thật dài bằng miệng.
Thở ra mạnh: Hít vào bằng mũi, rồi thở ra nhanh và mạnh bằng miệng.
- Kiểm soát nhịp thở:
Bước 1: Đưa hai tay ra trước, bắt đầu hít vào và đưa hai tay ra sau tối đa. Rồi thở ra từ từ, đưa tay về vị trí cũ.
Bước 2: Đưa hai cùi chỏ ra trước, bắt đầu hít vào và xoay cùi chỏ tối đa ra sau. Rồi thở ra từ từ và xoay cùi chỏ về vị trí cũ.
- Tăng cường vận động cơ hô hấp:
Thở ngực: Đặt một tay lên ngực, một tay lên bụng. Bắt đầu hít vào tối đa cho lồng ngực nở ra, sau đó thở ra từ từ.
Thở bụng: Đưa hai tay lên bụng, hít vào cho đến khi bụng phình ra tối đa, rồi thở ra cho đến khi bụng xẹp vào tối đa.
- Loại bỏ dung tích khí cặn trong phổi:
Thổi bóng hết sức: Đưa bóng lên miệng, lấy hơi rồi thổi một hơi kéo dài, sau đó thở ra hết sức trong một lần thổi để đào thải khí cặn trong phổi.
- Tăng cường sức bền tim mạch:
Bước 1: Hai tay cầm tạ buông dọc theo thân mình, bắt đầu hít vào và nâng hai tay sang ngang. Sau đó thở ra từ từ và hạ tay xuống vị trí cũ.
Bước 2: Hai tay cầm tạ đưa sang ngang và bắt đầu hít vào. Sau đó thở ra và đưa hai tay ra phía trước.
Bước 3: Hít vào đồng thời đưa hai tay cầm tạ qua đầu, sau đó thở ra và hạ tạ xuống.
- Tăng dung tích sống cho các vùng khác nhau của phổi:
Vùng giữa phổi: Choàng khăn từ sau lưng ra trước ngực, vị trí phía dưới nách. Hai tay đan chéo cầm hai đầu khăn. Bắt đầu hít vào thật sâu và siết khăn lại, sau đó buông khăn đột ngột và thở ra.
Vùng dưới phổi: Làm tương tự nhưng khăn nằm ở vị trí dưới ngực. Lưu ý buông khăn trước khi bắt đầu thì thở ra.
- Điều hòa nhịp thở:
Bước 1: Đứng thẳng, chân dang ngang bằng vai hít vào và đưa hai cánh tay lên chụm vào nhau. Sau đó hở ra và đưa tay về vị trí cũ.
Bước 2: Cúi người, chân dang ngang bằng vai, cánh tay đan chéo. Hít vào và vươn người lên với hai cánh tay chụm vào nhau, sau đó thở ra và đưa tay về vị trí cũ.
Kỹ thuật thở đúng cách giúp giảm ho
Khi nào cần gặp bác sĩ
Dấu hiệu cần gặp bác sĩ
Nếu cơn ho của bạn kéo dài hơn 3 tuần và không có dấu hiệu thuyên giảm hoặc ho kèm các triệu chứng khác:
- Sốt nhẹ hoặc cao.
- Đờm đổi màu.
- Ho ra máu.
- Khó thở.
- Sụt cân, mệt mỏi.
>>>>>Xem thêm: 9 biến chứng bệnh lỵ cần lưu ý để tránh khỏi
Hãy đi gặp bác sĩ nếu có những dấu hiệu trên để được thăm khám và chẩn đoán chính xác
Các bệnh viện chuyên khoa uy tín
Bạn có thể tham khảo một số cơ sở uy tín sau đây:
- Tại TP. Hồ Chí Minh: Bệnh viện Đại học Y Dược, Bệnh viện Nhân Dân 115, Bệnh viện Chợ Rẫy.
- Tại Hà Nội: Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, Bệnh viện Quân Y 108.
Triệu chứng ho sau khi hết mắc covid-19 là do cơ thể bạn đang trong quá trình hồi phục của bệnh hoặc cũng có thể bạn đang mắc phải một bệnh khác ở đường hô hấp. Hãy cùng chia sẻ bài viết này đến những người thân của mình để giúp họ hiểu và an tâm hơn về tình trạng này nhé!
Nguồn: MOH