Áp xe vú là một nhiễm trùng nguy hiểm khi bầu vú bị sưng viêm, tích tụ mủ gây nhiều ảnh hưởng tới sức khỏe, thậm chí có thể gây hoại tử vú. Do đó nhận biết sớm các dấu hiệu áp xe vú giúp chị em phụ nữ chủ động trong phát hiện và điều trị bệnh hiệu quả.
Bạn đang đọc: 5 dấu hiệu áp xe vú giúp bạn nhận biết bệnh chính xác
Contents
Xuất hiện khối u ở vú
Khi bị áp xe, dùng tay sờ nắn có thể cảm nhận được một hoặc nhiều khối u cứng bên trong vú. Đây là triệu chứng điển hình của áp xe vú, đặc biệt thường gặp ở phụ nữ đang cho con bú. Tại vị trí các khối u này thường kèm theo sưng đỏ và đau nhức.
Đối với phụ nữ đang cho con bú, áp xe sẽ ảnh hưởng đến sữa cho con khi núm vú chảy mủ, có mùi hôi xuất hiện ở sữa hoặc gây mất sữa khi khối u này tự vỡ.
Đau nhức vú
Áp xe vú là tình trạng nang vú bị viêm nhiễm và kèm theo dịch mủ. Vì vậy khi bị áp xe, bạn không thể tránh khỏi cảm giác đau nhức sâu bên trong tuyến vú. Cơn đau sẽ tăng dần khi dùng tay ấn vào vùng bị áp xe, khi cử động vai, cánh tay, hay khi cho con bú.
Da đỏ và sưng tấy ở vùng bị ảnh hưởng
Khi bị áp xe, chị em phụ nữ đều cảm thấy ngực của mình bị sưng và căng cứng hơn bình thường. Tình trạng sưng và căng ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn, đôi khi người bệnh cảm thấy nặng nề ở nửa người trên.
Nếu khối áp xe vú không nằm ở sâu bên trong, bạn sẽ thấy da ngực ở phần bị áp xe sẽ chuyển màu đỏ hoặc vàng, khi dùng tay sờ sẽ cảm thấy nóng.
Các hạch bạch huyết ở nách to và đau
Tại nách có hệ thống hạch bạch huyết với vai trò bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh. Khi bị áp xe vú, hạch ở nách cùng bên có thể sưng to và đau. Tình trạng hạch bị sưng sẽ sớm mất đi và không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe người bệnh.
Tìm hiểu thêm: Ăn trưa như thế nào là tốt, đúng cách? 9 điều cần đặc biệt lưu ý
Sốt, khó chịu
Khi bị áp xe, người bệnh rất dễ kèm theo sốt. Tùy từng tình trạng viêm nhiễm ở vú mà có thể chỉ sốt nhẹ khoảng 38 độ hay sốt cao lên đến 39 – 40 độ C. Khi bị sốt thường kèm theo cảm giác ớn lạnh và rùng mình.
Khi nào gặp bác sĩ?
Các dấu hiệu cần gặp bác sĩ
Áp xe vú nếu không được điều trị sẽ tự vỡ hoặc hoại tử, có thể dẫn đến nhiều biến chứng nặng như viêm xơ tuyến vú mạn tính, nhiễm khuẩn huyết gây nguy hiểm đến tính mạng khi các nhiễm trùng từ ổ áp xe lan sang các cơ quan khác của cơ thể.
Do đó bạn không nên chủ quan, tự ý điều trị tại nhà mà cần đi khám bác sĩ nếu thấy xuất hiện các triệu chứng như:
- Vùng ngực bị đỏ, sưng và đau.
- Sờ thấy có khối u tại ngực.
- Núm vú bị tụt vào trong hay có dịch mủ chảy ra từ núm vú.
- Bạn cảm thấy đau khi cho con bú.
- Cảm thấy sốt, lạnh run.
Theo đó, tùy mức độ, bác sĩ kê thuốc kháng sinh, kháng viêm hoặc can thiệp như chích rạch hay chọc hút.
Chẩn đoán áp xe vú
Để chẩn đoán chính xác về tình trạng áp xe vú, người bệnh cần tới cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám và thực hiện các bước kiểm tra:
- Khám lâm sàng: quan sát các triệu chứng của cơ thể, tập trung vào vùng ngực như vú sưng, nóng đỏ, kiểm tra thấy có nhân mềm và có ổ chứa dịch ấn lõm
- Siêu âm vú: Bên trong vú có nhiều ổ chứa dịch
- Xét nghiệm công thức máu: để đo số lượng các loại tế bào máu. Đối với người bệnh áp xe vú, số lượng các tế bào bạch cầu tăng.
- Ngoài ra, còn một số xét nghiệm có thể được thực hiện như xét nghiệm CRP (C-reactive protein), nuôi cấy kháng sinh đồ,…
>>>>>Xem thêm: Cách tính tỉ lệ cơ thể chuẩn đơn giản giúp duy trì vóc dáng thon gọn
Tham khảo một số bệnh viện điều trị áp xe vú uy tín
- Tại Thành phố Hồ Chí Minh: Bệnh viện Hùng Vương, Bệnh viện Từ Dũ, Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM,…
- Tại Hà Nội: Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, Bệnh viện Phụ sản Trung ương, Phòng khám số 1 – Bệnh viện Đại học Y Hà Nội,…
Tốt hơn hết là bạn không nên chủ quan tự ý chữa trị mà cần đến thăm khám và nhận tư vấn của bác sĩ khi thấy cơ thể xuất hiệu triệu chứng của bệnh lý này. Hy vọng rằng bài viết ở trên đã giúp các bạn có được những thông tin hữu ích về dấu hiệu áp xe vú và hãy chia sẻ bài viết đến người thân của mình bạn nhé.
Nguồn: National Library of Medicine, NHS