Natri là thành phần chính của muối ăn và được tìm thấy trong hầu hết các loại thực phẩm mà chúng ta ăn hàng ngày. Ăn quá nhiều natri có thể làm tăng huyết áp nhưng ngược lại nếu thiếu natri cơ thể sẽ gặp vấn đề gì? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!
Bạn đang đọc: 6 nguy hiểm tiềm ẩn khi giảm lượng Natri quá mức bạn nên biết
Contents
- 1 Natri là gì? Chức năng của natri đối với cơ thể
- 2 Tăng đề kháng insulin
- 3 Tăng nguy cơ tử vong do đau tim và đột quỵ
- 4 Tăng nguy cơ tử vong do suy tim
- 5 Làm tăng cholesterol LDL (xấu) và chất béo trung tính
- 6 Tăng nguy cơ tử vong ở người mắc bệnh tiểu đường
- 7 Nguy cơ hạ natri máu cao hơn
- 8 Hướng dẫn cách sử dụng Natri đúng cách an toàn và hiệu quả
- 9 Những lưu ý khi sử dụng natri
Natri là gì? Chức năng của natri đối với cơ thể
Natri là thành phần chính của muối ăn và được tìm thấy trong hầu hết các loại thực phẩm mà chúng ta ăn hàng ngày. Đây là một khoáng chất thiết yếu đóng vai trò quan trọng trong nhiều hoạt động chức năng của cơ thể.
Trong cơ thể, natri là một chất điện giải có nhiệm vụ cân bằng dịch lỏng giữa các tế bào, đồng thời tham gia điều chỉnh áp suất máu giúp duy trì hoạt động của hệ thống thần kinh và cơ bắp.
Natri cùng với kali tạo ra điện thế màng tế bào, tạo điều kiện cho việc dẫn truyền xung thần kinh, liên quan đến nhiều chức năng cơ bản như duy trì ổn định nhịp tim, hỗ trợ hoạt động hệ tiêu hóa, hô hấp và não bộ. [1]
Tuy nhiên, lượng natri nạp vào cơ thể sẽ bị giới hạn đối với một số người mắc bệnh lý như suy tim, cao huyết áp và bệnh thận. [2]
Natri là một khoáng chất thiết yếu cho nhiều hoạt động chức năng của cơ thể
Tăng đề kháng insulin
Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng chế độ ăn ít muối có liên quan đến tình trạng đề kháng insulin ở người khỏe mạnh. Nguyên nhân được nhắc đến là hệ renin-angiotensin-aldosterone và hệ thần kinh giao cảm bị kích thích khi lượng natri giảm đã làm tăng đề kháng insulin.
Nghiên cứu thực hiện với 152 người khỏe mạnh bao gồm cả đàn ông và phụ nữ (độ tuổi từ 18 – 65), các chỉ số kết quả đều cho thấy chế độ ăn ít muối làm tăng đề kháng insulin. Như vậy có thể thấy, tình trạng tăng đề kháng insulin khi ăn ít muối không phụ thuộc vào tuổi tác, giới tính, huyết áp hay chỉ số khối cơ thể,…. [3]
Tuy nhiên, đây là những nghiên cứu quan sát và kết quả của chúng cần được nghiên cứu thêm.
Hạn chế natri có thể dẫn đến tình trạng kháng insulin
Tăng nguy cơ tử vong do đau tim và đột quỵ
Trong một đánh giá năm 2011, giảm natri không làm giảm nguy cơ tử vong do đau tim và đột quỵ mà làm tăng nguy cơ tử vong do suy tim. [4]
Một nghiên cứu khác đánh giá lượng bài tiết natri, kali qua nước tiểu và nguy cơ tai biến tim mạch cho thấy rằng việc tăng hay giảm lượng natri so với mức bình thường đều làm tăng nguy cơ tử vong do các biến cố tim mạch. Lượng natri bài tiết dưới 3000 mg/ngày được cho là gây ảnh hưởng xấu đến tim mạch. [5]
Thật đáng lo ngại, một nghiên cứu khác cũng báo cáo nguy cơ tử vong do bệnh tim cao hơn khi giảm mức natri. Đo nồng độ bài tiết natri qua nước tiểu trong 24 giờ cho thấy, khi nồng độ natri ở mức 260 mmol có 10 trường hợp tử vong, 168 mmol có 24 trường hợp tử vong và 107 mmol có 50 trường hợp tử vong. [6]
Phép ngoại suy từ các nghiên cứu quan sát và thử nghiệm can thiệp ngắn hạn cho thấy rằng việc điều chỉnh lượng muối trong chế độ ăn hàng ngày có thể làm giảm các biến cố tim mạch.
Giảm lượng natri quá mức làm tăng nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch
Tăng nguy cơ tử vong do suy tim
Các khuyến nghị dinh dưỡng thường đề xuất chế độ ăn giảm natri để kiểm soát bệnh suy tim. Tuy nhiên, các nhà khoa học vẫn đang tranh luận về lợi ích của chế độ ăn ít natri, đôi khi chúng có hại nhiều hơn có lợi.
Nhóm nghiên cứu của Tiến sĩ Palicherla tại Đại học Y Creighton của Mỹ, đã phân tích tổng hợp 9 nghiên cứu với 3499 bệnh nhân suy tim, so sánh chế độ chăm sóc thông thường và chế độ hạn chế natri. Kết quả cho thấy rằng nhóm thực hiện chế độ giảm natri có tỷ lệ tử vong tăng đáng kể.
Dựa trên kết quả phân tích tổng hợp, các nhà nghiên cứu kết luận rằng việc giảm mức tiêu thụ natri ở bệnh nhân suy tim làm tăng tỷ lệ tử vong. Ngoài ra, họ cũng lưu ý rằng “Trong trường hợp hạn chế natri không mang lại lợi ích mà ngược lại gây ra các tác động xấu, cần phải xem xét lại các khuyến nghị”. [7]
Chế độ ăn hạn chế natri làm tăng nguy cơ tử vong do suy tim
Làm tăng cholesterol LDL (xấu) và chất béo trung tính
Nhiều nghiên cứu phân tích tổng hợp đã chỉ ra rằng chế độ ăn ít natri có thể làm tăng cholesterol xấu (LDL) và lượng chất béo trung tính. Cụ thể, một dữ liệu phân tích nghiên cứu trên những người khỏe mạnh cho thấy việc giảm mức natri tiêu thụ làm tăng 5,59 mg/dL (2,9%) cholesterol và tăng 7,04 mg/dL (6,3%) triglycerid. [8]
Tìm hiểu thêm: Thương hiệu IMC có tốt không? Các dòng sản phẩm nổi bật
Giảm mức natri tiêu thụ làm tăng cholesterol LDL (xấu)
Tăng nguy cơ tử vong ở người mắc bệnh tiểu đường
Người bệnh tiểu đường thường được khuyến nghị giảm lượng natri trong chế độ ăn hàng ngày. Đặc biệt, bệnh nhân tiểu đường kèm triệu chứng suy tim, lượng natri trong chế độ ăn hàng ngày phải nhỏ hơn 2000mg. [9]
Tuy nhiên, có một số nghiên cứu đã phát hiện mối liên quan giữa giảm lượng muối tiêu thụ và tăng tỷ lệ tử vong ở bệnh nhân tiểu đường. Nghiên cứu quan sát lượng natri bài tiết qua nước tiểu trong 24 giờ (24hU(Na)) và thấy rằng tăng 100 mmol 24hU(Na) đi kèm với giảm tỷ lệ tử vong 28%. [10]
Như vậy, tăng natri làm giảm tỷ lệ tử vong, ngược lại nếu lượng natri giảm quá mức sẽ làm tăng nguy cơ tử vong ở người mắc bệnh tiểu đường.
Lượng natri giảm quá mức làm tăng nguy cơ tử vong ở bệnh nhân tiểu đường
Nguy cơ hạ natri máu cao hơn
Hạ natri máu là tình trạng nồng độ natri trong máu thấp hơn mức bình thường và dẫn đến các vấn đề sức khỏe tương tự như triệu chứng mất nước bao gồm đau đầu, chóng mặt buồn nôn, co giật, hôn mê và thậm chí tử vong.
Một số đối tượng đặc biệt có nguy cơ hạ natri máu cao hơn người bình thường cụ thể:
- Người lớn tuổi: Do tình trạng bệnh lý và việc dùng thuốc (ví dụ như thuốc lợi tiểu) có thể làm giảm nồng độ natri trong máu. [11]
- Các vận động viên: Cường độ tập luyện cao dẫn đến việc mất nước và natri qua cơ chế bài tiết mồ hôi, nếu chỉ bổ sung nước mà không có natri sẽ làm mất cân bằng điện giải và hạ natri máu. [12]
Đối với các đối tượng trên, chế độ ăn thiếu dinh dưỡng hay bổ sung ít muối sẽ làm tăng nguy cơ rơi vào tình trạng hạ natri máu.
Hạ natri máu có thể gặp triệu chứng đau đầu, chóng mặt, buồn nôn,…
Hướng dẫn cách sử dụng Natri đúng cách an toàn và hiệu quả
Mặc dù natri là một khoáng chất thiết yếu đối với cơ thể nhưng việc tăng hay giảm lượng natri quá mức đều có thể gây ra những tác động xấu cho sức khỏe. Vì vậy, Tổ chức y tế thế giới WHO đã đưa ra khuyến nghị về hàm lượng natri nạp vào cơ thể mỗi ngày như sau: [13]
- Người lớn: dưới 2000mg natri/ngày (tức là dưới 5 gam muối/ngày, dưới 1 thìa cà phê).
- Trẻ em 2 – 15 tuổi: điều chỉnh liều lượng nhỏ hơn người lớn dựa trên nhu cầu năng lượng của trẻ, đồng thời tham khảo ý kiến của Bác sĩ hay chuyên gia dinh dưỡng trước khi bổ sung các loại vitamin và khoáng chất như natri, kali,…
Hơn nữa, lượng muối được tiêu thụ nên bao gồm cả iot – một vi chất có khả năng tối ưu hóa chức năng của hệ thần kinh, đồng thời đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển trí não của thai nhi và trẻ nhỏ.
Khuyến nghị tiêu thụ dưới 2000mg natri/ngày
Những lưu ý khi sử dụng natri
Chế độ ăn ít natri có thể cải thiện tình trạng cao huyết áp, suy thận mạn tính và giảm nguy cơ mắc ung thư dạ dày. Tuy nhiên, giảm lượng natri quá mức có thể gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe.
Bạn có thể lưu ý vài điều sau nếu muốn thực hiện chế độ ăn ít natri một cách khoa học: [14]
- Ưu tiên lựa chọn thực phẩm tươi vì đồ ăn chế biến sẵn thường chứa nhiều muối để bảo quản.
- Hạn chế các món ăn có chứa nhiều muối như cá kho, thịt kho, thịt xông khói, phô mai, mì gói,…
- Nấu ăn tại nhà để kiểm soát lượng muối trong chế biến thực phẩm, đảm bảo việc tuân thủ hàm lượng natri theo khuyến nghị y học.
>>>>>Xem thêm: Thương hiệu PPI của nước nào? Có tốt không?
Bạn nên nấu ăn tại nhà để có thể kiểm soát lượng natri tiêu thụ hàng ngày
Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về những nguy cơ có thể xảy ra khi giảm lượng Natri quá mức. Bạn nên thực hành sử dụng Natri theo phần hướng dẫn trong bài viết trên để đảm bảo việc bổ sung Natri đúng cách, an toàn và hiệu quả.