Suy giáp là một bệnh lý nguy hiểm, nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời có thể dẫn đến tử vong trong thời gian ngắn. Vậy những biến chứng của bệnh suy giáp là gì? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé!
Bạn đang đọc: 9 biến chứng suy giáp bạn không nên xem thường
Suy giáp là tình trạng suy yếu chức năng tuyến giáp
Contents
Biến chứng về đường tiêu hóa
Táo bón, chướng hơi, đầy bụng, giảm khẩu vị, là triệu chứng có thể xảy ra ở người bị suy giáp thứ phát. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do thiếu hormone gây giảm nhu động ruột. Đây là một trong những biến chứng quan trọng mà người bệnh cần chú ý.
Táo bón là triệu chứng có thể xảy ra ở người bị suy giáp thứ phát.
Bệnh lý liên quan tim mạch
Ở bệnh nhân suy giáp thường có sự rối loạn về hoạt động tim mạch, xuất hiện các triệu chứng như:
- Thường giảm tần số tim, giảm cung lượng nhát bóp, bệnh nhân lừ đừ, mệt mỏi do giảm lượng máu tim bơm ra. Việc suy giảm chức năng tim mạch, làm giảm khả năng gắng sức, ảnh hưởng trực tiếp tới sinh hoạt thể thao, vui chơi, vận động của bệnh nhân, ảnh hưởng đời sống tinh thần.
- Huyết áp thấp.
Ở bệnh nhân suy giáp thường có sự rối loạn về hoạt động tim mạch
Béo phì
Đối với bệnh suy giáp, người bệnh thường bị giảm chức năng chuyển hóa cơ bản, hạ thân nhiệt, không chịu được lạnh. Do đó, khi cơ thể giảm chuyển hóa thường dẫn đến thừa năng lượng, khiến cơ thể xuất hiện tình trạng tăng cân.
Việc tăng cân nặng ở bệnh nhân suy giáp thường là do quá trình rối loạn chuyển hóa lipid, tăng các loại mỡ xấu, dẫn đến tăng nguy cơ biến cố tim mạch như nhồi máu cơ tim.
Bệnh nhân suy giáp thường có dấu hiệu tăng cân từ nhẹ đến trung bình
Đau khớp
Hormone tuyến giáp có vai trò hoạt hóa các synapse thần kinh cơ, điều hòa trương lực cơ. Bên cạnh đó, hormone tuyến giáp còn cần thiết cho sự phát triển của xương. Tình trạng thiếu hụt hormone tuyến giáp trong cơ thể là nguyên nhân dẫn đến các cơn đau nhức ở cơ xương khớp.
Đau nhức xương khớp là biểu hiện thường gặp ở bệnh nhân suy giáp
Các vấn đề sức khỏe tâm thần
Sự thay đổi tốc độ tổng hợp và thoái giáng của enzyme trong cơ thể được điều khiển bởi hormone tuyến giáp. Những hormone này tác động lên toàn bộ mô cơ và thần kinh.
Ở những bệnh nhân suy giáp thường có biểu hiện suy nhược toàn bộ cơ thể, u sầu, chậm chạp, ít hoạt động, thờ ơ với ngoại cảnh, giảm khả năng tập trung, trí nhớ kém, ngủ gà hay thậm chí là trầm cảm, hoang tưởng và hôn mê.
Bệnh nhân suy giáp đặc trưng bởi triệu chứng suy nhược cơ thể, u sầu, chậm chạp
Bệnh lý thần kinh ngoại biên
Bệnh lý thần kinh ngoại biên là bệnh tổn thương các dây thần kinh. Và bệnh suy giáp là một trong nhiều nguyên nhân gây ra căn bệnh này.
Biểu hiện lâm sàng của bệnh phụ thuộc vào loại sợi dây thần kinh bị tổn thương, có thể là rối loạn cảm giác, khiếm khuyết vận động, bất thường phản xạ gân xương, rối loạn chức năng thần kinh thực vật,…
Đánh giá thần kinh bệnh nhân suy giáp là một quá trình phức tạp thông qua nhiều dạng bệnh từ hệ thần kinh trung ương như Parkinson hay Thất Điều Tiểu Não. Cùng với đó, phần thần kinh ngoại biên như Hội chứng ống cổ tay, hủy myelin tự miễn cũng được đánh giá chi tiết.
Tìm hiểu thêm: Kim tiền thảo là thuốc gì? Công dụng, cách dùng, lưu ý khi sử dụng
Sự co cơ chậm là dấu hiệu phổ biến ở người bệnh suy giáp
Bệnh Myxedema
Myxedema là biểu hiện triệu chứng của một trường hợp suy giáp nặng. Nguyên nhân là do da và các mô bị xâm nhiễm bởi loại chất nhầy chứa nhiều acid polysaccharide có tính chất hút nước, biểu hiện là tình trạng phù cứng, ấn không lõm.
Myxedema là một biến chứng nguy hiểm, gây tử vong hiếm gặp do suy giáp lâu ngày làm mất cơ chế thích ứng để duy trì cân bằng nội môi.
Đặc trưng của myxedema bao gồm:
- Hôn mê.
- Hạ thân nhiệt cực nhanh.
- Mất phản xạ.
- Co giật.
- Suy hô hấp.
Biến chứng bệnh Myxedema là biến chứng nghiêm trọng nhất ở bệnh nhân suy giáp
Giảm khả năng sinh sản
Khi cơ thể người phụ nữ bị thiếu hụt hormone giáp trạng sẽ dẫn đến cản trở quá trình rụng trứng và thụ thai, từ đó gây khó khăn trong vấn đề sinh đẻ, cụ thể là người phụ nữ khó có thai hay thậm chí là vô sinh.
Đặc biệt, suy giáp nếu không được điều trị ở phụ nữ mang thai sẽ làm tăng nguy cơ sảy thai, tiền sản giật, suy tim sung huyết,…
Suy giáp ở phụ nữ mang thai làm tăng nguy cơ mắc tiền sản giật
Biến chứng đường hô hấp
Bệnh nhân bị suy giáp dễ cảm thấy mỏi cơ hô hấp, khó thở, mệt mỏi, giảm vận động, ngưng thở khi ngủ, giảm đáp ứng với tình trạng suy hô hấp. Đây được xem là một biến chứng nguy hiểm người bệnh cần chú ý.
Bệnh nhân bị suy giáp dễ cảm thấy mỏi cơ hô hấp, khó thở, mệt mỏi
Triệu chứng bệnh suy giáp
Suy giáp gây ảnh hưởng lên nhiều cơ quan trong cơ thể, các triệu chứng bao gồm:
- Giữ nước, phù niêm, đặc biệt ở xung quanh hốc mắt.
- Chuyển hóa: không chịu được lạnh, tăng cân nhẹ, hạ thân nhiệt.
- Thần kinh: hay quên, dị cảm.
- Tâm thần: thờ ơ với ngoại cảnh, ngủ gà,…
- Da: phù niêm, lông thưa, khô; tóc khô, dễ gãy rụng; da dày, khô, bong vảy,…
- Tiêu hóa: táo bón, chán ăn, mất ngon miệng, đầy bụng.
- Tim mạch: nhịp tim chậm, tim to.
Thờ ơ, dễ mệt mỏi, khó tập trung, hay quên,… có thể là dấu hiệu của bệnh suy giáp
Khi nào cần gặp bác sĩ?
Các dấu hiệu cần gặp bác sĩ
Bạn nên tiến hành khám sức khỏe định kỳ hằng năm kết hợp với siêu âm tuyến giáp và xét nghiệm thăm dò chức năng tuyến giáp để kịp thời phát hiện các vấn đề sức khỏe.
Suy giáp là bệnh lý diễn tiến âm thầm, khó phát hiện ở giai đoạn đầu. Do đó, bạn nên đến gặp bác sĩ nếu cảm thấy thường xuyên uể oải, mệt mỏi không lý do hay mắc phải bất cứ triệu chứng nào của bệnh suy giáp.
Khi xuất hiện tình trạng mệt mỏi không lý do thì người bệnh nên đi khám bác sĩ ngay
Chẩn đoán
Khi chẩn đoán bệnh lý suy giáp, bác sĩ thường dựa vào các triệu chứng lâm sàng của bệnh nhân cũng như quá trình bệnh sử, tiền sử.
Ngoài ra, bác sĩ còn dùng một số cận lâm sàng để hỗ trợ chẩn đoán như:
- Định lượng nồng độ T3, T4, TSH.
- Xạ hình tuyến giáp.
- Siêu âm nhu mô giáp.
>>>>>Xem thêm: Thương hiệu Nature’s Bounty của nước nào? Các sản phẩm nổi bật
Siêu âm nhu mô giáp đóng vai trò quan trọng trong việc chẩn đoán và điều trị bệnh suy giáp
Các bệnh viện uy tín
Khi gặp các vấn đề về tuyến giáp, bạn nên đến thăm khám ngay tại các cơ sở y tế Quận, Huyện để nhận được chẩn đoạn và các phương pháp điều trị nhanh nhất.
Ngoài ra, nếu gặp phải tình trạng Suy giáp hoặc cần nhận được sự tư vấn chuyên môn từ bác sĩ, bạn có thể đến khoa Nội tiết của một số bệnh viện uy tín sau:
- Tại Tp.HCM: Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh, Bệnh viện Bình Dân (chuyên Ngoại khoa),…
- Tại Hà Nội: Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108,…
Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin bổ ích về bệnh lý suy giáp và các biến chứng của căn bệnh này. Nếu bạn thấy bài viết hay, hãy chia sẻ cho bạn bè và gia đình cùng tham khảo nhé!
Nguồn: MayoClinic, WebMD