Các biến chứng của bệnh kiết lỵ như: co giật, bội nhiễm, viêm khớp, mất nước, nhiễm trùng máu,… Cùng Kenshin xem ngay bài viết để biết thêm về các biến chứng nhé!
Bạn đang đọc: 9 biến chứng bệnh lỵ cần lưu ý để tránh khỏi
Contents
Biến chứng ruột
Biến chứng tại ruột của bệnh nhân bị kiết lỵ như sau:
- Ruột bị chảy máu.
- Viêm phúc mạc.
- Lồng ruột.
- Sa trực tràng.
- Thủng ruột.
- Hoại tử ruột.
Biến chứng sa trực tràng ở ruột
Biến chứng toàn thân
Các biến chứng toàn thân:
- Sốt cao gây co giật.
- Nhiễm độc thần kinh.
- Truỵ tim mạch.
- Viêm tắc động tĩnh mạch.
Biến chứng trụy tim mạch
Viêm khớp do nhiễm trùng
Biến chứng viêm khớp do nhiễm trùng chiếm khoảng 2 phần trăm số người bị kiết lỵ do nhiễm vi khuẩn Shigella. Đau khớp, ngứa mắt, tiểu buốt sau nhiễm trùng có thể kéo dài hàng tháng hoặc hàng năm.
Viêm khớp do nhiễm trùng
Mất nước, rối loạn điện giải
Tiêu chảy là một trong số các triệu chứng của bệnh, khi người bệnh đi ngoài nhiều lần trong ngày sẽ dẫn đến tình trạng cơ thể bị mất nước, rối loạn điện giải. Ở trẻ em biến chứng diễn ra nặng hơn.[1]
Ngoài ra triệu chứng nôn mửa cũng tăng tình trạng mất nước bệnh nhân sẽ cảm giác khát nước, khô cổ họng.
Cơ thể bị mất nước
Sốt cao co giật, rối loạn ý thức
Sốt cao hơn 38°C là triệu chứng điển hình của bệnh kiết lỵ. Ở trẻ em khi sốt cao rất dễ dẫn đến co giật, rối loạn ý thức. Thông thường trẻ sẽ tự khỏi mà không cần điều trị, cha mẹ cần cho trẻ nằm ở nơi thoáng mát.
Sốt cao gây co giật ở trẻ
Cơ thể suy kiệt, suy dinh dưỡng
Sau các cơn sốt, nôn mửa cơ thể trở nên suy kiệt, tiêu chảy khiến người bệnh mất nước, mất muối khoáng suy dinh dưỡng.
Tìm hiểu thêm: Nuốt tinh trùng có bị lây viêm gan B không? Rủi ro khi nuốt tinh trùng
Cơ thể người bệnh suy kiệt
Bội nhiễm
Các trường hợp bội nhiễm:
- Viêm túi mật.
- Viêm đường tiết niệu.
- Nhiễm khuẩn huyết.
- Viêm phổi.
- Nhiễm nấm Candida.
Biến chứng bội nhiễm nấm Candida
Hội chứng Reiter
Hội chứng Reiter: là hội chứng xảy ra khi bị kiết lỵ trực khuẩn. Hội chứng này thường xuất hiện sau 2 đến 3 tuần kể từ khi khỏi bệnh , nhưng đôi khi có thể xuất hiện ngay ở thời kỳ toàn phát.
Biểu hiện lâm sàng là tam chứng viêm khớp, viêm niệu đạo, viêm kết mạc mắt.
Viêm khớp trong hội chứng Reiter
Hội chứng tan máu, nhiễm trùng đường máu
Do vi khuẩn Shigella gây ra bệnh kiết lỵ có thể gây ra hội chứng urê huyết tán huyết (tan máu). Bệnh nhân thường có nguy cơ tử vong. Vi khuẩn có thể chặn các tế bào hồng cầu xâm nhập vào thận. Điều này có thể gây thiếu máu, suy thận.
Vi khuẩn còn thải ra độc tố phá hủy tế bào hồng cầu gây giảm số lượng hồng cầu.
Người mắc bệnh có thể đối mặt với các cơn co giật ngay cả khi đã điều trị. Đây là trường hợp hiếm gặp, xảy ra ở những người có hệ miễn dịch yếu chẳng hạn như người nhiễm HIV, ung thư.
Hội chứng tan máu
Khi nào cần gặp bác sĩ
Các dấu hiệu cần gặp bác sĩ
- Sốt cao kéo dài, không đáp ứng với thuốc hạ sốt.
- Cơ thể suy nhược, mệt lả.
- Nôn ói nhiều lần.
- Đi ngoài phân lỏng hơn 3 lần/ngày.
- Phân có lẫn máu.
- Mất nước.
Các chẩn đoán/xét nghiệm
- Xét nghiệm máu.
- Xét nghiệm phân: Soi phân, cấy phân.
- Soi trực tràng.
- Huyết thanh chẩn đoán.
Tham khảo một số bệnh viện có thể thăm khám
Nếu có dấu hiệu mắc bệnh kiết lỵ, bạn nên đến chuyên khoa Truyền nhiễm hoặc Nội tiêu hoá để được thăm khám và điều trị:
- Bệnh viện Trưng Vương, Bệnh viện Đại học Y Dược, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới,…
- Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Nhiệt Đới Trung Ương, Bệnh viện Quân Y 108,…
>>>>>Xem thêm: Liều dùng, cách dùng vitamin D
Liên hệ bác sĩ điều trị
Hy vọng bài viết này sẽ mang đến cho bạn những kiến thức về các biến chứng của bệnh kiết lỵ. Hãy cùng chia sẻ cho người thân và bạn bè cùng biết nhé
Nguồn: