Omega 9 là loại axit béo hữu ích mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về omega 9 là gì, tác dụng, cách sử dụng, thực phẩm giàu omega 9 nhé!
Bạn đang đọc: Omega 9 là gì? Tác dụng, cách dùng, thực phẩm chứa omega 9
Contents
- 1 Omega 9 là gì?
- 2 Các tác dụng của omega 9 đối với sức khỏe
- 2.1 Giảm tình trạng viêm
- 2.2 Giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch
- 2.3 Giảm cholesterol trong máu
- 2.4 Ngăn ngừa ung thư
- 2.5 Cải thiện độ nhạy cảm insulin
- 2.6 Hỗ trợ điều trị cho người mắc bệnh Alzheimer
- 2.7 Cải thiện chức năng não bộ
- 2.8 Cải thiện sức khỏe tinh thần và tăng năng lượng cho cơ thể
- 2.9 Giảm rủi ro khi mang thai
- 2.10 Cải thiện sức khỏe làn da và tóc
- 2.11 Hỗ trợ giảm cân
- 3 Hướng dẫn cách dùng omega 9 đúng cách an toàn, hiệu quả
- 4 Thực phẩm chứa omega 9
Omega 9 là gì?
Axit oleic là một axit béo omega 9 mà cơ thể có thể tự tổng hợp. Ngoài ra, omega 9 cũng được tìm thấy trong các loại thực phẩm, đặc biệt là dầu oliu và một số loại dầu ăn khác chiết xuất từ thực vật.
Axit oleic thường được sử dụng để làm giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch và giảm cholesterol. Bên cạnh đó, axit oleic cũng có thể giúp ngăn ngừa ung thư và một số bệnh lý khác.
Dầu có chứa axit oleic được sử dụng để thay thế chất béo bão hòa (có nguồn gốc động vật) trong chế độ ăn hàng ngày nhằm cải thiện sức khỏe tim mạch. Tuy nhiên, bạn không nên nhầm lẫn việc bổ sung axit oleic với chế độ ăn kiêng không chất béo. Dầu oliu, dầu hạt cải hay dầu hướng dương được chế biến để có hàm lượng axit oleic cao hơn. [1]
Omega 9 là sự thay thế lành mạnh hơn cho chất béo bão hòa từ động vật
Các tác dụng của omega 9 đối với sức khỏe
Giảm tình trạng viêm
Một số báo cáo nghiên cứu cho biết, omega 9 có thể làm giảm tình trạng viêm và chữa lành vết thương bằng cách cách thay đổi sản xuất các chất trung gian gây viêm và điều chỉnh sự xâm nhập của bạch cầu trung tính. Từ đó giúp hạn chế xảy ra tình trạng bội nhiễm. [2]
Một nghiên cứu năm 2016 cho biết omega 9 có thể giúp cải thiện các triệu chứng lâm sàng, tăng tỷ lệ sống sót, ngăn ngừa tổn thương gan thận và giảm nồng độ NEFA trong huyết tương ở chuột bị thắt và chọc manh tràng (CLP). Điều này có nghĩa là omega 9 giúp làm giảm rối loạn chức năng nội tạng và giảm tỷ lệ tử vong trong nhiễm trùng huyết. [3]
Một nghiên cứu vào năm 2018 đã chứng minh rằng, việc sử dụng omega 9 có liên quan đến việc làm tăng nồng độ cytokine IL-10 chống viêm và làm giảm nồng độ các cytokine tiền viêm (TNF-α, IL-1 β) trong dịch rửa phúc mạc của chuột bị nhiễm trùng huyết. [4]
Omega 9 có thể giúp cải thiện các triệu chứng viêm do nhiễm trùng huyết
Giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch
Omega 9 giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch như xơ vữa động mạch, tai biến mạch máu não,… bằng cách tăng cholesterol tốt (HDL) và giảm cholesterol xấu (LDL). Điều này giúp ngăn ngừa tình trạng tích tụ các mảng bám trong lòng động mạch, gây tắc mạch và cũng là nguyên nhân chính gây ra cơn đau tim và đột quỵ.
Theo một số nghiên cứu, việc sử dụng khoảng 20g dầu ăn có nguồn gốc từ thực vật chứa omega 9 thay thế cho chất béo bão hòa từ động vật trong chế độ ăn hàng ngày có thể hạn chế nguy cơ mắc các bệnh lý liên quan đến tim mạch. [1]
Omega 9 hỗ trợ sức khỏe tim mạch, giảm nguy cơ mắc bệnh tim
Giảm cholesterol trong máu
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng, axit béo không bão hòa omega 9 có khả năng làm giảm cholesterol xấu (LDL) và làm tăng cholesterol tốt (HDL). Dầu oliu, dầu hướng dương và dầu hạt cải có hàm lượng omega 9 cao, giúp giảm cholesterol trong máu. [5]
Một nghiên cứu trên 162 người trưởng thành khỏe mạnh so sánh hiệu quả giữa chất béo không bão hòa và chất béo bão hòa trong chế độ ăn hàng ngày. Kết quả chỉ ra rằng chế độ ăn giàu chất béo không bão hòa giảm 5% cholesterol xấu, trong khi chế độ ăn nhiều chất béo bão hòa tăng 4% cholesterol xấu. [6]
Acid béo bão hòa omega 9 có khả năng làm giảm cholesterol xấu
Ngăn ngừa ung thư
Omega 9 có đặc tính chống viêm – ức chế các tác nhân gây viêm, làm giảm viêm và tổn thương tế bào. Nhờ đó, các tế bào có thể tăng sinh khỏe mạnh, tránh các tác nhân gây hại tấn công dẫn đến sự phát triển của ung thư.
Ngoài ra, omega 9 còn có khả năng ngăn chặn quá trình tăng sinh và di căn của các tế bào ung thư vú, cũng như kích thích các gen ức chế khối u. [2]
Omega 9 có khả năng kích thích các gen ức chế sự tăng sinh của tế bào ung thư
Cải thiện độ nhạy cảm insulin
Insulin là một loại hormone giúp kiểm soát lượng đường trong máu bằng cách di chuyển đường từ máu vào tế bào để tạo thành năng lượng. Việc sản xuất insulin rất quan trọng để ngăn ngừa đường huyết tăng cao và bệnh tiểu đường loại 2.
Trong một thử nghiệm thực hiện trong 3 tháng với 162 người khỏe mạnh, cho thấy chế độ ăn thay thế bằng axit béo không bão hòa đã cải thiện độ nhạy insulin lên 9%.
Một nghiên cứu khác cũng thực hiện điều chỉnh loại chất béo dung nạp hàng ngày đối với 472 người mắc hội chứng chuyển hóa trong 12 tuần. Kết quả cho thấy những người ăn chế độ giàu chất béo không bão hòa đã giảm đáng kể tình trạng đề kháng insulin. [7]
Omega 9 giúp cải thiện độ nhạy cũng như chức năng của hormone insulin
Hỗ trợ điều trị cho người mắc bệnh Alzheimer
Axit erucic là một axit béo omega 9 không bão hòa đơn được tìm thấy trong dầu hạt cải, có tác dụng làm giảm sự tích tụ axit béo chuỗi rất dài trong não của những bệnh nhân mắc chứng loạn dưỡng mỡ.
Nghiên cứu cũng đã chứng minh được rằng, axit erucic có tác dụng tăng cường trí nhớ nhờ vào khả năng kích thích đường truyền tín hiệu PI3K–Akt–CREB. Do đó, axit erucic có thể là một yếu tố điều trị tiềm năng cho các chứng bệnh liên quan đến rối loạn chức năng nhận thức chẳng hạn như bệnh Alzheimer. [8]
Omega 9 có khả năng cải thiện chức năng ghi nhớ ở người bệnh Alzheimer
Cải thiện chức năng não bộ
Các tế bào mô não và thần kinh bắt đầu phát triển từ giai đoạn thai nhi. Omega 9 giúp thúc đẩy sự phát triển tế bào não mới, do đó chúng đóng vai trò quan trọng ngay từ khi chúng ta còn trong bào thai.
Ngoài ra, omega 9 còn giúp tăng cường phát triển trí thông minh và các chức năng nhận thức khác như khả năng tiếp thu kiến thức, khả năng ghi nhớ thông tin và tư duy logic. Hơn nữa, omega 9 cũng có tác dụng như một hoạt chất cải thiện trí nhớ, hỗ trợ điều trị bệnh Alzheimer. [9]
Tìm hiểu thêm: Có nên tẩy nốt ruồi tại nhà? Lưu ý và cách tẩy nốt ruồi an toàn
Omega 9 giúp thúc đẩy sự phát triển tế bào não, tăng cường trí thông minh
Cải thiện sức khỏe tinh thần và tăng năng lượng cho cơ thể
Theo một nghiên cứu được thực hiện bởi American Journal of Clinical Nutrition, việc tăng cường tiêu thụ axit béo omega 9 có mối liên quan trực tiếp đến việc cải thiện khả năng vận động.
Điều này có nghĩa là cơ thể được cung cấp nhiều năng lượng hơn để hoạt động thể chất, đây cũng có thể được coi là phương tiện hữu ích để giải tỏa sự tức giận và căng thẳng. Nhờ đó, trạng thái tinh thần sẽ được cải thiện, chống mắc bệnh trầm cảm. [10]
Omega 9 thúc đẩy khả năng vận động – phương tiện giúp giải tỏa căng thẳng
Giảm rủi ro khi mang thai
Như đã đề cập ở trên, sự phát triển của tế bào não diễn ra từ giai đoạn bào thai và omega 9 rất cần thiết cho quá trình này. Phụ nữ có thai bị thiếu hụt omega 9 có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển não bộ của thai nhi. Đôi khi, điều này có thể dẫn đến các biến chứng cho cả mẹ và con, thậm chí có thể dẫn đến việc sảy thai. [11]
Phụ nữ có thai bị thiếu omega 9 có thể ảnh hưởng đến sự phát triển trí não của thai nhi
Cải thiện sức khỏe làn da và tóc
Omega 9 không chỉ mang lại những lợi ích tuyệt vời cho mái tóc, làn da mà còn hỗ trợ điều trị mụn trứng cá và một số bệnh da liễu khác. Dầu argan là một trong những nguồn cung cấp omega 9 tốt nhất cho làn da và mái tóc, vì nó cung cấp các chất dinh dưỡng phù hợp cho sự phát triển khỏe mạnh. [9]
Omega 9 cung cấp các chất dinh dưỡng phù hợp cho sự phát triển của da, móng, tóc
Hỗ trợ giảm cân
Omega 9 thúc đẩy quá trình trao đổi chất trong cơ thể, làm giảm nồng độ đường trong máu, đồng thời tăng cường quá trình đốt cháy calo và lượng mỡ dư thừa. Vì vậy, có thể nói omega 9 có thể hỗ trợ tích cực cho quá trình giảm cân. [9]
Omega 9 thúc đẩy quá trình trao đổi chất và tăng cường đốt cháy mỡ thừa
Hướng dẫn cách dùng omega 9 đúng cách an toàn, hiệu quả
Phần lớn, cơ thể người có thể tự tổng hợp omega 9, vì vậy không nhất thiết phải bổ sung omega 9 thông qua chế độ ăn hay thực phẩm chức năng.
Tuy nhiên, chúng ta có thể sử dụng các thực phẩm giàu axit béo omega 9 thay vì các loại chất béo khác để hạn chế nguy cơ mắc các bệnh mãn tính như tim mạch, tiểu đường, rối loạn mỡ máu,…
- Người có vấn đề tim mạch nên sử dụng 20g (1,5 muỗng canh) dầu ăn axit oleic mỗi ngày thay cho các loại chất béo bão hòa có nguồn gốc động vật.
- Người có cholesterol cao nên dùng dầu ăn chứa nhiều axit oleic thay cho các loại dầu và chất béo bão hòa khác. [1]
Thay chất béo động vật bằng dầu thực vật giúp giảm cholesterol và bệnh tim mạch
Thực phẩm chứa omega 9
Chúng ta có thể tìm thấy omega 9 trong các loại dầu thực vật như dầu oliu, dầu hướng dương, dầu đậu nành, dầu hạnh nhân, dầu bơ và một số loại hạt như hạt óc chó, hạt hạnh nhân, hạt điều. Ngoài ra, thực phẩm có nguồn gốc động vật như cá hồi, thịt lợn, trứng,… cũng chứa hàm lượng omega 9 có lợi cho sức khỏe. [12]
>>>>>Xem thêm: 12 cách làm mặt nạ cà chua tại nhà an toàn, hiệu quả nàng nên bỏ túi ngay
Omega 9 có nhiều trong dầu thực vật và các loại hạt
Hy vọng rằng bài viết trên đã cung cấp một số thông tin có ích về omega 9 đến với mọi người. Bạn hãy dùng omega 9 một cách hợp lý để đem lại những lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe của bản thân và gia đình nhé!