Ung thư vòm họng là một căn bệnh nguy hiểm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người. Hãy cùng tìm hiểu về 8 xét nghiệm giúp phát hiện sớm căn bệnh ung thư vòm họng qua bài viết dưới đây nhé!
Bạn đang đọc: 8 xét nghiệm chẩn đoán ung thư vòm họng giúp phát hiện bệnh sớm nhất
Contents
- 1 Ung thư vòm họng là gì?
- 2 Ung thư vòm họng có nguy hiểm không?
- 3 Nguyên nhân gây ung thư vòm họng
- 4 Chẩn đoán ung thư vòm họng
- 5 Xét nghiệm máu có thể phát hiện ung thư vòm họng không?
- 6 Những lưu ý khi thực hiện xét nghiệm ung thư vòm họng
- 7 Các dấu hiệu cảnh báo sớm ung thư vòm họng
- 8 Đối tượng cần làm xét nghiệm ung thư vòm họng
- 9 Các biện pháp phòng ngừa ung thư vòm họng
Ung thư vòm họng là gì?
Ung thư vòm họng có tên tiếng Anh là Nasopharyngeal cancer, là một loại ung thư có nguyên nhân do sự phát triển những tế bào bất thường ở vùng vòm họng, phần cao nhất của hầu họng, ngay phía sau của mũi.[1]
Ung thư vòm họng là sự phát triển không kiểm soát của tế bào vòm họng
Ung thư vòm họng có nguy hiểm không?
Ở Việt Nam, tỷ lệ người mắc ung thư vòm họng là 12%, chiếm tỷ lệ khá cao so với những bệnh ung thư khác. Ngoài ra, đây cũng là bệnh ung thư có tỷ trọng cao và đáng nghi ngại nhất trong các loại ung thư đường hô hấp trên. [2]
Trong số đó có tới 70% bệnh nhân mắc ung thư vòm họng phát hiện bệnh ở giai đoạn cuối khiến cho việc điều trị trở nên rất khó khăn.
Tỉ lệ mắc ung thư vòm họng là 12%, cao hơn so với các loại ung thư khác
Nguyên nhân gây ung thư vòm họng
- Virus Epstein-Barr: hay còn được gọi là EBV. Chúng được các bác sĩ phát hiện ra trong tế bào ung thư vòm họng và cả huyết thanh của bệnh nhân. Đây chính là nguyên nhân rõ ràng nhất gây ra ung thư vòm họng.
- Hoàn cảnh và môi trường làm việc: Các căn bệnh ung thư ngày nay hầu hết đều bắt nguồn từ các yếu tố khách quan xung quanh cuộc sống như: khói bụi, ô nhiễm nguồn nước, không khí, thay đổi khí hậu làm sức đề kháng bị ảnh hưởng nặng nề.
- Chế độ dinh dưỡng không hợp lý: Một lí do có lẽ sẽ khá gây bất ngờ cho chúng ta nữa là thói quen ăn uống như ăn tương, thực phẩm muối, hút thuốc hay sử dụng rượu bia quá nhiều gây tăng ung ung thư vòm họng.
- Gen di truyền: Những người có bố mẹ hay người thân bị ung thư vòm họng cũng có khả năng bị ung thư vòm họng cao hơn người bình thường.
Thói quen sinh hoạt là một trong những yếu tố quan trọng dẫn đến ung thư vòm họng
Chẩn đoán ung thư vòm họng
Khám lâm sàng
Việc kiểm tra các chỉ số của cơ thể đi kèm với thu thập thông tin của bệnh nhân về tiền sử bệnh lý bản thân và gia đình, để từ đó đưa ra được những đánh giá phù hợp cũng như chẩn đoán cho người bệnh.
Khám lâm sàng giúp bác sĩ đánh giá phù hợp với tình trạng bệnh
Nội soi tai mũi họng
Nội soi tai mũi họng giúp chẩn đoán ung thư vòm họng ngay từ giai đoạn sớm khi khối u chưa xuất hiện hạch di căn. Việc này tạo điều kiện để nâng cao hiệu quả của công tác điều trị, từ đó tăng tỷ lệ khỏi bệnh.
Nội soi tai mũi họng giúp chẩn đoán ung thư vòm họng ngay từ giai đoạn sớm
Sinh thiết vòm họng
Với sự hỗ trợ của thiết bị nội soi, bác sĩ có thể lấy được mô tế bào tại vị trí tế bào ung thư đang phát triển mạnh để có thể quan sát dưới kính hiển vi. Từ đó, đưa ra kết luận về tình trạng bệnh cũng như sự phát triển của các tế bào ung thư.
Sinh thiết giúp đánh giá sự phát triển của tế bào ung thư
Chụp CT
Chụp CT giúp bác sĩ đo lường vị trí, kích thước khối u, di căn hạch, khả năng xâm lấn mô xung quanh cũng như di căn xa. Điều này hỗ trợ tích cực cho quá trình chẩn đoán giai đoạn ung thư, từ đó có thể đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.
Tầm soát ung thư vòm họng bằng phương pháp chụp CT
Chụp MRI
Chụp MRI đặc biệt nhạy trong việc phát hiện khối u ác tính của vòm họng so với cắt lớp vi tính thông thường. Các kết quả có thể cung cấp thông tin về vị trí, kích thước khối u, sự xâm lấn xung quanh và tình trạng di căn hạch.
Chụp MRI đặc biệt nhạy trong việc phát hiện u ác của vòm họng
Chụp cắt lớp bức xạ (PET)
Chụp cắt lớp bức xạ (PET) là xét nghiệm đánh giá tổn thương cũng như tình trạng di căn xa dựa trên bất thường trong hấp thu chuyển hóa FDG dùng chẩn đoán giai đoạn bệnh khi đã có bằng chứng sinh thiết của bệnh.
Chụp cắt lớp bức xạ (PET) giúp đánh giá tình trạng di căn xa dựa trên sự chuyển hóa FDG
Siêu âm
Khi sử dụng phương pháp này, các biểu hiện bất thường bên trong vòm họng sẽ giúp bác sĩ phát hiện, chẩn đoán và điều trị bệnh kịp thời.
Phương pháp siêu âm vùng cổ thường được lựa chọn vì hiệu quả mang lại tốt, tiết kiệm chi phí và cũng khiến người bệnh thấy dễ chịu hơn nhiều.
Siêu âm có thể giúp bác sĩ phát hiện chính xác vị trí, kích thước khối u
Xét nghiệm sinh hóa
Xét nghiệm sinh hoá giúp xác định kháng thể hoặc kháng nguyên của virus EBV, thử các phản ứng huyết thanh IgA/EBNA, IgA/EA, IgA/VCA trong suốt quá trình điều trị để đánh giá tiên lượng bệnh đang tiến triển ở giai đoạn nào.
Tìm hiểu thêm: Cỏ mực có tác dụng gì? 12 tác dụng của cây cỏ mực (cỏ nhọ nồi)
Xét nghiệm sinh hoá giúp đánh giá tiên lượng bệnh
Xét nghiệm máu có thể phát hiện ung thư vòm họng không?
Trên thực tế, xét nghiệm máu không được chỉ định để chẩn đoán ung thư vòm họng. Tuy nhiên, bác sĩ có thể chỉ định xét nghiệm máu để đánh giá đáp ứng điều trị, theo dõi khả năng tái phát ung thư vòm họng. Đồng thời, xét nghiệm chỉ số EBV, chỉ số SCC cũng gợi ý nguy cơ mắc bệnh ung thư.
- Xét nghiệm công thức máu: Giúp xác định sức khoẻ tổng thể của bệnh nhân. Thông qua các chỉ số hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu giúp bác sĩ chẩn đoán các bệnh lý liên quan đến chức năng gan, thận. Từ đó dự đoán khả năng di căn của ung thư vòm họng.
- Xét nghiệm nồng độ kháng thể virus EBV: Xét nghiệm chỉ số EBV được thực hiện trước và sau khi điều trị giúp bác sĩ xác định hiệu quả điều trị.
- Xét nghiệm SCC: Xét nghiệm nhằm xác định nồng độ kháng nguyên ung thư tế bào vảy.
xét nghiệm máu để xác định mức độ lây lan của ung thư vòm họng
Những lưu ý khi thực hiện xét nghiệm ung thư vòm họng
- Nhịn ăn sáng trước khi thăm khám và thực hiện các xét nghiệm sàng lọc.
- Trang phục thuận tiện để quá trình thăm khám dễ dàng hơn.
- Không sử dụng các loại đồ uống chứa chất kích thích, nước trái cây như trà, cà phê, sữa, nước ngọt, nước ép trái cây. Bạn chỉ nên uống nước lọc trước khi thăm khám tại bệnh viện vòng 24 giờ trước khám.
- Không được uống rượu bia, hút thuốc lá.
Không sử dụng những đồ uống chứa chất kích thích trong vòng 24 giờ trước khi khám
Các dấu hiệu cảnh báo sớm ung thư vòm họng
Dấu hiệu thần kinh
Đau đầu xuất hiện sớm, ở nửa cùng bên với vị trí khối u, đau có tính chất âm ỉ. Ở giai đoạn sớm, cơn đau có thể giảm dưới tác dụng của thuốc giảm đau. Tuy nhiên, ở giai đoạn muộn, có các cơn đau trở nên dữ dội và thuốc giảm đau ít có tác dụng.
Đau đầu xuất hiện sớm, ở nửa cùng bên với khối u
Nổi hạch ở cổ
Hạch nổi ở dọc cơ ức đòn chũm, thường xuất hiện cùng bên với khối u, kích thước lớn dần và không biến mất sau 3 tuần. Hạch cổ xuất hiện trước các dấu hiệu về tai, mũi. Ở giai đoạn sớm, hạch không gây cảm giác đau.
Đến giai đoạn muộn, hạch to ra gây tình trạng lở loét và có cảm giác đau khi chạm vào.[3]
Nổi hạch là một dấu hiệu thường gặp của bệnh ung thư vòm họng
Nghẹt mũi
Nghẹt mũi một bên với tính chất nặng dần theo thời gian là dấu hiệu sớm của tình trạng ung thư vòm họng. Đến giai đoạn muộn, nghẹt mũi có thể xuất hiện máu trong chất nhầy hoặc người bệnh bị chảy máu cam thường xuyên.
nghẹt mũi một bên, tính chất nặng dần theo thời gian
Biểu hiện ở tai
Tai ù một bên liên tục, tính chất tăng dần cũng là một trong những dấu hiệu ung thư vòm họng. Tình trạng này về lâu dài có thể dẫn viêm tai thanh dịch và chảy mủ tai.
Tai ù một bên liên tục, tính chất tăng dần
Đối tượng cần làm xét nghiệm ung thư vòm họng
- Người nhiễm virus EBV (Epstein–Barr Virus).
- Người trong độ tuổi 30 – 55.
- Người có thói quen sử dụng rượu bia, hút thuốc lá kéo dài.
- Người lao động trong các môi trường độc hại, thường xuyên tiếp xúc với hóa chất, khí thải độc hại như Sulfur dioxide.
- Người có chế độ ăn uống không lành mạnh, hợp lý: thường xuyên ăn các thực thực phẩm đóng hộp, lên men (trứng, thịt, rau quả lên men) hoặc các loại thực phẩm được ướp muối mặn trong quá trình chế biến (cá muối, thịt).
- Tiền sử gia đình có người thân mắc ung thư vòm họng.
Người sử dụng thuốc lá thường xuyên nên đi làm xét nghiệm ung thư vòm họng
Các biện pháp phòng ngừa ung thư vòm họng
- Ăn nhiều rau quả, trái cây.
- Tránh dùng những thực phẩm ướp muối như dưa muối, cá muối và các thực phẩm lên men có chứa nhiều chất Nitrosamine – tác nhân gây ung thư.[4]
- Không hút thuốc lá, uống rượu bia.
- Thường xuyên tập thể dục thể thao để nâng cao sức đề kháng của cơ thể
- Thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ.
Bạn nên bổ sung nhiều hoa quả để tăng sức đề kháng
Bài trên đã cung cấp cho bạn một vài thông tin về căn bệnh ung thư vòm họng và những xét nghiệm giúp tầm soát ung thư vòm họng. Nếu thấy hữu ích, bạn hãy chia sẻ cho bạn bè và người thân cùng biết nhé!
Nasopharyngeal Cancer
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC7302723/
Nasopharyngeal cancer
https://www.nhs.uk/conditions/nasopharyngeal-cancer/
Symptoms
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/nasopharyngeal-carcinoma/symptoms-causes/syc-20375529
Xem thêm
>>>>>Xem thêm: Giới thiệu viên uống bổ xương khớp Khương Thảo Đan mua ở đâu, có tốt không?