Trẻ nhỏ là nhóm đối tượng dễ bị mắc phải các vấn đề về rối loạn tiêu hóa. Tình trạng này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ, việc điều trị cần được tiến hành sớm. Vì thế, bố mẹ hãy cùng tìm hiểu các triệu chứng rối loạn tiêu hóa ở trẻ, cách phòng ngừa để bảo vệ sức khỏe và sự phát triển của bé nhà mình.
Bạn đang đọc: 8 triệu chứng rối loạn tiêu hoá ở trẻ bố mẹ nên lưu ý và cách điều trị
Contents
Rối loạn tiêu hoá ở trẻ em là gì?
Rối loạn tiêu hóa là một trong những vấn đề phổ biến trong hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ. Đây là tình trạng mà của các cơ vòng trong tiêu hóa không hoạt động đúng cách. Triệu chứng thường gặp khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa bao gồm đau bụng, buồn nôn và thậm chí có thể nôn mửa.
Mỗi độ tuổi của trẻ đều đánh dấu một giai đoạn phát triển riêng và việc cung cấp chế độ dinh dưỡng thích hợp rất quan trọng để đảm bảo sự phát triển của trẻ. Khi rối loạn tiêu hóa xảy ra, trẻ có thể dẫn đến tình trạng chậm lớn, còi xương và suy giảm chức năng miễn dịch. Điều này làm tăng nguy cơ các vấn đề về sức khỏe cho trẻ và tạo ra nhiều lo ngại cho phụ huynh.[1]
Rối loạn tiêu hóa là vấn đề phổ biến của hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ
Nguyên nhân rối loạn tiêu hoá ở trẻ
Rối loạn tiêu hóa ở trẻ có thể ảnh hưởng đến sinh hoạt, khiến trẻ chán ăn và hấp thu kém, từ đó gây chậm lớn, kém phát triển, thậm chí suy dinh dưỡng ở trẻ. Tình trạng này bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau bao gồm:
- Sức đề kháng yếu: Trẻ em, đặc biệt là những bé không được bú sữa mẹ có sức đề kháng yếu, từ đó dễ dẫn đến mắc các vấn đề về tiêu hóa.
- Sử dụng kháng sinh: Thuốc kháng sinh có thể gây ra sự thay đổi trong hệ vi khuẩn đường tiêu hóa, gây ra các vấn đề như tiêu chảy hoặc táo bón.
- Vệ sinh kém và ô nhiễm môi trường sống xung quanh trẻ.
- Thời kỳ ăn dặm: Trẻ trong giai đoạn này thường chưa phát triển hoàn toàn hệ vi sinh ở ruột. Bé cũng chưa quen với việc tiêu hóa thức ăn rắn nên khi thức ăn không được tiêu hóa hoàn toàn có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn có hại phát triển.
- Chế độ ăn uống không hợp lý: Tiêu thụ quá nhiều đạm, đường, ít chất xơ, ít vitamin và khoáng chất có thể làm ảnh hưởng đến tiêu hóa non nớt của trẻ.
- Vận động ngay sau bữa ăn: Chạy nhảy ngay sau bữa ăn có thể gây căng cơ vòng tiêu hóa và ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa thức ăn của trẻ.
- Stress tâm lý và thói quen thức khuya kéo dài: Stress và việc thức khuya có thể kích thích các dây thần kinh, gây tăng tiết dịch, đặc biệt là acid dạ dày, tạo điều kiện cho sự mất cân bằng độ pH trong đường tiêu hóa.
Ăn ít chất xơ là một trong những nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa ở trẻ
Các triệu chứng rối loạn tiêu hoá ở trẻ
Nôn trớ
Trẻ thường gặp phải tình trạng nôn trớ sau mỗi bữa ăn khi được nâng lên hoặc thay đổi tư thế đột ngột. Đến 2/3 số trẻ nhỏ thường trải qua giai đoạn nôn trớ sinh lý trong những tháng đầu đời. Tình trạng này thường giảm đi khi trẻ phát triển, cấu trúc của hệ tiêu hóa dần hoàn thiện và chế độ ăn uống trở nên ổn định hơn.
Tuy nhiên, nếu trào ngược thức ăn vẫn tiếp diễn sau 1 tuổi và được kèm theo các dấu hiệu như tăng cân chậm, sợ ăn, khò khè, viêm phổi tái phát đều có thể là biểu hiện của bệnh lý nôn trớ và cần được chẩn đoán, điều trị kịp thời.[2]
Trẻ có thể bị nôn trớ khi được nâng lên hoặc thay đổi tư thế đột ngột
Tiêu chảy
Tiêu chảy là một bệnh lý thường gặp ở trẻ em và có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau,
bao gồm nhiễm virus, vi khuẩn gây bệnh đường ruột, nhiễm ký sinh trùng hoặc do chế độ ăn (ví dụ như ăn đồ ôi thiu, dị ứng thức ăn,…).
Trong những trường hợp tiêu chảy nặng hoăc kéo dài, có thể dẫn đến mất nước và mất điện giải nghiêm trọng. Đặc biệt khi trẻ còn nhỏ và nếu không được bù nước, điện giải kịp thời có thể gây tử vong. Vì vậy, điều quan trọng khi trẻ bị tiêu chảy là cung cấp nước điện giải cho trẻ.
Phương pháp tốt nhất là sử dụng dung dịch oresol, tuân thủ hướng dẫn về cách pha và cho trẻ uống đúng cách, chia thành từng phần nhỏ, uống liên tục và duy trì trong suốt cả ngày. Nếu tình trạng của trẻ trở nên nghiêm trọng hơn (không uống được, lừ đừ, li bì, hôn mê hoặc co giật…), hãy đưa trẻ đến bệnh viện để được kiểm tra và điều trị.
Khi bị tiêu chảy nên cung cấp đầy đủ nước điện giải cho trẻ
Táo bón
Táo bón là một trong các dấu hiệu của rối loạn tiêu hóa thường gặp ở trẻ em và có thể gây nhiều phiền toái cho gia đình cũng như ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của bé.
Đặc điểm của táo bón là trẻ không đi tiêu đều đặn, không có thói quen đi tiêu, thường mất hơn 3 ngày mới đi tiêu một lần. Khi bị táo bón, ngoài việc trẻ không đi tiêu thường xuyên, phân còn trở nên khô, cứng và trẻ có thể cảm thấy đau, thậm chí có thể đi tiêu kèm theo máu.[3]
Táo bón là một trong các dấu hiệu của rối loạn tiêu hóa thường gặp ở trẻ em
Ợ hơi, chán ăn
Trẻ bị rối loạn tiêu hóa thường thể hiện các triệu chứng như bụng căng, đầy hơi và ợ hơi liên tục. Bụng của trẻ có thể trở nên căng và to lên do tích tụ khí, đồng thời việc ợ hơi thường diễn ra thường xuyên, khiến trẻ cảm thấy chán ăn. Thêm vào đó, một dấu hiệu khác là miệng của trẻ có thể xuất hiện mùi hôi.
Khi bị rối loạn tiêu hóa, trẻ thường có dấu hiệu chán ăn
Đi ngoài phân sống
Rối loạn tiêu hóa có thể dẫn đến tình trạng đi ngoài phân sống, tức là trong phân xuất hiện bã của những thức ăn mà cơ thể không tiêu hóa được. Phân thường có dạng nát và có thể chứa các sợi rau hoặc mẩu thực phẩm mà chúng ta đã ăn nhưng vẫn chưa thể tiêu hóa hoàn toàn.[4]
Tìm hiểu thêm: Cách dùng giấm táo giảm cân hiệu quả
Trẻ bị rối loạn tiêu hóa có thể dẫn tới đi ngoài phân sống
Đau bụng
Cơn đau bụng dai dẳng có thể là dấu hiệu của các vấn đề liên quan đến hệ tiêu hóa. Điều này có thể là triệu chứng của bệnh viêm ruột, có thể do nhiễm khuẩn hoặc tình trạng đặc trưng như bệnh Crohn.
uy nhiên, quan trọng nhất là bố mẹ cần quan sát và ghi nhận các triệu chứng của bé để trao đổi với bác sĩ nhi khoa hoặc bác sĩ tiêu hóa nhi khoa để xác định nguyên nhân gây đau bụng cho bé. [5]
Cơn đau bụng dai dẳng là bắt nguồn của các vấn đề hệ tiêu hóa
Một số triệu chứng khác
- Phát ban da, khó thở: Nếu bé nhà bạn bị phát ban trên da hoặc khó thở ngay sau khi ăn thì có thể bé đang bị dị ứng thực phẩm. Chúng có thể xuất hiện dưới dạng các đốm ngứa, sưng và mề đay. Bên cạnh đó, bé có thể kèm theo là các vấn đề về hô hấp xuất hiện bao gồm sự thở khò khè, hắt hơi và đau họng.
- Đi ngoài ra máu: Máu trong phân có thể xuất hiện dưới dạng vệt đỏ trong phân hoặc làm cho phân có màu đen.
Dị ứng thực phẩm ở trẻ có thể dẫn đến phát ban da
Cách điều trị rối loạn tiêu hoá ở trẻ
Việc điều trị các vấn đề tiêu hóa ở trẻ sẽ phụ thuộc vào tình trạng cụ thể và nguyên nhân gây ra. Bố mẹ cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để tìm được phương pháp điều trị phù hợp với bé nhà mình. Dưới đây là một số phương pháp điều trị thường được áp dụng mà bố mẹ có thể tham khảo:
- Chế độ ăn uống: Điều chỉnh chế độ ăn uống bằng cách tránh thực phẩm chế biến sẵn và các chất phụ gia có thể giúp cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa của bé.
- Sử dụng probiotic và prebiotic: Các sản phẩm probiotic và prebiotic có thể giúp thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn có lợi trong ruột, từ đó cải thiện tiêu hóa và giảm các triệu chứng rối loạn tiêu hóa.
- Dùng thuốc: Tùy thuộc vào tình trạng cụ thể, bác sĩ có thể kê đơn thuốc để giúp giảm triệu chứng cho bé. Vì thế bố mẹ cần tham khảo ý kiến và cho trẻ uống đúng theo đơn thuốc của bác sĩ.
- Thay đổi lối sống: Khuyến khích trẻ tham gia vào hoạt động thể dục đều đặn và kiểm soát lo âu trong tâm lý trẻ, điều này cũng có thể giúp hỗ trợ cải thiện sức khỏe đường tiêu hóa.[6]
Trẻ tập thể dục thường xuyên có thể cải thiện hệ tiêu hóa
Khi nào trẻ bị rối loạn tiêu hoá cần gặp bác sĩ?
Các dấu hiệu cần gặp bác sĩ
Mặc dù nhiều vấn đề tiêu hóa có thể tự điều chỉnh tại nhà nhưng một số trường hợp bạn nên tìm sự hỗ trợ từ các chuyên gia y tế:
- Nếu trẻ bạn trải qua các triệu chứng như nôn mửa, tiêu chảy hoặc đau bụng kéo dài hơn vài ngày.
- Máu trong phân.
- Trẻ sụt cân đáng kể mà không có lý do rõ ràng.
- Trẻ đau bụng dữ dội.
- Dấu hiệu của sự mất nước như miệng khô, mắt trũng và lượng nước tiểu giảm.
- Trẻ không uống được, lừ đừ, li bì, hôn mê, hoặc co giật,… [7]
Khi trẻ gặp các triệu chứng nghiêm trọng hãy gặp bác sĩ ngay lập tức
Các bệnh viện uy tín
Khi có các dấu hiệu nghi ngờ bệnh rối loạn tiêu hóa, bạn nên đến cơ sở y tế gần nhất hoặc Khoa tiêu hóa/Khoa Nhi các bệnh viện sau để được thăm khám và điều trị:
- TP.HCM: Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Nhân dân Gia Định, Bệnh viện Bình Dân…
- Hà Nội: Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108…
Cách phòng ngừa rối loạn tiêu hoá ở trẻ
Để duy trì hệ tiêu hóa khỏe mạnh và cân bằng, việc điều chỉnh chế độ ăn uống là rất quan trọng. Dưới đây là một số lời khuyên để giúp bạn phòng ngừa các vấn đề về hệ tiêu hóa cho trẻ:
- Ăn chín uống sôi.
- Hạn chế thực phẩm nhiều dầu mỡ và không uống nước có gas.
- Cho bé ăn uống đúng giờ, nhai chậm và kỹ.
- Thực hiện vận động thể thao điều độ và tránh căng thẳng trong tâm lý bé.
>>>>>Xem thêm: Thương hiệu Dược phẩm Trung Ương 3 Có tốt không? Các dòng sản phẩm nổi bật
Ăn nhiều chất xơ để bảo vệ hệ tiêu hóa bé nhà mình
Rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là một vấn đề phổ biến có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và phát triển của trẻ. Tuy nhiên, bằng cách áp dụng các biện pháp phòng tránh, chăm sóc và xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, phụ huynh có thể giúp con trẻ vượt qua tình trạng này, từ đó duy trì sức khỏe cho bé.