Bệnh đậu mùa khỉ và bệnh thủy đậu có thể có chung một số triệu chứng về truyền nhiễm nhưng có sự khác biệt rõ ràng về mức độ gây thương tổn và cách lây truyền. Đọc ngay bài viết dưới đây để phân biệt bệnh thủy đậu và đậu mùa khỉ nhé!
Bạn đang đọc: Làm sao phân biệt đậu mùa khỉ và thủy đậu khi cả hai đều có mụn nước
Contents
Đậu mùa khỉ là gì?
Đậu mùa khỉ (Monkey pox) là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do virus đậu mùa khỉ – họ hàng của virus đậu mùa – vốn đã bị xóa sổ vào những năm 1980.
Đây là bệnh hiếm gặp ở người, nhưng trong đợt bùng phát đậu mùa khỉ mới đây đã có hơn 100 ca được nghi mắc tại 12 quốc gia châu Âu và Bắc Mỹ. Bệnh đậu mùa khỉ lây truyền từ động vật hoặc người sang người.
Bệnh đậu mùa khỉ là bệnh truyền nhiễm do virus gây ra
Thủy đậu là gì?
Thủy đậu là bệnh nhiễm trùng do virus Varicella-zoster gây ra. Vi rút này có kích thước khoảng 150 – 200nm, với nhân là ADN.
Người mắc bệnh sẽ phát ban, nổi mụn nước nhỏ có chứa đầy dịch, gây ngứa. Bệnh rất dễ lây cho những người chưa được tiêm vắc xin hoặc chưa từng nhiễm virus Varicella-zoster.
Bệnh thủy đậu
Đậu mùa khỉ và thủy đậu lây bằng đường nào?
Cả thủy đậu và đậu mùa khỉ đều là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây ra. Chúng đều có thể lây lan thông qua các giọt bắn hô hấp có kích thước lớn, dịch tiết của người bệnh hay lây truyền gián tiếp do tiếp xúc với đồ vật của người nhiễm bệnh.
Chủng đậu mùa khỉ lần đầu được tìm thấy ở khỉ vào năm 1958. Hiện nay, động vật gặm nhấm là nguồn lây chính. Tại châu Phi, virus đậu mùa khỉ được tìm thấy ở nhiều loại động vật khác như sóc, chuột,…
Người lành có thể nhiễm virus đậu mùa khỉ thông qua 3 con đường chính:
- Virus đậu mùa khỉ xâm nhập vào cơ thể qua các vết thương do động vật mang virus gây ra như vết cắn, vết cào, vết xước,…
- Ăn thịt chưa nấu chín kỹ và sử dụng các sản phẩm từ động vật bị nhiễm bệnh.
- Tiếp xúc trực tiếp với người bệnh hoặc chạm vào giường, quần áo bị ô nhiễm.
Con đường lây lan của đậu mùa khỉ và thủy đậu
Điểm giống nhau giữa đậu mùa khỉ và thủy đậu
Điểm giống nhau giữa đậu mùa khỉ và thủy đậu, bao gồm:
- Có khả năng truyền nhiễm và lây lan nhanh. Có thể lây lan qua tiếp xúc với da bệnh nhân, quần áo, chăn,… và nhiều đồ dùng cá nhân khác.
- Gây ra những tổn thương cho da, cảm giác chán ăn, sốt và mệt mỏi.
- Cả hai đều có các diễn tiến tổn thương da giống nhau: giai đoạn ủ bệnh, khởi phát, toàn phát và hồi phục, tương ứng với những tổn thương da từ dát đến sẩn, mụn nước, mụn mủ, đóng mài, bong mài.
Cả hai bệnh đều có các diễn tiến tổn thương da giống nhau
Sự khác nhau giữa đậu mùa khỉ và thủy đậu
Thời gian ủ bệnh
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), thời gian ủ bệnh của:
- Bệnh đậu mùa khỉ có thể kéo dài từ 7 đến 14 ngày.
- Bệnh thủy đậu có thể mất đến 16 ngày mới xuất hiện.
Thời gian ủ bệnh kéo dài từ 7 đến 14 ngày
Sốt
Bệnh thủy đậu và bệnh đậu mùa khỉ khi được điều trị đúng cách thì bệnh sẽ khỏi theo thời gian.
Một số triệu chứng phổ biến bao gồm: sốt, nhức đầu, đau cơ, đau lưng, ớn lạnh và kiệt sức. Sốt là một triệu chứng phổ biến ở bệnh thủy đậu và bệnh đậu mùa khỉ nhưng thời gian khởi phát có thể khác nhau, cụ thể như sau:
- Bệnh đậu mùa khỉ: sốt có thể xuất hiện 1-5 ngày trước khi phát ban.
- Bệnh thủy đậu: sốt có thể xuất hiện 1-2 ngày trước khi phát ban.
Dấu hiệu sốt cao
Sưng hạch bạch huyết
Mặc dù một số triệu chứng ban đầu của bệnh đậu mùa khỉ giống với bệnh thủy đậu, nhưng đối với tình trạng sưng hạch bạch huyết thì bệnh đậu mùa khỉ có tình trạng sưng nặng hơn và gặp nhiều hơn so với bệnh thủy đậu. [nguon title=”Phân biệt bệnh đậu mùa khỉ và thủy đậu
” link=”http://dongnaicdc.vn/phan-biet-benh-dau-mua-khi-va-thuy-dau#:~:text=T%E1%BB%95n%20th%C6%B0%C6%A1ng%20″][/nguon]
Tuyến bạch huyết đóng vai trò thiết yếu trong việc chống lại nhiễm trùng. Khi có hiện tượng sưng bạch huyết thì chứng tỏ bạn đã bị nhiễm khuẩn hoặc virus.
Sưng hạch bạch huyết
Mụn nước
Phát ban là một triệu chứng phổ biến ở cả bệnh đậu mùa khỉ và bệnh thủy đậu.
- Bệnh đậu mùa khỉ: thường xảy ra trong vòng 1 đến 3 ngày sau khi sốt.
- Bệnh thủy đậu: thường bắt đầu xuất hiện từ 1 đến 2 ngày sau khi sốt.
Phát ban đậu mùa khỉ bắt đầu trên mặt và lan sang các bộ phận khác của cơ thể, bao gồm cả lòng bàn tay và lòng bàn chân. Và sau đó nó phát triển thành các nốt sần và mụn mủ chứa đầy dịch, tạo thành mụn nước, sau đó có dạng vảy và rụng.
Phát ban thủy đậu là phát ban ngứa, giống như mụn nước, xuất hiện lần đầu trên cổ, lưng và mặt. Sau đó, lan rộng ra toàn bộ cơ thể, ngoại trừ lòng bàn tay và lòng bàn chân.
Tìm hiểu thêm: Biotin: Cách dùng, liều dùng, lưu ý khi sử dụng
Mụn nước
Kích thước tổn thương
Đối với đậu mùa khỉ có một số triệu chứng sau:
- Phát ban mụn nước, mụn mủ cùng thời điểm, diễn tiến chậm, xu hướng ly tâm.
- Tổn thương đậu mùa khỉ thường lớn hơn thủy đậu.
- Kích thước tổn thương da của bệnh đậu mùa khỉ trung bình từ 0,5 – 1cm.
Đối với thủy đậu có một số triệu chứng sau:
- Phát ban, các tổn thương xuất hiện thời gian khác nhau, diễn tiến nhanh, nhanh chóng lan ra khắp cơ thể, thường ít để lại sẹo.
- Tổn thương nhỏ hơn đậu mùa khỉ.
Kích thước tổn thương
Di chứng sẹo
Bệnh đậu mùa khỉ:
- Các triệu chứng của bệnh đậu mùa khỉ có thể kéo dài từ 2 đến 4 tuần rồi tự khỏi.
- Người bệnh hết các triệu chứng lâm sàng và không còn nguy cơ lây nhiễm cho người khác nhưng sẽ để lại sẹo ảnh hưởng đến thẩm mỹ.
Thủy đậu:
- Bệnh kéo dài từ 7 – 10 ngày, vảy tiết thường rụng sau 1-3 tuần.
- Nếu người bệnh không có biến chứng thì các mụn nước sẽ khô dần, bong vảy và không để lại sẹo.
- Nhưng nếu người bệnh bị nhiễm trùng mụn nước thì sẽ có thể để lại sẹo, đặc biệt nếu bị bội nhiễm và có thể tạo sẹo một thời gian dài hay sẹo vĩnh viễn.
Di chứng sẹo
Cách phòng tránh đậu mùa khỉ và thủy đậu
Bệnh đậu mùa khỉ và bệnh thủy đậu có thể lây lan qua tiếp xúc gần gũi, hoặc qua tiếp xúc trực tiếp với vết thương trên da hoặc qua các giọt bắn đường hô hấp.
Cách phòng chống bệnh đậu mùa khỉ và thủy đậu:
- Che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi để làm giảm phát tán các dịch tiết đường hô hấp.
- Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch hoặc dung dịch sát khuẩn tay.
- Người có triệu chứng phát ban cấp tính không rõ nguyên nhân kèm theo một hoặc nhiều triệu chứng nghi ngờ cần chủ động liên hệ với cơ sở y tế để được theo dõi, tư vấn kịp thời.
- Tránh tiếp xúc gần với người mắc bệnh đậu mùa khỉ, tránh tiếp xúc với những vết thương, dịch cơ thể, giọt bắn và các vật dụng, đồ dùng bị nhiễm mầm bệnh.
- Hạn chế tiếp xúc với người đến các quốc gia có lưu hành dịch bệnh đậu mùa khỉ.
- Đảm bảo an toàn thực phẩm, thực hiện lối sống lành mạnh, tăng cường vận động thể lực, nâng cao sức khỏe.
Che mũi và miệng khi ho để phòng tránh thủy đậu và đậu mùa khỉ
Khi nào cần gặp bác sĩ
Dấu hiệu cần gặp bác sĩ
Bạn đi gặp bác sĩ để khám bệnh nếu gặp những dấu hiệu như:
- Tiếp xúc người có mầm bệnh thủy đậu hoặc đậu mùa khỉ.
- Người mệt mỏi, nhức đầu, đau cơ, chán ăn.
- Nôn ói, sốt nhẹ, chảy nước mũi, đau họng, ho, nổi mẩn ngứa màu đỏ khắp các vùng da.
- Phát ban kèm theo chóng mặt, tim đập nhanh, khó thở, run.
- Các cơ mất phối hợp, nôn mửa, cứng cổ hoặc sốt cao trên 38,9 độ C.
Dấu hiệu cần gặp bác sĩ
Xét nghiệm chẩn đoán
Cách thức chẩn đoán của 2 loại bệnh này khác nhau. So với thủy đậu thì bệnh đậu mùa chẩn đoán phức tạp hơn nhiều.
- Bệnh thủy đậu có thể chẩn đoán bằng lâm sàng thông qua triệu chứng xuất hiện trên cơ thể và xét nghiệm mụn nước.
- Để chẩn đoán chính xác bệnh đậu mùa khỉ, trước hết cần chẩn đoán phân biệt lâm sàng với các bệnh phát ban khác, chẳng hạn như bệnh thủy đậu, sởi, nhiễm trùng da do vi khuẩn, bệnh ghẻ, bệnh giang mai và dị ứng do thuốc.
Nổi hạch trong giai đoạn tiền căn bệnh có thể là đặc điểm lâm sàng để phân biệt đậu mùa khỉ với thủy đậu hoặc đậu mùa. Các bác sĩ sẽ tiến hành chẩn đoán bệnh đậu mùa khỉ bằng các phương pháp sau:
- Tiền sử bệnh: Vấn đề này bao gồm lịch sử du lịch, tiếp xúc, ăn uống của người bệnh để giúp bác sĩ xác định nguy cơ.
- Xét nghiệm: Xét nghiệm phản ứng chuỗi polymerase (PCR), nhằm phân tích các mẫu lấy từ các tổn thương da hoặc các vùng da bị ảnh hưởng bởi bệnh đậu mùa khỉ.
- Sinh thiết: Xét nghiệm được thực hiện bằng việc lấy bệnh phẩm một phần của mô da, sau đó sẽ được kiểm tra dưới kính hiển vi để xác định sự hiện diện của virus, từ đó giúp chẩn đoán bệnh chính xác hơn.
Xét nghiệm chẩn đoán
Các bệnh viện chuyên khoa truyền nhiễm uy tín
- Tại TP.HCM: Bệnh viện Nhân dân 115, bệnh viện Bệnh Nhiệt đới, bệnh viện Đại học Y dược, bệnh viện Chợ Rẫy, bệnh viện Nguyễn Tri Phương.
- Tại Hà Nội: Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, bệnh viện Đại học Y Hà Nội, bệnh viện Bạch Mai, bệnh viện E Hà Nội, viện Y học cổ truyền Trung ương.
>>>>>Xem thêm: Dưa lưới bao nhiêu calo? Ăn dưa lưới có béo không? Cách ăn giảm cân
Các bệnh viện chuyên khoa truyền nhiễm uy tín
Bài viết trên đã đưa ra các vấn đề liên quan về bệnh đậu mùa và thủy đậu. Nếu có triệu chứng nghi ngờ bệnh thì bạn nên đến trung tâm y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời. Quý đọc giả cảm thấy bài viết hay và bổ ích hãy chia sẻ đến những người thân yêu nhé!