Có nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng nấc cụt như ăn nhiều hay quá nhanh, mất cân bằng điện giải, uống rượu và các loại nước có ga,…. Cùng tìm hiểu các nguyên nhân nấc cụt nhé!
Bạn đang đọc: 8 nguyên nhân nấc cụt bạn cần lưu ý để phòng tránh và xử lý kịp thời
Nấc cụt là sự co thắt không tự chủ của cơ hoành
Contents
Ăn quá nhiều hoặc quá nhanh
Ăn quá nhiều hoặc quá nhanh có thể khiến dạ dày phình ra do thức ăn hoặc không khí, điều này kích thích một cách thái quá cơ hoành làm cơ này co lại. Sau đó dẫn đến sự co thắt mạnh cơ hoành gây ra tiếng nấc.
Nếu bạn bị nấc do ăn quá nhiều, thì bạn sẽ cảm thấy khỏe hơn nếu thức ăn được tiêu hoá hết. Trong thời gian chờ đợi, bạn có thể đi dạo để giúp dạ dày trống rỗng nhanh hơn. Ngoài ra đảm bảo không nằm vì điều này có thể làm chậm quá trình làm rỗng dạ dày.
Ăn quá nhiều hoặc quá nhanh gây nấc cụt
Mất cân bằng điện giải
Mất cân bằng điện giải do sự thiếu hụt hoặc tăng cao nồng độ kali và natri trong máu sẽ gây ảnh hưởng đến hệ thống dẫn truyền thần kinh. Sự mất cân bằng này ở mức nhẹ tuy chưa nguy hiểm đến cơ thể nhưng sẽ làm tăng khả năng gây ra cơn nấc cụt.
Đặc biệt là sau khi hoạt động thể chất cơ thể sẽ có nguy cơ thiếu hụt nước và điện giải thông qua bài tiết mồ hôi. Bạn có thể bổ sung điện giải thông qua các dung dịch đóng chai có sẵn trên thị trường hoặc chậm rãi uống nước và ăn trái cây (chuối, nước dừa,…).
Uống nước giải khát có ga
Dạ dày của bạn cũng có thể phình ra do khí sinh ra trong các thực uống có ga, do đó kích thích cơ hoành và gây ra nấc cụt. Hơn nữa khí carbon dioxide trong đồ uống có ga sẽ làm dạ dày đầy khí gây ra cơn nấc ngắn hoặc chứng ợ chua.
Uống nước giải khát có ga có thể gây nấc cụt
Căng thẳng hoặc bị kích động
Khi căng thẳng, chúng ta thường thở gấp và một phần không khí đó có thể đi vào dạ dày thay vì vào phổi do đó dạ dày sẽ bị giãn căng dẫn đến nấc cụt.
Và khi bạn cảm thấy lo lắng hoặc kích động có thể làm rối loạn đường dẫn truyền thần kinh giữa não và cơ hoành cũng có thể gây ra nấc cụt.
Nếu bạn đang bị nấc cụt và cảm thấy quá căng thẳng thì có thể thử một số phương pháp thư giãn chẳng hạn như các bài tập thở và thiền định.
Căng thẳng có thể gây ra nấc cụt
Uống rượu
Uống rượu có thể gây ra cơn nấc cụt do các nguyên nhân:
- Do tính axit cao của rượu và gây kích ứng niêm mạc dạ dày và thực quản nên gây ra cơn nấc.
- Một số loại thức uống cồn có ga, như bia và rượu pha trộn (cocktail). Giống như khi bạn uống đồ uống có ga, carbon dioxide sẽ làm dạ dày nở ra dẫn đến nấc cụt.
Uống rượu có thể gây nấc cụt
Nhiệt độ thay đổi nhanh chóng
Khi nhiệt độ thay đổi một cách đột ngột như đi tắm nước quá lạnh hay quá nóng, hoặc từ phòng máy lạnh đi ra cũng có thể là nguyên nhân gây ra các cơn nấc. Vì khi thay đổi nhiệt độ dẫn đến rối loạn đường dẫn truyền thần kinh từ não đến các cơ giữa các xương sườn, từ đó gây ra cơn nấc.
Nhiệt độ thay đổi nhanh chóng gây nấc cụt
Trải qua hoá trị, gây mê
Sử dụng thuốc gây mê trong phẫu thuật cũng có thể gây nên hiện tượng nấc cụt. Nguyên nhân có thể do việc thuốc mê làm gián đoạn phản xạ ức chế của cơ hoành, tổn thương thần kinh dẫn truyền dẫn đến tăng hoạt động của cơ hoành và gây ra nấc cụt.
Ở một số bệnh nhân ung thư, nấc có thể xảy ra sau đợt hóa trị. Một phân tích hồi cứu đã chỉ ra rằng nấc cụt xảy ra ở 0,39% bệnh nhân được điều trị bằng hóa trị liệu bao gồm cisplatin, carboplatin và etoposid,…. [1]
Ngoài ra trong một số ít trường hợp người bệnh sau phẫu thuật cắt bỏ đại tràng hoặc một phần dạ dày có thể mắc phải liệt dạ dày và gây ra cơn nấc cụt mạn tính.
Sử dụng thuốc gây mê trong phẫu thuật cũng có thể gây nấc cụt
Các loại bệnh có thể mắc phải khi bị nấc cụt kéo dài
Trào ngược axit dạ dày – thực quản
Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (viết tắt là GERD) là tình trạng bệnh lý xảy ra khi axit dạ dày liên tục chảy ngược vào ống nối giữa miệng với dạ dày (thực quản) gây kích ứng niêm mạc thực quản.
Khi bị trào ngược axit trong dạ dày – thực quản gây ra đầy hơi, ợ nóng kích thích cơ hoành gây ra nấc và các dấu hiệu khác như đau dạ dày, tức ngực, khàn giọng, ho, nôn mửa,…
Tìm hiểu thêm: 6 cách trị cảm cúm tại nhà đơn giản, an toàn bạn nên biết
Trào ngược acid dạ dày – thực quản gây nấc cụt
Sắp xảy ra đột quỵ
Khi sắp xảy ra đột quỵ, người bệnh thường bị nấc cụt và kèm theo các biểu hiện khác như đau ngực, tê nhức, mờ mắt,… Nhưng đôi khi do cơn nấc cụt quá nặng cho nên làm lu mờ các dấu hiệu khác. Như vậy khi bị nấc cụt kéo dài có thể là một trong những cảnh báo về nguy cơ sắp xảy ra đột quỵ.
Nấc cụt là dấu hiệu cảnh báo của đột quỵ
Các bệnh ở vùng ngực
Khi xảy ra nấc cụt kéo dài kèm theo khó thở, tức ngực hay nặng ngực, thở ra khò khè,… Đây có thể là dấu hiệu của các bệnh lý ở ngực như hen, viêm màng phổi, viêm phổi, viêm màng ngoài tim, phẫu thuật lồng ngực,…
Nấc là dấu hiệu của các bệnh ở vùng ngực
Tổn thương thần kinh
Khi bị tổn thương thần kinh phế vị gây ra bởi các vấn đề có liên quan đến cổ, họng, ngực và bụng hay khối u đều có thể khiến cơ hoành co cứng dẫn đến nấc cụt liên tục.
Các yếu tố có thể gây tổn thương hoặc kích thích các dây thần kinh này bao gồm:
- Một sợi tóc hoặc thứ gì khác trong tai chạm vào màng nhĩ.
- Một khối u, u nang hoặc bướu cổ ở não, cổ.
- Trào ngược dạ dày thực quản.
- Đau họng hoặc viêm thanh quản.
Tổn thương thần kinh gây ra các cơn nấc
Tổn thương khi mang thai
Có nhiều nguyên nhân cho việc mang thai gây nên các cơn nấc cụt:
- Em bé đang lớn có thể gây áp lực lên cơ hoành do đó có thể gây ra nấc cụt.
- Trào ngược axit cũng là một tác dụng phụ phổ biến của thai kỳ và được biết là nguyên nhân gây ra nấc cụt.
- Có thể sự do sự thay đổi hormone trong quá trình mang thai và tình trạng stress gây ra cơn nấc.
Mang thai có thể gây nấc cụt
Khi nào cần gặp bác sĩ
Các dấu hiệu cần gặp bác sĩ
Hầu hết, chúng ta đều nghĩ rằng nấc cụt là hiện tượng bình thường, không nguy hiểm, chỉ gây khó chịu và bất tiện cho người bị mắc phải. Tuy nhiên, nấc cụt là hiện tượng cảnh báo một bệnh nghiêm trọng nào đó, nhất là khi nấc cụt có kèm các biểu hiện khác như đau, sốt, thở nhanh.
Do đó, khi thấy xuất hiện những cơn nấc cụt dai dẳng kéo dài hơn 48 giờ hoặc tái phát theo chu kỳ, phải đến ngay bác sĩ chuyên khoa để được khám và điều trị kịp thời.
Cần gặp bác sĩ khi cơn nấc cụt kéo dài hơn 48 giờ
Các chẩn đoán/xét nghiệm bệnh
Bệnh nhân có nấc kéo dài và chưa có nguyên nhân rõ ràng sẽ được bác sĩ thăm khám trực tiếp và điều tra bệnh lý trước đây, để định hướng được nấc cụt có thể do bệnh lý xuất phát từ đâu.
Từ các định hướng đó bạn có thể sẽ phải thực hiện các xét nghiệm như điện giải, đo lượng nitơ có trong ure máu (BUN), nội soi đường tiêu hóa trên, theo dõi pH thực quản, X quang ngực.
Đối với một số trường hợp để tầm soát các tổn thương thần kinh, u bướu bạn có thể sẽ được chỉ định MRI, CT sọ não, ngực,…
>>>>>Xem thêm: Enterogermina có trị táo bón không? Cách sử dụng men hiệu quả
Chụp MRI để chẩn đoán bệnh
Tham khảo một số bệnh viện khám nội khoa
Nếu gặp phải tình trạng nấc cụt kéo dài bạn cần nhận được sự tư vấn chuyên môn từ bác sĩ, thì có thể đến khoa Tai mũi họng hoặc khoa Hô hấp của một số bệnh viện uy tín trong khu vực. Bạn có thể tham khảo một số bệnh viện uy tín sau:
- Tại TP Hồ Chí Minh: Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, bệnh viện Đại học Y Dược, bệnh viện Nhân Dân 115,…
- Tại Hà Nội: Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện tai mũi họng Trung Ương, bệnh viện Quân Y 108,…
Hy vọng bài viết này sẽ cung cấp cho bạn đọc về các nguyên nhân gây nấc cụt và những căn bệnh nguy hiểm ẩn giấu khi xảy ra hiện tượng này. Nếu thấy bài viết hữu ích, hay chia sẻ đến bạn bè và người thân bạn nhé!