Phân biệt bệnh do virus Nipah với SARS-CoV-2 (COVID-19)

Rate this post

Nipah là một loại virus lây truyền từ dơi, bắt nguồn từ Ấn Độ. Chúng có thể gây ra các triệu chứng ho, nhức đầu, mệt mỏi,… tương tự các dấu hiệu nhiễm Covid-19. Vậy hai loại virus này gây bệnh có gì khác nhau? Hãy cùng tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé!

Bạn đang đọc: Phân biệt bệnh do virus Nipah với SARS-CoV-2 (COVID-19)

Virus Nipah là gì?

Virus Nipah hay NiV được phát hiện lần đầu vào năm 1999 trong một đợt dịch bùng phát trên cả người và lợn tại Malaysia và Singapore. Các nhà khoa học đã xác định loại virus này thuộc họ Paramyxoviridae có khả năng lây truyền từ động vật sang người.

Ngoài ra, virus Nipah còn được cho là có liên quan về mặt di truyền với virus Hendra, một loại virus khác có ở dơi, đặc biệt là dơi ăn quả – loài vật được cho là vật chủ đầu tiên của chủng virus này.[1]

Phân biệt bệnh do virus Nipah với SARS-CoV-2 (COVID-19)

Virus Nipah được phát hiện lần đầu vào năm 1999

Virus SARS-CoV-2 là gì?

SARS – CoV – 2 hay còn gọi là Corona virus là một cái tên không quá xa lạ gần đây. Chủng virus này được báo cáo lần đầu tiên tại Vũ Hán, Trung Quốc vào tháng 12 năm 2019 và cho đến nay đã lan truyền ra khắp thế giới, gây nên những trận dịch vô cùng nghiêm trọng.

Corona virus có thể gây nên những triệu chứng ở người từ nhẹ đến nặng như cảm lạnh, hắt hơi, hội chứng suy hô hấp cấp tính nặng (SARS), hội chứng hô hấp Trung Đông (MERS), hay thậm chí là gây tử vong.[2]

Phân biệt bệnh do virus Nipah với SARS-CoV-2 (COVID-19)

Virus SARS-COV-2 gây ra các trận đại dịch trên toàn cầu

Phân biệt dịch bệnh Nipah với COVID-19

Dưới đây là một số đặc điểm khác nhau giữa hai dịch bệnh:[2]

Đặc điểm Nipah SARS-CoV-2
Nguồn gốc lây nhiễm Virus Nipah được tìm thấy lần đầu tiên tại Malaysia và Singapore trong một vụ dịch ở lợn và người vào năm 1999. Sau đó, dịch bệnh này đã lan ra nhiều nước châu Á khác, mà nặng nề nhất là Ấn Độ và Bangladesh. SARS-CoV-2 được cho là nguồn từ một chợ hải sản tại thành phố Vũ Hán, Trung Quốc vào cuối năm 2019. Ngay sau đó không lâu, dịch bệnh này đã lây lan ra toàn Trung Quốc và phát tán khắp thế giới.
Vật chủ lây nhiễm Vật chủ đầu tiên của virus Nipah được cho là loài dơi ăn quả hay còn có tên gọi khác là cáo bay. Sau đó, chủng virus này có thể lây lan sang các loài động vật khác như lợn, bò, dê, chó, mèo và kể cả con người. Virus corona được tìm thấy nhiều nhất ở các loài động vật như dơi, mèo và lạc đà. Ban đầu, chúng gần như không có khả năng lây nhiễm sang động vật khác hay con người. Tuy nhiên, theo thời gian, các đột biến gen tích lũy đã mang lại cho chủng virus này khả năng nguy hiểm trên, khiến chúng trở thành “kẻ thủ ác” của một trong những trận dịch lịch sử ở loài người.
Phương thức lây lan Virus Napah được lây truyền thông qua việc tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết của người hoặc động vật nhiễm bệnh như máu, phân, nước tiểu hay nước bọt. Ngoài ra, nếu người ăn phải thực phẩm có nguồn gốc từ động vật bị bệnh cũng có thể mắc loại virus này. Virus SARS-CoV-2 lây truyền thông qua các giọt bắn từ đường hô hấp vào không khí khi người nhiễm bệnh ho, hắt hơi, nói chuyện. Nếu hít phải những giọt chất tiết này, bạn sẽ trở thành mục tiêu tiếp theo của corona virus. Một số hành động tiếp xúc ở cự li gần như chạm, bắt tay với người bị nhiễm bệnh cũng là một đường lây truyền đáng đề cập.
Triệu chứng bệnh Ban đầu, người bệnh có thể gặp một số triệu chứng như sốt, ho, đau đầu, đau họng, khó thở, tiêu chảy, nôn mửa, đau cơ và nhược cơ. Trong một số tình huống nghiêm trọng hơn, bệnh nhân có thể bị virus tấn công vào hệ thần kinh trung ương gây lú lẫn, mất phương hướng, co giật, hôn mê hay thậm chí là đe dọa đến tính mạng. Triệu chứng nhiễm Corona virus không giống nhau tùy thuộc vào cơ địa của người bệnh. Phổ biến nhất là các triệu chứng đường hô hấp như: sốt hoặc ớn lạnh, ho, hắt hơi, đau họng, mệt mỏi, đau cơ, đau đầu, mất khứu-vị giác hoặc đôi khi là buồn nôn, đau bụng và tiêu chảy.
Thời gian xuất hiện triệu chứng Các triệu chứng thường xuất hiện từ 4 – 14 ngày sau khi người hoặc động vật tiếp xúc với virus Nipah. Thời gian xuất hiện triệu chứng thường diễn ra từ 2 – 14 ngày sau khi nhiễm virus.
Vắc-xin tiêm phòng bệnh Cho đến hiện nay, vẫn chưa có vắc-xin phòng Nipah virus nào được chứng minh mang lại hiệu quả trong việc ngăn ngừa các đợt dịch bùng phát. Hiện nay, trên thị trường đã có rất nhiều loại vắc-xin SARS-CoV-2 được phát triển bởi nhiều quốc gia khác nhau trên thế giời như Vero cell, Moderna, Pfizer,… Chính nhờ những nghiên cứu kịp thời và giá trị này, dịch bệnh Covid-19 đã được đẩy lùi một cách ngoạn mục.
Thuốc đặc trị Cho đến hiện nay, Nipah virus vẫn được cho là chưa có thuốc điều trị đặc hiệu dù một số nhà lâm sàng học Malaysia đã đề nghị Ribavirin như một liệu pháp đáng cân nhắc, song hiệu quả lâm sàng vẫn còn chưa thực sự đáng kể.

Một số loại thuốc kháng virus được FDA chấp thuận để điều trị cho người nhiễm bệnh như: paxlovid (nirmatrelvir/ritonavir), molnupiravir, remdesivir.

Tỉ lệ tử vong Tương đối cao, lên đến 40 – 75%. Tỉ lệ tử vong của SARS-CoV-2 vào khoảng 2%, thấp hơn rất nhiều so với virus Nipah. Tuy nhiên, chính vì sự lây lan nhanh chóng và rộng khắp của nó, nên COVID-19 vẫn luôn là một trong những đợt dịch bệnh nguy hiểm nhất xuyên suốt lịch sử loài người.

Tìm hiểu thêm: Thói quen không ăn sáng bị gì? 9 tác hại khôn lường không thể bỏ qua

Phân biệt bệnh do virus Nipah với SARS-CoV-2 (COVID-19)

Cả virus Nipah và SARS-COV-2 đều gây nên các triệu chứng tương tự nhau

Cách phòng ngừa bệnh do Virus Nipah

Virus Nipah là một loại virus có thể gây bệnh trên cả động vật và người với khả năng lây lan nhanh thông qua chất tiết của vật chủ bị nhiễm tạo nên những đợt dịch gây ảnh hưởng không nhỏ lên cả kinh tế và con người. Tương tự như những bệnh truyền nhiễm khác, công tác dự phòng đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc kiểm soát sự tái bùng phát dịch.

Sau đây là một số biện pháp tương đối hữu hiệu mà bất kì ai trong chúng ta cũng đều có thể dễ dàng thực hiện nhằm góp phần ngăn chặn dịch bệnh này:[3]

  • Rửa tay thường xuyên với nước và xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn tay nhanh.
  • Tránh tiếp xúc với lợn hoặc dơi bị bệnh.
  • Làm sạch và khử trùng thường xuyên trang trại lợn.
  • Nếu phát hiện động vật bị bệnh cần báo ngay cho chính quyền địa phương và cách li ngay lập tức động vật bị bệnh với các vật nuôi khác.
  • Tránh tiếp xúc với máu, nước bọt hoặc bất cứ loại dịch cơ thể nào của động vật hoặc người bị bệnh.
  • Đeo khẩu trang khi đến nơi công cộng.
  • Tránh nơi nhiều cây cối hoặc bụi rậm có dơi lui tới thường xuyên.
  • Tránh ăn thực phẩm nghi ngờ có nguồn gốc từ động vật nhiễm bệnh.
  • Nếu cần chăm sóc người bệnh mắc virus Napah cần thực hiện các biện pháp phòng hộ cá nhân như đeo khẩu trang, mang găng y tế hoặc tốt hơn là có áo choàng phòng hộ cá nhân.

Phân biệt bệnh do virus Nipah với SARS-CoV-2 (COVID-19)

>>>>>Xem thêm: Thương hiệu Sumitomo Dainippon của nước nào? Có tốt không?

Rửa tay thường xuyên với xà phòng là một trong những biện pháp dự phòng hiệu quả

Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin xoay quanh vấn đề phân biệt do virus Nipah với SARS-CoV-2. Nếu bạn cảm thấy bài viết hay hãy chia sẻ cho bạn bè và gia đình cùng tham khảo nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *