Ớt chuông là một loại thực phẩm không quá xa lạ và thường được xuất hiện rất nhiều trong các bữa ăn gia đình. Hãy cùng tìm hiểu ớt chuông bao nhiêu calo và một số lưu ý khi sử dụng ớt chuông qua bài viết dưới đây nhé!
Bạn đang đọc: Ớt chuông bao nhiêu calo? Ăn ớt chuông có giảm cân không? Lưu ý khi ăn
Contents
Ớt chuông bao nhiêu calo?
Các loại ớt chuông có màu sắc gần giống nhau, chênh lệch không đáng kể về hàm lượng calo, bao gồm:
- Ớt chuông đỏ: 26 calo/100 g
- Ớt chuông vàng: 26 calo/100 g
- Ớt chuông cam: 26 calo/100 g
- Ớt chuông xanh: 25 calo/100 g
Như vậy, ớt chuông có hàm lượng calo tương đối thấp, chỉ khoảng 20 – 30 calo/100 g và không có sự chênh lệch đáng kể giữa các loại ớt chuông có màu sắc tương tự nhau. Do đó, ớt chuông là một thực phẩm lý tưởng cho những người đang muốn giảm cân hoặc duy trì cân nặng. [2][3][4]
Ớt chuông có lượng calo khác nhau tùy vào màu sắc từng loại
Ăn ớt chuông có giảm cân không?
Ớt chuông chứa rất ít calo, giàu chất xơ, lượng chất béo chưa đến 1 gam và còn chứa nhiều dưỡng chất khác giúp tạo được cảm giác no lâu hơn sau bữa ăn. Từ đó có thể giúp ngăn ngừa tình trạng ăn quá nhiều trong thời gian còn lại của một ngày.
Ngoài ra, một nghiên cứu cho thấy ớt chuông chứa một hợp chất gọi là capsaicin giúp tăng cường trao đổi chất, đốt cháy chất béo ở bụng dưới dạng nhiệt, ngăn chặn sự thèm ăn và cải thiện quá trình oxy hóa chất béo. Từ đó có thể nhận định rằng ăn ớt chuông có thể hỗ trợ giảm cân. [5]
Ăn ớt chuông có thể hỗ trợ giảm cân
Cách ăn ớt chuông giảm cân.
Ớt chuông nướng
Bạn có thể lựa chọn nhiều cách nướng ớt chuông khác nhau nhưng phổ biến nhất là:
- Ớt chuông nướng nhồi cơm.
- Ớt chuông nướng phô mai.
- Ớt chuông nướng trứng.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Rửa sạch và sơ chế ớt chuông thành hai nửa bằng nhau, bỏ hết hạt và ruột ở phía bên trong.
- Bước 2: Sơ chế các nguyên liệu dùng để nướng chung với ớt chuông như phô mai, nấm, cà chua, cơm, thịt xông khói hoặc những nguyên liệu ưa thích.
- Bước 3: Quết một lớp dầu thực vật lên 2 mặt trong và ngoài của ớt chuông. Lấy nguyên liệu vừa được chế biến ở bước 2 nhồi đầy vào bên trong ớt chuông.
- Bước 4: Làm nóng lò nướng ở nhiệt độ 200 độ C và để ổn định nhiệt độ trong khoảng 10 phút trước khi nướng. Xếp ớt chuông vào khay và cho vào lò nướng ớt trong khoảng 20 phút sẽ tạo ra thành phẩm ớt chuông nướng thơm ngon.
Bạn có thể lựa chọn nhiều cách nướng ớt chuông cùng các nguyên liệu khác nhau
Ớt chuông xào
Ớt chuông xào là một món ăn đơn giản, dễ làm mà còn đầy đủ dưỡng chất trong mỗi bữa ăn được nhiều người chọn lựa. Cách thực hiện món ớt chuông xào cũng rất đơn giản như sau:
- Bước 1: Làm sạch ớt chuông thật kĩ, bỏ cuống và hạt, cắt thành từng miếng nhỏ vừa ăn.
- Bước 2: Xử lý các nguyên liệu dùng chung để xào ớt chuông như thịt bò, chả cá, tôm, mực,… và cũng cắt thành từng miếng nhỏ vừa ăn.
- Bước 3: Xào ớt chuông cùng với các nguyên liệu đã chuẩn bị sẵn. Bạn cần phải nêm phù hợp với khẩu vị của gia đình vì bước này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến món ăn.
Ớt chuông xào là món ăn đơn giản và dễ thực hiện
Salad ớt chuông
Salad ớt chuông cũng là một món ăn dễ làm và có nhiều ích lợi cho sức khỏe, với thời gian chế biến rất nhanh mà không cần phải thao tác nấu nướng gì.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Làm sạch ớt chuông thật kĩ, bỏ cuống, hạt và ruột bên trong, cắt hạt lựu.
- Bước 2: Sơ chế các nguyên liệu ưa thích cho món salad của bạn như xà lách, dưa leo, cà chua, tôm, thịt gà, bơ,… và cắt hạt lựu vừa ăn.
- Bước 3: Pha nước sốt trộn salad với tỷ lệ 3 muỗng canh giấm ăn, 2 muỗng canh đường, 1/2 muỗng cafe tiêu, 1/2 muỗng cafe muối. Sau đó, khuấy đều để gia vị hòa tan với nhau tạo thành hỗn hợp sốt.
- Bước 4: Trộn đều các nguyên liệu đã chuẩn bị cùng ớt chuông và nước sốt tạo thành một phần salad ớt chuông ngon miệng tại nhà.
Salad ớt chuông là một món ăn phù hợp với người đang giảm cân
Nước ép ớt chuông
Bên cạnh các món ăn, ớt chuông cũng có thể kết hợp cùng với các loại trái cây hoặc hoa quả khác để có thể tạo nên một loại nước ép ngon miệng nhất. Tuy nhiên, trước khi kết hợp, bạn nên tìm hiểu trước để đảm bảo an toàn cho bản thân.
Cách chế biến nước ép ớt chuông:
- Bước 1: Sơ chế và làm sạch ớt chuông cũng như nguyên liệu làm nước ép như dưa hấu, dưa leo,…
- Bước 2: Lần lượt cho hết các nguyên liệu đã chuẩn bị vào máy ép, ép lấy nước và thưởng thức.
Ớt chuông có thể ép thành nước uống cùng nhiều loại trái cây khác nhau
Tác dụng của ớt chuông
Ớt chuông được sử dụng trong các bữa ăn hay chế độ ăn kiêng đều có thể đem lại rất nhiều tác dụng hữu ích cho cơ thể nên được rất nhiều người ưa dùng, cụ thể: [6]
- Cải thiện sức khoẻ mắt: Hoạt chất lutein và zeaxanthin trong ớt chuông có tác dụng bảo vệ mắt tránh được tác hại của ánh sáng xanh, giúp cải thiện thị lực. Đồng thời giúp chống lại các phản ứng oxy hóa gây tổn thương võng mạc mắt.
- Hỗ trợ kiểm soát huyết áp: Trong ớt chuông có chứa một hàm lượng vitamin C khá ổn định. Một số nghiên cứu lớn cũng đã cho thấy rằng những người có hàm lượng vitamin C cao trong cơ thể ít có khả năng bị huyết áp cao.
- Tốt cho hệ tiêu hoá: Mặc dù có hàm lượng calo thấp, nhưng ớt chuông có chứa lượng lớn chất xơ. Chất xơ có khả năng tăng khối lượng phân, giúp tăng cường sức khỏe tiêu hóa và cũng hạn chế khả năng mắc bệnh trĩ hơn.
- Giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường: Chất xơ có trong ớt chuông giúp cản trở tốc độ hấp thụ đường vào máu. Hơn nữa, vitamin C trong ớt chuông cũng có thể làm giảm lượng đường trong máu ở những người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2.
Tìm hiểu thêm: Thương hiệu Plusssz của nước nào? Chất lượng có tốt không?
Ớt chuông giúp hỗ trợ cải thiện sức khỏe mắt
Ăn nhiều ớt chuông có tốt không?
Tuy ớt chuông có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng nếu ăn nhiều trong ngày, bạn không thể hấp thụ được các chất dinh dưỡng từ thực phẩm khác trong chế độ ăn uống của mình. Từ đó có thể khiến bạn bị suy dinh dưỡng.
Bên cạnh đó, một số người có tiền sử dị ứng phấn hoa có khả năng cao gặp vấn đề về dạ dày khi ăn ớt chuông với các triệu chứng như ngứa da, phát ban, cảm giác ngứa ran trong miệng. Nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn và khó thở.
Ngoài ra, ớt chuông cũng có lượng vitamin C khá cao, nhiều hơn cam hoặc chanh nên khi tiêu thụ quá nhiều nước ép ớt chuông đậm đặc có nguy cơ khiến cơ thể bị dư thừa vitamin C. Từ đó có thể làm tăng nồng độ axit uric và oxalat trong nước tiểu, ảnh hưởng xấu tới chức năng của thận, thậm chí có thể dẫn tới nguy cơ bị sỏi thận.
Tuy nhiên, những tác dụng phụ này chỉ xảy ra khi bạn ăn quá nhiều ớt chuông. Theo khuyến nghị của các chuyên gia dinh dưỡng , mỗi người nên ăn khoảng 100 – 200 g ớt chuông mỗi ngày. Đây là lượng ớt chuông vừa đủ để cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể mà không gây ra các tác dụng phụ. [7]
Nếu ăn quá nhiều ớt chuông, bạn có thể gặp phải một số tác dụng phụ
Lưu ý khi ăn ớt chuông.
Ớt chuông màu nào là tốt nhất?
Ớt chuông đỏ là loại chứa nhiều vitamin C nhất, với 142 mg/100 g, cao hơn đáng kể so với các loại khác. Ớt chuông xanh lại chứa nhiều vitamin A dạng beta caroten, với 3,5 mg/100 g, cao hơn ớt chuông đỏ.
Tuy nhiên, ớt chuông vàng là loại trung hòa được cả hai hàm lượng vitamin cần thiết này, với 125 mg vitamin C và 3,2 mg beta caroten. [2][3][4]
Chính vì vậy, màu sắc của ớt chuông chỉ là một yếu tố để đánh giá hàm lượng dinh dưỡng của ớt chuông. Để xác định loại ớt chuông nào tốt nhất, bạn cần xem xét nhu cầu sử dụng của mỗi người.
Không thể chỉ dựa vào màu sắc quyết định được loại ớt chuông nào tốt nhất
Ai không nên ăn nhiều ớt chuông?
Ớt chuông tuy mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng những người sau đây không nên ăn nhiều ớt chuông:
- Người bị dị ứng với ớt chuông.
- Người có hệ tiêu hóa nhạy cảm, yếu hoặc mắc bệnh về đường ruột như viêm loét da dày, viêm thực quản,…
- Người bị bệnh về đường hô hấp như viêm phế quản, lao phổi,…
- Người có khả năng loãng xương.
- Người mắc bệnh về mắt.
- Người bị sốt, cao huyết áp.
Phụ nữ mang thai và mới sinh không nên ăn nhiều ớt chuông
Lưu ý khi chọn mua, bảo quản ớt chuông
Bạn nên chọn lựa những quả ớt chuông có lớp vỏ da căng bóng, trơn nhẵn, màu sắc tươi. Đặc biệt, hãy chọn những quả ớt chuông còn cuống, có kích thước vừa phải và khi cầm lên cảm thấy chắc tay. Tránh mua những loại đã bị mềm nhũn, ngoài vỏ có nhiều vết thâm, nhăn, nứt nẻ hoặc kích thước quá nhỏ.
Hơn nữa, tùy thuộc vào các chế biến bạn có thể cân nhắc lựa chọn loại ớt chuông như:
- Chế biến các món xào hoặc nướng: Bạn nên chọn ớt chuông đực có phần đáy được chia thành 3 phần, kết cấu của quả khá rắn, mùi nồng hơn và không ngọt bằng ớt chuông cái.
- Chế biến các món ăn sống không cần đến nhiệt độ như salad, nước ép,…: Ớt chuông cái thường được ưu tiên lựa chọn hơn với phần đáy được chia làm 4 phần, kết cấu mềm và vị chẳng những không hăng mà còn dịu ngọt, nhiều nước hơn. [8]
Bạn có thể bảo quản ớt chuông khoảng 5 ngày trong túi zip có khoá kéo và lỗ thông hơi, xếp gọn gàng vào ngăn mát của tủ lạnh. Bạn cũng nên tránh để để ớt chuông ở những nơi ẩm ướt và quá kín, hạn chế các thực phẩm khác xếp chồng lên ớt chuông khiến chúng dễ dàng bị hư và mất chất dinh dưỡng. [8]
Bạn nên chọn lựa những quả ớt chuông có lớp vỏ căng bóng, trơn nhẵn, màu sắc tươi
Ớt chuông kỵ với thực phẩm nào?
Ớt chuông kỵ với một số thực phẩm sau:
- Hạt hướng dương: Ớt chuông có chứa chất sắt, hạt hướng dương có chứa vitamin E. Khi ăn hai loại thực phẩm này cùng nhau, chất sắt trong ớt chuông có thể cản trở quá trình hấp thụ vitamin E.
- Dưa chuột: Ớt chuông có chứa một số enzyme có thể làm giảm giá trị dinh dưỡng của dưa chuột.
- Mùi tây: Enzyme phân hủy vitamin C có trong rau mùi sẽ làm oxy hóa vitamin C trong ớt chuông, từ đó làm giảm giá trị dinh dưỡng.
- Rượu: Uống rượu khi ăn ớt chuông sẽ sinh ra nhiều loại chất độc gây hại cho cơ thể.
>>>>>Xem thêm: Bệnh tiểu đường có di truyền không? Sàng lọc gen như thế nào?
Bạn không nên ăn ớt chuông cùng hạt hướng dương
Hy vọng bài viết này sẽ mang đến cho bạn những kiến thức về hàm lượng calo và những lợi ích sức khỏe của ớt chuông. Nếu bạn ăn ớt chuông với lượng vừa phải, ớt chuông sẽ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Hãy cùng chia sẻ cho người thân và bạn bè cùng biết nhé!