Ung thư nướu răng là một loại ung thư ở vùng miệng, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, các tế bào ung thư có thể di căn xâm lấn gây nhiều biến chứng nguy hiểm. Cùng tìm hiểu các dấu hiệu nhận biết sớm ung thư nướu răng và cách điều trị qua bài viết này nhé!
Bạn đang đọc: 8 dấu hiệu nhận biết sớm ung thư nướu răng và cách điều trị
Ung thư nướu răng gây các tổn thương tại nướu
Contents
Các dấu hiệu nhận biết sớm
Đau ở nướu
Ở người mắc bệnh ung thư nướu răng, giai đoạn ban đầu có thể xuất hiện các vết sưng tấy hoặc các vết lở loét không lành trên nướu.
Các tế bào ung thư gây tổn thương niêm mạc nướu khiến người bệnh có cảm giác đau ở nướu, đau có thể tăng khi chạm vào nướu lúc ăn hoặc lúc dùng chỉ nha khoa.
Các tổn thương tại nướu gây cảm giác đau khi chạm vào nướu
Nướu bị đổi màu
Ung thư nướu thường hình thành ngay trên bề mặt nướu răng, các tế bào ung thư hình thành các khối u thường có màu đỏ thẫm đậm màu hơn hoặc trắng, có thể chảy máu.
Các vùng đổi màu ở nướu răng có thể nhìn giống như vết sưng hoặc có sự dày lên của nướu, kèm theo mùi hôi, chảy mủ ở chân răng.
Nướu răng có thể chuyển sang màu đỏ thẫm
Viêm nướu
Thông thường khoang miệng là nơi sinh sống của số lượng rất lớn vi khuẩn. Viêm nướu là tình trạng thường gặp khi vệ sinh răng miệng không đảm bảo, gây nhiễm trùng nướu khiến sưng tấy, đỏ và đau nướu khi chạm vào.
Tuy nhiên, nếu tình trạng viêm nướu nghiêm trọng và kéo dài hơn 2 tuần mà không giảm, cùng với sự thay đổi màu ở nướu thì có thể là dấu hiệu cảnh báo ung thư nướu.
Viêm nướu kéo dài là dấu hiệu cảnh báo bệnh ung thư nướu
Chảy máu nướu
Nướu răng là một loại mô mềm nhạy cảm, chỉ cần gặp những tổn thương nhỏ thì cũng có thể gây đau và chảy máu nướu.
Chảy máu nướu thường xuyên ngay cả khi không có tác động vào nướu như đánh răng, dùng chỉ nha khoa là dấu hiệu cảnh báo ung thư nướu.
Chảy máu nướu kéo dài là dấu hiệu cảnh báo tình trạng nghiêm trọng ở nướu răng
Xuất hiện hạch bất thường
Hạch bạch huyết đóng vai trò quan trọng trong hệ miễn dịch của cơ thể giúp bắt giữ và tiêu diệt các phân tử lạ xâm nhập như các vi sinh vật hay tế bào ung thư. Do đó, hạch dễ bị sưng và nổi lên khi có các tình trạng nhiễm trùng hoặc ung thư.
Xuất hiện hạch bất thường ở các vị trí góc hàm hay dưới cằm là dấu hiệu cảnh báo tình trạng viêm nhiễm hoặc có thể là ung thư.
Xuất hiện các hạch ở cổ hoặc dưới hàm là dấu hiệu cảnh báo bất thường
Sụt cân không rõ nguyên nhân
Sụt cân không rõ nguyên nhân thường là dấu hiệu quan trọng cảnh báo bệnh ung thư trong đó có ung thư nướu răng. Các vết loét, sưng tấy cùng với cảm giác đau kéo dài ở nướu răng gây khó khăn trong việc nhai ăn dẫn đến chán ăn.
Ngoài ra, việc các tế bào ung thư tăng sinh với số lượng quá lớn làm cơ thể tiêu hao rất nhiều năng lượng thúc đẩy quá trình phân giải mô dự trữ trong cơ thể.
Sụt cân không rõ nguyên nhân có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh ung thư nướu
Răng lung lay
Nướu tập hợp các tế bào mô mềm bao quanh răng, chúng ôm sát vào cổ răng giúp giữ cố định răng.
Do đó, nếu có bất kỳ tổn thương nghiêm trọng nào xuất hiện tại nướu thì răng cũng bị ảnh hưởng. Tình trạng răng lỏng lẻo, tê buốt hoặc đau nhức kéo dài là dấu hiệu cảnh báo bất thường ở nướu răng.
Răng lung lay có thể do gặp vấn đề ở nướu
Xuất hiện vết loét đỏ ở lưỡi hoặc khoang miệng
Ung thư nướu răng thường có mức độ ác tính cao, bệnh phát triển nhanh và có khả năng xâm lấn sang lưỡi.
Khi các vết loét xuất hiện ở lưỡi hoặc khoang miệng kéo dài hơn 2 tuần mà không có dấu hiệu giảm thì triệu chứng của bệnh đã trở nên nghiêm trọng, có thể cản trở hoạt động bình thường của lưỡi khiến việc nói chuyện, ăn uống trở nên khó khăn.
Các vết loét đỏ ở lưỡi cảnh báo tình trạng bệnh nghiêm trọng
Các yếu tố nguy cơ ung thư nướu
Uống rượu
Rượu nói riêng hay các đồ uống có cồn nói chung có thể chứa các chất gây độc tế bào làm tăng nguy cơ ung thư như nitrosamine, urethane hay ethanol.
Ngoài ra, việc tiếp xúc với cồn trong thời gian dài có thể làm khô nướu, mất nước tế bào dẫn đến các tổn thương mạn tính từ đó thúc đẩy sự tăng sinh bất thường làm tăng nguy cơ hình thành khối u. [1]
Tìm hiểu thêm: Thương hiệu My Vita của nước nào? Chất lượng có tốt không?
Uống rượu làm tăng nguy cơ ung thư nướu
Hút thuốc lá
Thuốc lá truyền thống lẫn thuốc lá điện tử đều có chứa nicotine cùng rất nhiều độc tố và tạp chất hóa học khác.
Khi hút thuốc, các tế bào niêm mạc miệng trong đó có tế bào ở nướu răng sẽ tiếp xúc trực tiếp với các chất này, gây ra các tổn thương tiền ung thư, sau đó sẽ tiến triển thành ung thư biểu mô.
Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ ung thư nướu
Nhai trầu
Nhai trầu là một phong tục tồn tại từ lâu đời, các nguyên liệu chính bao gồm: lá trầu, cau, vôi và thuốc lá.
Trong cau có chứa các alkaloid như arecolin, arecaidin, guvacin khi tiếp xúc với niêm mạc miệng có thể gây xơ hóa niêm mạc miệng dẫn đến sự hình thành của các khối u.
Ngoài ra, nhai trầu có kèm thuốc lá làm gia tăng độc tính lên tế bào biểu mô góp phần làm tăng nguy cơ ung thư nướu.
Nhai trầu với thuốc lá làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư ở miệng trong đó có nướu răng
Một số phương pháp điều trị ung thư nướu răng
Phương pháp phẫu thuật
Một số phương pháp phẫu thuật phổ biến trong điều trị ung thư nướu răng bao gồm:
- Phẫu thuật cắt khối u nguyên phát: bác sĩ sẽ xác định và tiến hành phẫu thuật loại bỏ các khối u qua miệng hoặc thông qua vết mổ từ cổ.
- Phẫu thuật nạo hạch cổ: đây là phương pháp phẫu thuật giúp loại bỏ các hạch bạch huyết khỏi cổ của người bệnh.
- Phẫu thuật tạo hình: phẫu thuật loại bỏ vùng mô lớn có chứa các khối u, sau đó tiến hành phẫu thuật tái tạo mô giúp lấp đầy khuyết hổng.
Phẫu thuật là một trong các phương pháp điều trị ung thư nướu hiện nay
Phương pháp hóa trị
Hóa trị thường được sử dụng sau phẫu thuật để tiêu diệt các tế bào ung thư nướu lan sang các vị trí khác. Tùy vào mức độ bệnh mà bác sĩ có thể chỉ định đơn trị liệu hoặc kết hợp nhiều thuốc.
Tuy nhiên, hóa trị liệu có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn như chán ăn, rụng tóc, buồn nôn, sụt cân,… [2]
Hóa trị liệu là phương pháp sử dụng thuốc để tiêu diệt tế bào ung thư
Phương pháp xạ trị
Xạ trị là phương pháp trị liệu sử dụng chùm tia có mức năng lượng cao để phá hủy các tế bào ung thư và ngăn chúng phát triển trở lại. Xạ trị cũng có thể được kết hợp với phẫu thuật để ngăn chặn sự lây lan và phát triển của khối u.
Phương pháp xạ trị sử dụng tia bức xạ để tấn công và tiêu diệt tế bào ung thư
Điều trị nhắm trúng đích
Phương pháp này sử dụng Cetuximab để điều trị, đây là kháng thể đơn dòng nhắm vào EGFR (yếu tố tăng trưởng biểu bì), một loại protein được tìm thấy trên các tế bào ung thư vùng đầu cổ.
Khác với các thuốc hóa trị liệu, các kháng thể miễn dịch có khả năng xác định chính xác và tấn công tiêu diệt tế bào ung thư. Đặc biệt, đây là phương pháp điều trị ung thư hiệu quả và không gây ảnh hưởng xấu đến các tế bào khỏe mạnh. [3]
Phương pháp điều trị nhắm trúng đích giúp tiêu diệt chính xác tế bào ung thư
Khi nào cần gặp bác sĩ?
Dấu hiệu cần gặp bác sĩ
Ngoài các dấu hiệu sớm nhận biết ung thư nướu thì có một số dấu hiệu cảnh báo bệnh bạn cần lưu ý:
- Các mảng trắng hoặc xám phẳng xuất hiện trên nướu hoặc vòm họng.
- Các mảng đỏ thẫm hơi nhô lên khỏi bề mặt nướu, có thể chảy máu khi chạm vào.
- Các vết loét trên nướu hoặc trong miệng không khỏi sau 2 tuần.
- Chảy máu nướu răng mà không rõ nguyên nhân.
- Sụt cân bất thường.
- Hôi miệng không thể cải thiện.
Các vết loét trong miệng kéo dài trên 2 tuần là dấu hiệu bất thường cảnh báo bệnh
Chẩn đoán
Khi nghi ngờ người bệnh có thể bị ung thư nướu, bác sĩ có thể chỉ định thực hiện một số xét nghiệm như:
- Khám lâm sàng: khu vực khoang miệng để kiểm tra các bất thường bên trong miệng.
- Sinh thiết niêm mạc nướu: là phương pháp sử dụng kềm bấm để lấy đi một mẫu mô phục vụ cho xét nghiệm, chẩn đoán.
- Nội soi: phương pháp này giúp cung cấp hình ảnh trong cổ họng, đáy lưỡi, thanh quản giúp hỗ trợ bác sĩ trong việc chẩn đoán tình trạng bệnh.
Bác sĩ khám vùng miệng để xác định tình trạng của người bệnh
Tự kiểm tra để phát hiện ung thư nướu
Phát hiện sớm ung thư nướu giúp giảm nguy cơ bệnh tiến triển nặng và tăng khả năng chữa khỏi bệnh, một số dấu hiệu bất thường bạn có thể tự kiểm tra:
- Cảm giác đau ở môi, nướu và vòm họng kéo dài.
- Sờ thấy hạch ở cổ và hàm dưới.
- Quan sát các bất thường trên bề mặt nướu và khoang miệng qua gương.
>>>>>Xem thêm: Cá thu bao nhiêu calo? Ăn cá thu có béo không?
Sờ thấy hạch ở cổ là dấu hiệu cảnh báo ung thư mà bạn có thể tự kiểm tra tại nhà
Các bệnh viện uy tín
- TP. HCM: Bệnh viện Ung bướu TP. HCM, Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Nhân dân 115,…
- Hà Nội: Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Ung Bướu Hà Nội, Bệnh viện K,…
Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn thêm thông tin về các dấu hiệu nhận biết sớm ung thư nướu răng và cách điều trị, nếu thấy bài viết hay và hữu ích hãy chia sẻ cho người thân và bạn bè nhé!