Bệnh tay chân miệng là một bệnh lý nguy hiểm có thể khiến trẻ tử vong, do đó bệnh cần phải được phát hiện sớm và can thiệp điều trị kịp thời. Tuy nhiên, triệu chứng của bệnh thường có thể gây nhầm lẫn với nhiều bệnh lý da liễu khác. Vậy làm cách nào đến phân biệt tay chân miệng và thuỷ đậu hay với các bệnh tương tự khác? Hãy cùng tìm hiểu thông qua bài viết này nhé!
Bạn đang đọc: Phân biệt tay chân miệng và bệnh tương tự, các biện pháp phòng ngừa
Tay chân miệng là bệnh lý nhiễm trùng cấp tính tương đối nguy hiểm
Contents
Phân biệt tay chân miệng với một số bệnh tương tự
Bệnh tay chân miệng
Bệnh tay chân miệng xảy ra chủ yếu ở trẻ nhỏ trong giai đoạn mẫu giáo, thông thường nhất ở độ tuổi dưới 10 tuổi, chính vì vậy các điểm học tập trung rất dễ trở thành ổ lây lan dịch bệnh.
Bệnh có thể gặp ở bất kỳ thời điểm nào trong năm, nhưng tập trung cao điểm nhất vào những tháng giao mùa từ tháng 2 – tháng 4 và tháng 9 – tháng 12 và đây cũng là khoảng thời gian các bệnh viện dễ dàng rơi vào tình huống quá tải.
Một trong những triệu chứng nhận diện của bệnh tay chân miệng chính là phát ban ở các vị trí như lòng bàn tay, khuỷu tay, đầu gối, mông, bụng, lòng bàn chân, loét miệng.
Tình trạng phát ban trên với tính chất được miêu tả là các mụn nước hoặc sẩn hồng ban màu đỏ, không đau, không ngứa, sau khi bóng nước vỡ tạo màu xám, hình bầu dục, khi lành không để lại sẹo. [2]
Sang thương tay chân miệng thường được tìm thấy ở lòng bàn tay, bàn chân, miệng,…
Bệnh thủy đậu
Thủy đậu là một bệnh tương đối thường gặp ở nước ta cần phải phân biệt với bệnh lý tay chân miệng. Khác với tay chân miệng, thủy đậu gặp chủ yếu ở trẻ từ 5 – 11 tuổi và có thể xảy ra ở cả người lớn.
Sang thương thủy đậu không tập trung ở một số vùng nhất định như tay chân miệng mà rải rác toàn thân với tính chất được miêu tả là mụn nước cũ và mới mọc xen lẫn nhau, chúng mọc thành chùm, lõm trung tâm, bên trong ban đầu chứa dịch trong, sau đục dần do bội nhiễm vi khuẩn.
Mụn nước thủy đậu gây đau và ngứa nhiều, khiến bệnh nhân cảm thấy vô cùng khó chịu, khi lành có thể để lại sẹo rỗ trên da. [2]
Tìm hiểu thêm: Rong biển bao nhiêu calo? Ăn rong biển có béo không? Cách ăn giảm cân
Biểu hiện của thuỷ đậu thường là mụn nước rốn lõm mọc thành chùm trên nền hồng ban
Bệnh Zona
Bệnh Zona là một bệnh nhiễm trùng da cấp tính do vi-rút Varicella zoster gây ra. Bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi và gần như có thể gặp ở bất kỳ thời điểm nào trong năm.
Đối tượng mắc bệnh thường là những người đã từng mắc thủy đậu trước đây và đặc tính nhận diện của sang thương zona là những chùm mụn nước to nhỏ không đều, chỉ mọc một bên cơ thể, không bao giờ vượt qua đường giữa, có thể kèm theo hạch nách, hạch cổ hoặc hạch bẹn cùng bên.
Tương tự như thủy đậu, zona cũng gây ngứa và đau nhiều, khiến bệnh nhân vô cùng khó chịu. [2]
Sang thương zona thường chỉ phân bố một bên cơ thể
Herpes simplex (mụn nước)
Herpes simplex là một bệnh không hiếm gặp ở nước ta với đối tượng mắc bệnh trải rộng trên mọi lứa tuổi. Bệnh có thể xảy ra vào bất kỳ thời điểm nào trong năm.
Vị trí thông thường của sang thương herpes simplex là ở quanh miệng với đặc điểm là các mụn nước nhỏ, mọc thành từng chùm, khi vỡ sẽ chảy dịch, đóng mày và lành sẹo.
Các mụn nước khi xuất hiện thường gây đau rát, thậm chí có thể khiến bệnh nhân khó khăn trong ăn uống, đặc điểm này đôi lúc khiến bệnh nhân dễ nhầm lẫn với các vết loét vùng miệng khác. [2]
>>>>>Xem thêm: Hyaluronic Acid là gì? Công dụng của HA đối với làn da và sức khỏe
Biểu hiện của Herpes simplex là mụn nước mọc quanh các lỗ tự nhiên
Cách phòng tránh bệnh tay chân miệng và các bệnh tương tự
Do tay chân miệng và các bệnh tương tự đều chủ yếu lây qua đường phân miệng hoặc tiếp xúc với dịch tiết, nên các biện pháp phòng bệnh đều chủ yếu tập trung vào việc vệ sinh cá nhân và hạn chế lây lan dịch bệnh:
- Vệ sinh đồ chơi trẻ thường xuyên, giữ nhà ở thông thoáng, sạch sẽ.
- Giữ vệ sinh cá nhân, hướng dẫn trẻ rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, phụ huynh cũng cần chú ý vệ sinh tay sạch sẽ trước khi chế biến thức ăn cho trẻ.
- Hạn chế cho trẻ đến nơi đông người trong những tháng cao điểm của bệnh hoặc khu vực đang có dịch bệnh lưu hành.
- Cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ nhằm nâng cao sức đề kháng và tạo một hệ miễn dịch khỏe mạnh có thể đề kháng hiệu quả với vi-rút gây bệnh.
- Khi phát hiện trẻ có các dấu hiệu bệnh cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được theo dõi và điều trị thích hợp. Đồng thời cần báo ngay với nhà trường và địa phương để có các biện pháp tránh lây lan sang các trẻ khác. [2]
- Đối với bệnh thủy đậu, hiện nay đã có vaccin tiêm phòng với đối tượng là trẻ em trên 12 tháng tuổi và người lớn. Hai mũi vaccin theo lịch tiêm chủng quốc gia được xem như một trong những biện pháp hiệu quả nhất để phòng ngừa thủy đậu. [3]
Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin bổ ích xoay quanh vấn đề phân biệt bệnh lý tay chân miệng với các bệnh khác. Nếu bạn cảm thấy bài viết hay hãy chia sẻ cho bạn bè và gia đình cùng tham khảo nhé!