Ở độ tuổi dậy thì trẻ em sẽ có những thay đổi về cả tinh thần và thể chất. Vậy những thay đổi tâm lý tuổi dậy thì như thế nào? Hãy cùng Kenshin theo dõi bài viết sau đây để tìm hiểu rõ hơn nhé!
Bạn đang đọc: 7 thay đổi tâm lý tuổi dậy thì, bố mẹ cần biết để hiểu con hơn
Contents
Tính độc lập của trẻ
Tuổi dậy thì sẽ thay đổi từ một đứa trẻ thường phụ thuộc vào cha mẹ, nay đã thể hiện tính tự chủ trong suy nghĩ và hành vi của chúng. Lúc này trẻ muốn đưa ra ý kiến và cách giải quyết các vấn đề của bản thân.
Từ 10 – 13 tuổi, trẻ bắt đầu có xu hướng tách dần ra khỏi cha mẹ.
Từ 14 – 16 tuổi, bắt đầu xuất hiện các mâu thuẫn giữa con với cha mẹ, thời điểm này trẻ thường ít quan tâm đến gia đình. Trẻ muốn được tự do khám phá, cảm thấy chán ghét tức giận nếu bị phụ huynh kiểm soát.
Từ 17 – 19 tuổi, lúc này trẻ nhận thức được những lời khuyên từ gia đình, hiểu và tôn trọng cha mẹ nhiều hơn.
Trẻ bắt đầu có mâu thuẫn với cha mẹ
Ý thức về bản thân, quan tâm ngoại hình
Ở tuổi dậy thì bắt đầu có những thay đổi về ngoại hình cả ở nam và nữ.
Thay đổi ở bé gái:
- Phần vú phát triển.
- Phần lông dưới cánh tay và lông mu bắt đầu mọc, và sậm màu theo thời gian.
- Cơ thể có thể tiết mùi hôi.
- Chu kỳ kinh nguyệt.
- Tăng chiều cao, hình thể nảy nở hơn.
Thay đổi ở bé trai:
- Lông mu, lông nách bắt đầu mọc và sậm màu theo thời gian.
- Cao hơn, ngực và vai sẽ rộng ra.
- Nội tiết tố được sản sinh sẽ kích thích tinh hoàn sản xuất tinh trùng.
- Vỡ giọng, giọng nói sẽ trầm hơn.
- Tiết mùi cơ thể.
Tuổi dậy thì khiến trẻ cảm thấy tự ti về ngoại hình, luôn cho rằng bản thân mình quá béo, quá gầy hay mặt nhiều mụn trứng cá,…Dễ lo lắng, buồn rầu về những nhược điểm của cơ thể hoặc so sánh mình với những bạn cùng trang lứa.
Vậy nên, trẻ bắt đầu quan tâm đến ngoại hình, bắt đầu tò mò về nhu cầu làm đẹp.
Trẻ quan tâm về ngoại hình nhiều hơn
Tâm trạng lâng lâng
Khi ở độ tuổi dậy thì là khoảng lưng chừng không phải là một đứa trẻ cũng chưa là người trưởng thành.
Tâm trạng thất thường, giữa cảm giác tự tin, vui vẻ sang cảm giác cáu kỉnh và chán nản trong một khoảng thời gian ngắn.
Chúng có thể xảy ra do sự thay đổi mức độ hormone trong cơ thể bạn và những thay đổi khác diễn ra trong tuổi dậy thì. Chẳng hạn từ một người hoạt bát trước đó bỗng dưng trầm mặc, ít nói, khép mình hơn và ngược lại.
Tâm trạng thất thường, suy nghĩ nhiều
Suy nghĩ mâu thuẫn
Trẻ tự cảm thấy minh mình đã lớn nên không muốn cha mẹ quá quan tâm, áp đặt khiến chúng cảm thấy gò bó, khó chịu.
Trẻ dễ bị thu hút bởi những điều mới lạ bên ngoài, muốn trở nên độc lập hơn. Nhưng đôi khi lại cảm thấy cô đơn muốn được tâm sự, vỗ về từ người thân. Thời điểm này trẻ sẽ có nhiều suy nghĩ mâu thuẫn cũng như tạo ra mâu thuẫn với chính gia đình mình.
Tìm hiểu thêm: Chả giò bao nhiêu calo? Ăn chả giò có béo không? Cách ăn ít tăng cân
Suy nghĩ mâu thuẫn
Áp lực từ bạn bè
Khi bắt đầu bước vào tuổi dậy thì, trẻ có xu hướng thích chơi với bạn bè và khám phá thế giới xung quanh. Bắt đầu kết bạn và các cuộc trò chuyện của bạn với bạn bè sẽ tăng lên.
Sẽ có những quan điểm, suy nghĩ khác nhau với bạn bè hay cách ăn mặc, ngôn ngữ của những người bạn sẽ khiến trẻ bị áp lực. Điều này tạo ra khoảng cách với họ.
Bạn bè ảnh hưởng nhiều đến tâm lý của trẻ
Cảm thấy quá nhạy cảm
Từ 11 đến 14 tuổi có sự thay đổi nồng độ hormone bên trong cơ thể, ảnh hưởng đến hành vi và tâm lý của trẻ. Khi nồng độ hormone tuyến giáp hoặc cortisol thay đổi sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh trầm cảm.
Ở tuổi dậy thì, vì cơ thể trẻ trải qua nhiều thay đổi, trẻ thường cảm thấy khó chịu về chúng và trở nên quá nhạy cảm về ngoại hình của mình.
Áp lực học tập, áp lực trong gia đình cũng là những nguyên nhân khiến trẻ cảm thấy nhạy cảm.
Phụ huynh cần quan tâm giúp trẻ vượt qua những nhạy cảm
Bắt đầu có cảm xúc tình dục
Đây là giai đoạn trưởng thành về giới tính, trẻ tò mò về cơ thể của mình và bị thu hút bởi người khác.
Trẻ tiếp xúc với các phương tiện điện tử nên cũng dễ bắt gặp những hình ảnh lãng mạn trên tivi, hay tìm đọc những sách ngôn tình, tiểu thuyết. Trẻ cảm thấy hưng phấn thích thú là những trạng thái bình thường không nên cảm thấy tội lỗi.
Lúc này trẻ tò mò về tình yêu, tình dục nhưng sẽ ngại chia sẻ, cha mẹ cần quan tâm đến cảm xúc của trẻ nhiều hơn. Cha mẹ nên nói chuyện, giáo dục giới tính cho con để con hiểu thêm về tình dục an toàn.
>>>>>Xem thêm: Có nên đi khám hậu Covid-19 không? Khám ở đâu tốt? Gói khám gồm những gì?
Bắt đầu phát triển tình cảm trang lứa
Nguồn: Menstrupedia, raising children