Thoát vị đĩa đệm thường biểu hiện ở cơn đau thắt lưng, tê bì tay chân, căng cơ,… gây ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống và sinh hoạt của người bệnh. Nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời, bệnh sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm, thậm chí gây liệt tàn phế. Cùng tìm hiểu nguyên nhân thoát vị đĩa đệm qua bài viết sau đây nhé!
Bạn đang đọc: 7 nguyên nhân thoát vị đĩa đệm thường gặp dân văn phòng cần biết
Contents
Thoái hóa cột sống
Thoát vị đĩa đệm thường là kết quả của quá trình hoạt động liên tục hằng ngày của cột sống. Thoái hóa cột sống xảy ra lâu dài có thể gây ra thoát vị đĩa đệm.
Cột sống là bộ phận giúp nâng đỡ và phân phối trọng lượng cho cơ thể. Đĩa đệm có chức năng giảm chấn động từ các động tác như đi bộ, vặn người, uốn cong.
Do đó, đĩa đệm hoạt động liên tục để hỗ trợ chúng ta di chuyển nên chúng có thể mòn theo thời gian. Vòng sợi bắt đầu mất co giãn, yếu đi, cho phép nhân nhầy đẩy ra ngoài tạo thoát vị.
Chấn thương
Thoát vị đĩa đệm cũng có thể xảy ra sau chấn thương. Trong trường hợp chuyển động đột ngột, giật cục như trong tai nạn xe khiến đĩa đệm chịu áp lực lớn, gây tình trạng thoát vị.
Ngoài ra, nâng vật nặng không đúng cách hoặc vặn người quá mức cũng là nguyên nhân gây ra thoát vị đĩa đệm.
Ngồi quá lâu
Bạn có thể ngạc nhiên khi biết rằng ngồi gây áp lực lên cột sống của bạn nhiều hơn khi đứng. Mọi người đều có xu hướng cúi người về phía trước khi họ ngồi làm việc. Chính điều này làm căng các dây chằng quanh cột sống, làm tăng khả năng thoát vị đĩa đệm.
Để giúp bảo vệ đĩa đệm và cột sống của bạn khi ngồi, hãy lưu ý những chi tiết sau trong sinh hoạt và làm việc hàng ngày nhé:
- Giữ lưng thẳng tựa vào ghế, đầu và vai nên thẳng với cột sống.
- Giữ đầu gối ngang với hông hoặc có thể cao hơn 1 chút.
- Giữ bàn chân phẳng trên sàn, nếu bạn không chạm được sàn thì nên tìm một chỗ để kê chân thoải mái.
- Bạn nên vận động thường xuyên. Hãy rời khỏi ghế và di chuyển mỗi 20 – 30 phút. Bạn có thể đi dạo, thư giãn hoặc đứng lên và thực hiện vài động tác nhỏ trong ít phút.
Lối sống ít vận động
Thường xuyên hoạt động và di chuyển giúp thúc đẩy sự lưu thông máu cho toàn bộ cơ thể cũng như cho đĩa đệm cột sống của bạn.
Lái xe trong thời gian dài cũng làm gia tăng căng thẳng cho cột sống. Vì vậy, khi phải lái xe đường dài, bạn nên dừng lại vươn vai vài giờ một lần để giảm đau và giảm nguy cơ tổn thương cột sống.
Một nghiên cứu cho thấy sử dụng ghế có tựa lưng hoặc có tay vịn để hỗ trợ định hình tư thế, giúp giảm áp lực lên vùng cột sống khi ngồi lâu.[1]
Bê đồ quá nặng
Nâng vác vật nặng mà không gập đầu gối sẽ gây áp lực nghiêm trọng cho cột sống. Các hoạt động nâng vác từ dỡ hàng hóa, mang giỏ đồ giặt đến nâng một đứa trẻ cũng có nguy cơ làm tổn thương cột sống nếu bạn thực hiện không đúng cách.
Bạn nên nâng vác theo đúng kỹ thuật như gập đầu gối lại, giúp giảm sức ép cho cột sống và giảm nguy cơ thoát vị đĩa đệm thắt lưng.
Ngủ sai tư thế
Tư thế ngủ sai liên quan đến các triệu chứng đau lưng kéo dài. Để giảm nguy cơ đau lưng và thoát vị đĩa đệm thắt lưng bạn nên tránh nằm sấp. Khi nằm nghiêng, bạn hãy thử đặt gối giữa 2 chân và đổi bên để giảm áp lực cho cột sống.
Bên cạnh đó, áp suất trong đĩa đệm có thể tăng gấp đôi (hoặc hơn) qua đêm. Một nghiên cứu cho thấy sau 7 giờ ngủ, áp lực của cột sống tăng lên đến 240%. Vì vậy, đĩa đệm dễ bị thoát vị vào buổi sáng nên bạn hãy lưu ý các hoạt động vào sáng sớm.[2]
Tìm hiểu thêm: Nhiều bệnh nhân COVID-19 nặng, ai cần đặc biệt cảnh giác?
Thừa cân béo phì
Do cột sống hỗ trợ nâng đỡ khoảng một nửa trọng lượng cơ thể khi bạn ngồi và đứng nên khi thừa cân, cột sống cũng phải chịu áp lực trọng lượng lớn hơn. Theo thời gian, điều này có thể dẫn đến tổn thương ở đĩa đệm thắt lưng của bạn, làm gia tăng nguy cơ thoát vị.
Khi nào cần gặp bác sĩ?
Các dấu hiệu cần gặp bác sĩ
Tương tự như các bệnh lý khác, thoát vị đĩa đệm nên được phát hiện và thăm khám kịp thời. Bạn nên đến gặp bác sĩ nếu có các dấu hiệu sau:
- Cơn đau làm cản trở cuộc sống hàng ngày và công việc của bạn.
- Các triệu chứng không cải thiện sau 4 – 6 tuần.
- Bạn bị rối loạn chức năng bàng quang hoặc ruột như đại tiểu tiện không tự chủ, khó đi tiểu ngay khi bàng quang đã căng.
- Bạn cảm thấy ngứa, tê hoặc mất sức ở cánh tay, bàn tay, chân, bàn chân.
- Bạn gặp khó khăn khi đứng hoặc đi bộ.
Chẩn đoán
Chẩn đoán thoát vị đĩa đệm thường trải qua quá trình thăm khám lâm sàng. Bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra để tìm các điểm đau, có thể yêu cầu người bệnh nằm và di chuyển chân theo nghiệm pháp. Khi thăm khám nếu bạn cảm thấy đau đó có thể là dấu hiệu của tình trạng thoát vị đĩa đệm.
Ngoài ra, bác sĩ có thể kiểm tra thêm:
- Phản xạ đầu gối và mắt cá chân.
- Sức mạnh của chân bạn.
- Cách bạn đi bằng gót chân và ngón chân.
- Các cảm nhận chạm và rung động.
Bên cạnh đó, để loại trừ các nguyên nhân gây đau khác hoặc xác định tổn thương cụ thể, có thể thực hiện các xét nghiệm:
- Chụp X quang.
- Chụp tủy sống.
- Chụp cắt lớp CT scan.
- Chụp cộng hưởng từ MRI.
- Điện cơ đồ EMG.
- Khảo sát dẫn truyền thần kinh (NCS).
Các bệnh viện uy tín
Khi gặp phải tình trạng thoát vị đĩa đệm, bạn có thể thăm khám tại khoa xương khớp tại một số bệnh viện sau đây
- Tại Tp.HCM: Khoa Cơ xương khớp – Bệnh viện Nhân dân 115, Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình TP.HCM, Khoa Cơ xương khớp – Bệnh viện Chợ Rẫy, Khoa Cơ xương khớp – Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM,…
- Tại Hà Nội: Khoa Cơ xương khớp – Bệnh viện Bạch Mai, Khoa Cột sống – Bệnh viện Việt Đức, Bệnh viện quân y 103,…
Phòng ngừa thoát vị đĩa đệm
Bạn có thể giảm nguy cơ thoát vị đĩa đệm bằng cách làm theo những lời khuyên sau:
- Tập thể dục thường xuyên.
- Nâng vác an toàn, đúng tư thế.
- Giữ tư thế đứng thẳng cho cột sống.
- Điều chỉnh tư thế ngủ.
- Nói không với hút thuốc lá.
>>>>>Xem thêm: Thương hiệu Hương Hoàng của nước nào? Có tốt không?
Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho bạn đọc những nguyên nhân thường gặp của bệnh thoát vị đĩa đệm. Nếu bạn thấy bài viết hay và hữu ích, hãy chia sẻ cho mọi người cùng biết nhé!
Nguồn: WebMD, ClevelandClinic, Spine Group Beverly Hills, Spinal Stenosis & Disc Center, The Orthopedic Clinic, Spine-Health, SpineUniverse, MayoClinic