Lao phổi là một căn bệnh truyền nhiễm rất nguy hiểm. Hãy cùng tìm hiểu những nguyên nhân lao phổi thường gặp để có biện pháp phòng tránh căn bệnh này nhé!
Bạn đang đọc: 7 nguyên nhân lao phổi bạn cần lưu lý để tránh bệnh
Contents
Sức đề kháng suy giảm do các loại bệnh
Hệ miễn dịch của cơ thể khỏe mạnh có khả năng ngăn cản vi khuẩn lao phát triển thành bệnh và gây ra những hậu quả nặng nề.
Do đó, những người có sức đề kháng suy giảm sẽ là đối tượng lý tưởng để vi khuẩn lao sinh sôi và tấn công cơ thể, gây ra lao thể hoạt động. Một số bệnh có khả năng gây giảm sức đề kháng bao gồm HIV/AIDS, bệnh đái tháo đường, loét dạ dày – tá tràng,…
Nếu bạn có một trong những căn bệnh trên, hãy cố gắng tuân thủ nghiêm ngặt hướng dẫn của bác sĩ để tăng sức đề kháng và bảo vệ cơ thể mình khỏi bệnh lao.
Căng thẳng tinh thần, stress
Tinh thần căng thẳng và stress là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn lao phát triển thành bệnh. Nguyên nhân là vì khi bạn căng thẳng, hệ miễn dịch phòng vệ của cơ thể sẽ trở nên yếu hơn và không đủ sức chống lại vi khuẩn lao.
Môi trường ô nhiễm
Môi trường ô nhiễm với nhiều khí thải, khói bụi, rác rưởi,… sẽ vô hình làm cho phổi của chúng ta trở nên suy yếu dần. Vì vậy, nếu gặp phải vi khuẩn lao, chúng ta sẽ dễ dàng bị mắc bệnh.
Do đó, hãy thường xuyên đeo khẩu trang và vệ sinh không khí nơi ở để bảo vệ phổi của bản thân, giảm nguy cơ mắc phải bệnh lao.
Làm việc quá sức
Khi lao động quá sức, cơ thể của chúng ta bị ảnh hưởng nghiêm trọng về mặt thể chất và tinh thần. Điều này cũng khiến khả năng phòng ngự của hệ miễn dịch bị suy giảm đáng kể.
Từ đó, vi khuẩn lao có môi trường để phát triển và tấn công.
Uống rượu
Thức uống kích thích có chứa nhiều cồn như rượu bia từ lâu đã được chứng minh rằng có tác hại nặng nề đến sức khỏe của người uống. Việc dùng quá nhiều rượu bia sẽ khiến cho hệ miễn dịch của bạn bị suy giảm nhanh chóng. Do đó, nguy cơ mắc phải bệnh lao cũng tăng lên.
Tìm hiểu thêm: Công dụng, cách dùng mật ong trong làm đẹp
Hút thuốc
Thuốc lá và thuốc lào có chứa một hàm lượng chất độc hại rất cao. Khói thuốc cũng chứa nhiều chất độc gây ung thư. Những người thường xuyên hút thuốc lá sẽ làm phổi bị suy yếu và tăng đến 80% nguy cơ mắc phải lao phổi.
Thức khuya, mất ngủ
Một trong những nguyên nhân phổ biến có thể khiến cơ thể chúng ta suy nhược nhanh chóng chính là tình trạng thức khuya hoặc mất ngủ.
Với những người thường xuyên phải thức khuya hoặc có chứng mất ngủ kinh niên, sức đề kháng của họ thường khá yếu, và họ dễ bị mệt mỏi. Các đối tượng này vì vậy cũng sẽ có khả năng bị nhiễm lao dễ hơn người khác.
Đối tượng dễ bị lao phổi
Một số đối tượng sau nên đi sàng lọc bệnh lao thường xuyên vì họ có thể bị lao thể tiềm ẩn:
- Sử dụng thuốc tiêm tĩnh mạch.
- Đến từ các quốc gia nơi bệnh lao phổ biến như một số đất nước ở Châu Mỹ La-tin, Châu Phi và Châu Á.
- Sống hoặc làm việc ở những khu vực dễ có người bị bệnh lao như viện dưỡng lão hoặc nhà tù.
- Làm việc trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe và điều trị cho những người có nguy cơ mắc bệnh lao cao.
>>>>>Xem thêm: Táo bón nên ăn gì và kiêng gì? Lưu ý cho người táo bón
Khi nào cần gặp bác sĩ
Các dấu hiệu cần gặp bác sĩ
Hãy đi khám bác sĩ nếu bạn bị sốt, sụt cân không rõ nguyên nhân, đổ mồ hôi đêm hoặc ho dai dẳng. Đây thường là dấu hiệu của bệnh lao nhưng cũng có thể là do bệnh khác.
Bên cạnh đó, hãy đi khám bác sĩ nếu bạn nghĩ rằng bạn đã tiếp xúc với người bị bệnh lao.
Các chẩn đoán/xét nghiệm
Trong quá trình kiểm tra, bác sĩ có thể sẽ kiểm tra tổng quát cơ thể bạn, thử nghiệm mẫu dịch trong phổi, hỏi về bệnh sử và lên lịch chụp X-ray ngực.
Bên cạnh đó, một số xét nghiệm khác như chụp CT, nội soi phế quản, chọc dò màng phổi và sinh thiết phổi cũng có thể sẽ được thực hiện.
Tham khảo một số bệnh viện có thể thăm khám
Nếu có các triệu chứng lao phổi, bạn nên đến chuyên khoa Nội Hô Hấp để được chẩn đoán và điều trị:
- TP. Hồ Chí Minh: Bệnh viện Trưng Vương, Bệnh viện Đại học Y Dược, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, Bệnh viện Nhiệt đới,…
- Hà Nội: Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Nhiệt Đới Trung Ương, Bệnh viện Quân Y 108,…
Bài viết trên đây đã cung cấp thông tin về những nguyên nhân gây lao phổi thường gặp nhất. Nếu thấy bài viết hữu ích, hãy chia sẻ ngay cho người thân và bạn bè của bạn nhé!
Nguồn: Mayo Clinic, Healthline