Tâm lý các mẹ bầu có nhiều sự thay đổi, nhạy cảm hơn đặc biệt khi mắc Covid-19. Vậy phụ nữ mang thai nhiễm Covid-19 có sao không? Hãy cùng nhau tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé!
Bạn đang đọc: Phụ nữ mang thai nhiễm Covid-19 có sao không?
Contents
Dấu hiệu nhiễm Covid-19 ở bà bầu
Khi tiếp xúc với người nhiễm Covid-19, sau quá trình ủ bệnh từ 2 – 14 ngày, mẹ bầu có thể bắt gặp các triệu chứng sau đây:
- Sốt, ớn lạnh.
- Đau họng.
- Ho khan hoặc ho có đờm.
- Khó thở.
- Nghẹt mũi, sổ mũi.
- Đau đầu, đau cơ, mệt mỏi.
- Mất vị giác, khứu giác.
- Tiêu chảy.
- Buồn nôn, nôn.
Đối với trường hợp nhẹ, thời gian hồi phục trung bình từ 7 – 10 ngày. Tuy nhiên có thể diễn tiến nặng bao gồm các triệu chứng như khó thở, thở nhanh, cơ thể tím tái, suy giảm chức năng thận, suy hô hấp cấp, viêm cơ tim,…
Dấu hiệu nhiễm Covid-19 ở bà bầu
Bà bầu mắc Covid-19 có nguy hiểm không?
Đối với thai phụ bình thường
Hầu hết phụ nữ khi mang thai sẽ bị rối loạn nội tiết dẫn đến cơ thể mất cân bằng và tăng nguy cơ bị virus đường hô hấp tấn công. Các nghiên cứu cho thấy rằng thai phụ bị nhiễm Covid-19 sẽ đối mặt với nhiều nguy hiểm hơn những người khác.
Ở phụ nữ mang thai khỏe mạnh, virus Corona tấn công làm gia tăng nguy cơ sinh non (trước 37 tuần), thai chậm phát triển, phá hủy nhau thai dẫn đến ngạt thở và thai chết lưu. Thường xảy ra ở giai đoạn sớm trong những tuần đầu hoặc ba tháng đầu thai kỳ.
Đối với thai phụ có bệnh lý
Đối với thai phụ mắc Covid-19 kèm theo các bệnh nền như tăng huyết áp, đái tháo đường,… làm gia tăng nguy cơ bệnh chuyển biến nặng, tăng nguy cơ nhập viện. Từ đó, tăng nguy cơ sinh non và thai chết lưu thậm chí có thể chấm dứt thai kỳ trước ngày dự sinh.
Thai phụ mắc Covid-19 kèm theo các bệnh nền tăng nguy cơ bệnh diễn tiến nặng
Bà bầu cần làm gì khi triệu chứng trở nên nặng hơn?
Triệu chứng của thai phụ khi nhiễm Covid-19 có thể diễn tiến nặng trong các trường hợp sau:
- Mang thai khi trên 35 tuổi.
- Chỉ số BMI từ 25 trở lên.
- Có các bệnh nền đi kèm (tăng huyết áp, tiền sản giật, đái tháo đường thai kỳ).
Một số triệu chứng cần nhận biết khi bệnh trở nặng:
- Sốt trên 38.5°C kéo dài trên 3 ngày dù đã dùng thuốc hạ sốt nhưng không giảm.
- Ho kéo dài.
- Khó thở, tức ngực.
- Buồn nôn, nôn nhiều lần.
- Mất khứu giác.
- Chảy máu âm đạo bất thường.
Khi xuất hiện các triệu chứng nêu trên, thai phụ và người nhà cần giữ bình tĩnh, tìm đến ngay cơ sở y tế uy tín để được tư vấn và điều trị kịp thời.
Tìm ngay đến cơ sở y tế uy tín nếu bệnh trở nặng
Điều trị Covid-19 cho bà bầu như thế nào?
Trường hợp thai phụ có thể tự cách ly và điều trị tại nhà
Đối với thai phụ mắc Covid-19 mà không kèm theo tình trạng béo phì hay bất kỳ bệnh lý nào hoặc bệnh nền đã được điều trị ổn thì có thể tự cách ly và điều trị tại nhà. Khi đó, mẹ bầu cần thực hiện tốt các biện pháp sau đây để tránh lây nhiễm:
- Đeo khẩu trang thường xuyên.
- Tự cách ly với những người xung quanh.
- Thường xuyên sử dụng nước rửa tay, khử khuẩn.
- Kiểm tra thân nhiệt 2 lần/ngày. Nếu sốt cao trên 38.5°C có thể uống thuốc hạ sốt như Paracetamol, Ibuprofen. Tuy nhiên cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng.
- Uống nhiều nước (ít nhất 2 lít/ngày). Có thể bù nước bằng nước điện giải Oresol nếu mất nước.
- Thực hiện chế độ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, tăng cường rau xanh và trái cây.
- Tập thở và tập thể dục ít nhất 30 phút/ngày.
- Khai báo y tế với chính quyền địa phương.
Xem thêm: Hướng dẫn cách pha thuốc Oresol cho trẻ em đúng cách, an toàn tại nhà
Tìm hiểu thêm: 9 tác dụng của mao lương hoa vàng bạn không nên bỏ qua
Thường xuyên rửa tay, khử khuẩn
Trường hợp thai phụ cần nhập viện điều trị
Nếu có các dấu hiệu sau đây, thai phụ cần được nhập viện cấp cứu và điều trị bao gồm:
- Dấu hiệu nặng: nhịp thở nhanh (trên 20 lần/phút), sốt cao (trên 38.5°C), SpO2 (dưới 95%), đau tức ngực khó chịu.
- Dấu hiệu cấp cứu: nhịp thở nhanh (trên 30 lần/phút), tím môi hoặc đầu chi, lừ đừ, li bì, khó đánh thức.
Khi nhập viện cần chuẩn bị đầy đủ vật dụng cá nhân trong vòng 14 ngày như quần áo, bàn chải đánh răng, khẩu trang, nước sát khuẩn, sạc pin điện thoại, giấy tờ cá nhân,… Đồng thời thường xuyên cập nhật tình hình sức khỏe với cán bộ nhân viên y tế để có biện pháp cách ly và điều trị phù hợp.
Nếu thai phụ cảm thấy lừ đừ cần nhập viện để được chẩn đoán và điều trị
Phòng ngừa Covid-19 trong thai kỳ
Các biện pháp sau đây giúp làm giảm nguy cơ mắc Covid-19 khi mang thai:
- Tiêm vaccine ngừa Covid-19.
- Không tụ tập nơi đông người.
- Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, nước rửa tay chứa cồn.
- Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, ăn chín uống sôi.
- Tăng cường rau, trái cây có chứa nhiều vitamin C, vitamin E như cam, bưởi, các loại ớt chuông, ổi,…
- Thường xuyên vệ sinh nhà cửa, sát khuẩn bề mặt.
- Đeo khẩu trang khi ra ngoài.
- Kiểm tra sức khỏe định kỳ.
Xem thêm: 8 thói quen tăng cường hệ thống miễn dịch bạn nên biết.
Thực hiện chế độ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng
Một số thắc mắc về việc bà bầu bị Covid-19
Mẹ bầu bị Covid-19 con có bị ảnh hưởng không?
Hiện tại chưa có bằng chứng chắc chắn về khả năng lây truyền Covid-19 từ mẹ sang con trong quá trình mang thai cũng như khả năng gây ra tình trạng dị tật bẩm sinh, sảy thai. [nguon title=”” link=”“][/nguon]
Covid-19 ở thai phụ có nguy hiểm không?
Triệu chứng nhiễm Covid-19 ở thai phụ tương tự như người bình thường, bệnh sẽ nhanh chóng được đẩy lùi nếu chế độ điều trị tốt. Đặc biệt, thai phụ cần chú ý theo dõi các triệu chứng trở nặng như sốt cao, lơ mơ, thiếu oxy, khó thở,…
Có được cho con bú khi mẹ nhiễm Covid-19?
Câu trả lời là có. Hiện nay, chưa có bất kỳ nghiên cứu nào cho thấy virus Covid-19 có khả năng lây nhiễm cho trẻ thông qua sữa mẹ nên vẫn được phép cho con bú khi mẹ bị nhiễm Covid-19. Tuy nhiên sau khi trẻ sinh ra nếu tiếp xúc với virus vẫn có khả năng mắc bệnh. [nguon title=”” link=”“][/nguon]
SARS-CoV-2 có qua nhau thai không?
Đã có một số trường hợp báo cáo dương tính với SARS-CoV-2 khi xét nghiệm màng nhau thai. Tuy nhiên vẫn chưa thể khẳng định chắc chắn rằng SARS-CoV-2 đi qua nhau thai.
Covid-19 có làm tăng nguy cơ biến chứng thai kỳ không?
Câu trả lời là có, Covid-19 làm tăng nguy cơ biến chứng thai kỳ nghiêm trọng như tăng tần suất sinh non, sinh mổ đặc biệt là ở những thai phụ bị viêm phổi.
Có cần tránh dùng glucocorticoid ở phụ nữ mang thai với Covid-19?
Câu trả lời là không. Thai phụ nhiễm Covid-19 có thể sử dụng Dexamethasone 6mg tiêm tĩnh mạch 12 giờ/lần trong vòng 48 giờ (04 liều) cho mục đích trưởng thành phổi của thai nhi.
Phụ nữ mang thai và sau sinh bị Covid-19 có thể dùng NSAID và acetaminophen không?
Thai phụ bị nhiễm Covid-19 có thể dùng NSAID và acetaminophen để điều trị sốt và giảm đau trong trường hợp đau từ nhẹ đến vừa khi mang thai và sau khi sinh. Tuy nhiên cần sử dụng liều tối thiểu có tác dụng và chú ý các tác dụng phụ thuốc.
Có nên hoãn việc khởi phát chuyển dạ theo kế hoạch hoặc mổ lấy thai ở những phụ nữ không có triệu chứng trong thời kỳ đại dịch?
Câu trả lời là không. Ở những phụ nữ không có triệu chứng không nên hoãn/dời việc khởi phát chuyển dạ theo kế hoạch hoặc mổ lấy thai.
Làm thế nào để kiểm soát cơn đau khi chuyển dạ ở phụ nữ với Covid-19?
Một số cách kiểm soát đau trong quá trình chuyển dạ ở phụ nữ mắc Covid-19 bao gồm yoga, thiền, đi bộ, massage, thay đổi tư thế, nghe nhạc,… hoặc có thể sử dụng thuốc gây mê thần kinh như oxit nitơ với tác dụng giảm đau tốt, giảm gắng sức tim phổi. Tham khảo ý kiến Bác sĩ trước khi sử dụng.
Tuy nhiên, Hiệp hội Gây mê Sản khoa và Ngoại khoa (SOAP) đề nghị xem xét việc đình chỉ sử dụng oxit nitơ để giảm đau khi chuyển dạ ở những bệnh nhân có COVID-19 vì không có đủ dữ liệu về việc làm sạch, lọc và khả năng tạo khí dung của hệ thống oxit nitơ nhưng nó vẫn là một lựa chọn cho những bệnh nhân có xét nghiệm SARS-CoV-2 âm tính. [3]
Mẹ mắc Covid-19 có phải là chỉ định mổ lấy thai không?
Câu trả lời là không. Covid-19 không phải là dấu hiệu để thay đổi lộ trình sinh đẻ vì điều này sẽ làm tăng nguy cơ cho mẹ và không có khả năng cải thiện kết quả trẻ sơ sinh.
Bạn đời/người hỗ trợ không có triệu chứng có thể tham gia quá trình chuyển dạ và sinh nở không?
Bạn đời/người hỗ trợ rất quan trọng đối với phụ nữ trong quá trình chuyển dạ và sinh nở. Người đó được phép ở lại để động viên tinh thần của thai phụ.
Các biện pháp phòng ngừa cho bà mẹ – em bé tại nhà nên tiếp tục trong bao lâu sau khi bị nhiễm trùng gần đây?
- Tối thiểu 10 ngày kể từ khi các triệu chứng của mẹ/bé lần đầu tiên xuất hiện. Tối đa 20 ngày nếu họ bị bệnh nặng đến nguy kịch hoặc bị suy giảm miễn dịch nghiêm trọng.
- Ít nhất 24 giờ kể từ lần sốt cuối cùng mà không dùng thuốc hạ sốt.
- Các triệu chứng khác của mẹ/bé đã được cải thiện.
- Tối thiểu 10 ngày kể khi khi xét nghiệm dương tính đối với những bà mẹ không có triệu chứng được xác định bằng các xét nghiệm sàng lọc sản khoa.
Vắc xin SARS-CoV-2 có an toàn cho phụ nữ mang thai và phụ nữ có kế hoạch mang thai không?
Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ kết luận rằng vaccine SARS-CoV-2 an toàn cho phụ nữ có thai và phụ nữ có kế hoạch mang thai. Do đó không cần thiết phải trì hoãn việc mang thai sau khi tiêm phòng.
Những bà mẹ đã xác nhận hoặc nghi ngờ có Covid-19 nên thực hiện những biện pháp phòng ngừa nào khi cho con bú?
- Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, nước sạch hoặc dung dịch sát khuẩn trước khi tiếp xúc với trẻ.
- Luôn luôn đeo khẩu trang khi tiếp xúc với trẻ.
- Làm sạch và khử trùng các vật dụng của trẻ.
- Vệ sinh bầu vú hằng ngày, đặc biệt là trước khi vắt sữa cho trẻ bú.
- Vệ sinh dụng cụ vắt sữa trước khi tiến hành vắt sữa.
- Tuyệt đối không dùng chung máy hút sữa với sản phụ khác để tránh tình trạng lây nhiễm chéo.
Em bé sơ sinh nên được đánh giá như thế nào?
Nếu người mẹ bị Covid-19, em bé sơ sinh cần được xét nghiệm, cách ly khỏi những trẻ khỏe mạnh khác. Nếu kết quả xét nghiệm dương tính với Covid-19 cần liên hệ với bác sĩ để có hướng điều trị thích hợp.
>>>>>Xem thêm: Thương hiệu Vitatree của nước nào? Có tốt không?
Một số thắc mắc về việc bà bầu bị Covid-19
Phụ nữ mang thai là đối tượng cực kỳ nhạy cảm đặc biệt khi bị nhiễm Covid-19. Do đó cần nắm rõ các kiến thức liên quan đến Covid-19 để biết cách phòng ngừa cho bản thân và gia đình. Nếu thấy bài viết hay hãy chia sẻ cho người thân và bạn bè cùng biết nhé.