Điều trị hiệu quả bệnh viêm đường hô hấp dưới

Rate this post

Viêm đường hô hấp dưới là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ và người lớn tuổi. Bệnh có hai dạng, viêm phổi và viêm phế quản, thường không nghiêm trọng nhưng nếu không điều trị đúng cách sẽ dai dẳng khó dứt.

Bạn đang đọc: Điều trị hiệu quả bệnh viêm đường hô hấp dưới

Hầu hết các bệnh viêm đường hô hấp dưới thường không nghiêm trọng và có thể tự cải thiện sau một thời gian điều trị. Thậm chí, một đợt viêm phổi cấp có thể khỏi sau 7 – 10 ngày điều trị đúng cách mà không cần sử dụng thuốc. Tuy nhiên, một số trường hợp nếu không điều trị kịp thời và đúng cách, bệnh có thể trở nặng, ảnh hưởng tính mạng.

Điều trị hiệu quả bệnh viêm đường hô hấp dưới

Những phương pháp điều trị viêm đường hô hấp dưới

– Nghỉ ngơi đầy đủ.

– Uống nhiều nước để tránh cơ thể bị mất nước, giúp loãng đàm và dễ khạc.

– Xông hơi nước, có thể pha thêm tinh dầu bạc hà để hỗ trợ giúp làm sạch đàm.

– Không nên nằm ngửa vào ban đêm vì sẽ dễ gây ứ đọng đàm nhầy và khó thở hơn.

– Uống thuốc Paracetamol, Ibuprofen hoặc Aspirin để giảm sốt, giảm đau nhức và đau đầu. Tuy nhiên, không nên lạm dụng các loại thuốc trên. Nếu sử dụng Aspirin, phải đảm bảo bạn đã trên 16 tuổi.

– Cố gắng ngưng hút thuốc hoặc tiếp xúc khói thuốc. Viêm phế quản, viêm phổi và các bệnh lý nghiêm trọng ở phổi thường gặp hơn ở người hút thuốc hoặc tiếp xúc với thuốc lá.

– Uống nước chanh và mật ong ấm có thể giảm đau họng do ho nhiều.

Tìm hiểu thêm: 9 thực phẩm tốt cho đôi mắt sáng khỏe bạn không nên bỏ qua

Điều trị hiệu quả bệnh viêm đường hô hấp dưới

Sử dụng kháng sinh để điều trị viêm đường hô hấp dưới

Nếu đã áp dụng các biện pháp trên nhưng bệnh chưa thuyên giảm, bạn có thể hỏi ý kiến bác sĩ về việc dùng kháng sinh. Tuy nhiên, kháng sinh không có tác dụng đối với viêm phế quản, vì viêm phế quản thường là do virus, kháng sinh không có tác dụng đối với virus.

Đối với viêm phổi, viêm phổi nhẹ có thể dùng kháng sinh tại nhà. Nếu viêm phổi nặng hơn, bạn cần được tiêm hoặc truyền thuốc kháng sinh tại bệnh viện. Tuy nhiên, đôi khi vi khuẩn gây viêm phổi sẽ đề kháng với loại kháng sinh ban đầu nên cần phải đổi sang một kháng sinh khác nếu bác sĩ của bạn cảm thấy bệnh nặng hơn.

Điều trị hiệu quả bệnh viêm đường hô hấp dưới

>>>>>Xem thêm: Cảnh báo nguy hiểm khi nhỏ sữa mẹ trực tiếp vào mắt của trẻ sơ sinh

Chúc các bạn luôn khỏe mạnh!

Nguồn tham khảo: wellcare.vn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *