Nước mía là một loại đồ uống chứa nhiều đường và có khả năng cung cấp nước cho cơ thể. Nước mía tươi cũng chứa nhiều chất dinh dưỡng và khoáng chất hữu ích. Vì vậy, bà bầu uống nước mía được không? Hãy cùng Kenshin cùng trả lời cho câu hỏi này nhé!
Bạn đang đọc: Bà bầu uống nước mía được không? 13 tác dụng của nước mía với bà bầu
Giá trị dinh dưỡng của nước mía
Contents
- 1 Uống nước mía khi mang thai có an toàn không?
- 2 Bà bầu từ tháng thứ mấy được uống nước mía?
- 3 Thời điểm thích hợp để bà bầu uống nước mía
- 4 Lợi ích khi uống nước mía đối với bà bầu
- 4.1 Giảm tình trạng ốm nghén
- 4.2 Giảm mệt mỏi
- 4.3 Giảm táo bón
- 4.4 Tăng cường hệ thống miễn dịch
- 4.5 Chống nhiễm trùng đường tiết niệu
- 4.6 Chữa cảm lạnh
- 4.7 Ổn định đường huyết
- 4.8 Ngăn ngừa bệnh vàng da ở trẻ khi bé chào đời
- 4.9 Tốt cho thai nhi
- 4.10 Hỗ trợ làm đẹp da
- 4.11 Cung cấp vitamin – khoáng chất
- 4.12 Ngăn ngừa vấn đề răng miệng
- 4.13 Kiểm soát cân nặng
- 5 Những lưu ý mẹ bầu khi uống nước mía
Uống nước mía khi mang thai có an toàn không?
Uống nước mía được cho là có lợi cho sức khỏe của phụ nữ mang thai. Nước mía chứa nhiều chất dinh dưỡng như magie, canxi, sắt, vitamin A, vitamin B1, vitamin B2, C…
Các chất này rất cần thiết cho sự phát triển của thai nhi và sức khỏe của sản phụ. Nước mía được coi là một nguồn dinh dưỡng tự nhiên và là một lựa chọn tốt cho phụ nữ mang thai để bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.
Uống nước mía khi mang thai có an toàn không?
Bà bầu từ tháng thứ mấy được uống nước mía?
- 3 tháng đầu: Trong giai đoạn này, một phương pháp tốt để chữa ốm nghén cho mẹ bầu là sử dụng 150ml nước mía pha thêm 5ml nước cốt gừng, và uống 2-3 lần mỗi tuần. Ngoài ra, mẹ bầu có thể uống 150ml nước mía mỗi ngày để bổ sung vitamin và khoáng chất.
- 3 tháng giữa: Trong giai đoạn này, mẹ bầu nên hạn chế uống nước mía và chỉ nên dùng 2-3 lần mỗi tuần để tránh lượng đường tăng cao dễ dẫn đến đái tháo đường thai kỳ
- 3 tháng cuối: Để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cao của thai nhi trong giai đoạn cuối thai kỳ, mẹ bầu có thể uống 200ml nước mía/ngày, và sử dụng 2 lần mỗi tuần.
Từ tháng mấy thai kỳ, các mẹ bầu có thể uống nước mía?
Thời điểm thích hợp để bà bầu uống nước mía
Bạn nên uống nước mía sau bữa ăn khoảng 1 – 2 giờ để tối ưu hóa quá trình hấp thu dinh dưỡng của cơ thể. Tránh uống nước mía trước khi ăn vì đường trong nước mía dễ làm mẹ bầu cảm thấy no sớm, dẫn đến tình trạng biếng ăn vì vậy thai nhi sẽ bị mất dinh dưỡng
Sau 1 – 2 giờ là thời điểm thích hợp để bà bầu uống nước mía
Lợi ích khi uống nước mía đối với bà bầu
Giảm tình trạng ốm nghén
Nghén là một trong những vấn đề khó chịu nhất của các bà mẹ mang thai. Nước mía pha với gừng là một giải pháp tự nhiên giúp giảm đau và giảm khó chịu ở dạ dày và họng.
Nước mía có tác dụng giảm tình trạng ốm nghén
Giảm mệt mỏi
Nếu bạn đang cảm thấy mệt mỏi và cần được cung cấp năng lượng nhanh chóng. Một ly nước mía có thể giúp bạn vì hàm lượng sucrose của nó cung cấp lượng đường đã mất giúp nâng cao mức năng lượng, bù nước, vitamin và khoáng chất cho cơ thể.
Nước mía có tác dụng giảm mệt mỏi
Giảm táo bón
Trong nước mía chứa nhiều kali – một loại khoáng chất cần thiết cho cơ thể con người. Kali giúp điều tiết độ ẩm và pH trong ruột, hỗ trợ quá trình trao đổi chất, ngăn ngừa tình trạng táo bón và khó tiêu. Tuy nhiên, nếu mẹ bầu gặp phải tình trạng táo bón kéo dài, cần tìm đến chuyên gia y tế để kiểm tra và điều trị kịp thời.
Nước mía có tác dụng giảm táo bón
Tăng cường hệ thống miễn dịch
Chất chống oxy hóa trong nước mía – là một hợp chất bảo vệ các tế bào của bạn khỏi bị hư hại, giúp tăng cường hệ thống miễn dịch của bạn và giúp chống nhiễm trùng, cảm cúm và cảm lạnh khi mang thai. Nước mía cũng giúp duy trì nồng độ bilirubin và bảo vệ gan.
Nước mía có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch
Chống nhiễm trùng đường tiết niệu
Nhiễm trùng đường tiết niệu là một vấn đề phổ biến trong thai kỳ và gây ra các triệu chứng rát và khó chịu vì vậy uống nước mía có thể giúp bạn chống lại nhiễm trùng đường tiết niệu trong thai kỳ nhờ vào nguồn khoáng chất và những chất chống oxy hoá trong nước mía.
Tìm hiểu thêm: Tâm lý trẻ 3 tuổi: dạy con phát triển tâm lý toàn vẹn
Nước mía có tác dụng chống nhiễm trùng đường tiết niệu
Chữa cảm lạnh
Nước mía đã được chứng minh là có tác dụng giảm đau giúp khỏi bệnh cảm lạnh và viêm họng. Việc uống nhiều thuốc sẽ gây các tác dụng phụ lên cơ thể, vì vậy uống nước mía là một phương pháp cực kỳ có lợi. [1]
Nước mía có tác dụng chữa cảm lạnh
Ổn định đường huyết
Mía có chỉ số đường huyết tương đối thấp. Vì vậy việc uống nước mía giúp phụ nữ mắc bệnh lý tiểu đường thai kỳ cân bằng được năng lượng của cơ thể. Tuy nhiên, vẫn nên cân nhắc không nên uống quá nhiều nước mía trong suốt quá trình thai kỳ.
Nước mía có tác dụng giúp ổn định đường huyết
Ngăn ngừa bệnh vàng da ở trẻ khi bé chào đời
Lượng bilirubin phù hợp là điều cần thiết để gan hoạt động tốt hơn, vì vậy uống nước mía hàng ngày giúp kiểm soát nồng độ bilirubin. Nhờ vậy mà thai nhi sẽ giảm thiểu được nguy cơ mắc bệnh vàng da khi vừa mới chào đời.
Nước mía có tác dụng giúp cân bằng bilirubin
Tốt cho thai nhi
Nước mía là một nguồn cung cấp đạm và axit folic cực kỳ tốt cho sức khỏe của mẹ bầu và sự phát triển của thai nhi. Axit folic là một loại vitamin B đặc biệt quan trọng trong việc giảm thiểu các khuyết tật bẩm sinh cho trẻ như tật nứt đốt sống khiến bé gặp các vấn đề khó khăn trong học tập và các vấn đề đường ruột.
Nước mía có tác dụng tốt cho thai nhi
Hỗ trợ làm đẹp da
Mụn trứng cá là một vấn đề khó chịu cho các mẹ bầu và estrogen cao trong thời kỳ mang thai có thể làm tình trạng này trầm trọng hơn. Axit glycolic – một hoạt chất có trong nước mía tự nhiên giúp làm giảm mụn trứng cá. Vậy nên việc uống nước mía một cách điều độ sẽ giúp cho các mẹ bầu giảm bớt nỗi lo về mụn trứng cá.
Nước mía có tác dụng hỗ trợ làm đẹp da
Cung cấp vitamin – khoáng chất
Nước mía là một nguồn cung cấp dinh dưỡng quan trọng cho bà bầu, bởi vì nó giàu sắt, magie, canxi, và các vitamin như A, B1, B2, vitamin B3, vitamin B5, vitamin B6 và C. Ngoài ra, nước mía còn chứa nhiều chất xơ hòa tan, chất chống oxy hóa và các chất dinh dưỡng thực vật khác, giúp cung cấp thêm năng lượng và dinh dưỡng cho mẹ và thai nhi.
Vitamin và khoáng chất rất cần thiết cho mẹ bầu
Ngăn ngừa vấn đề răng miệng
Mang thai có thể khiến bạn dễ mắc các vấn đề về răng miệng như sâu răng, mòn răng, u nướu thai nghén,… Nước mía có chứa canxi và magie rất tốt cho sức khỏe răng miệng khi mang thai và sẽ ngăn ngừa các vấn đề về răng miệng.
Nước mía có tác dụng ngăn ngừa vấn đề răng miệng
Kiểm soát cân nặng
Một trong những mối quan tâm phổ biến nhất của phụ nữ mang thai là tăng cân . Mía chứa một lượng nhỏ polyphenol hỗ trợ tăng tốc độ trao đổi chất giúp kiểm soát việc tăng cân.
>>>>>Xem thêm: Thương hiệu Leo của nước nào? Chất lượng có tốt không?
Nước mía có tác dụng kiểm soát cân nặng
Những lưu ý mẹ bầu khi uống nước mía
- Bạn nên uống nước mía vừa phải vì nước mía có hàm lượng đường cao và có thể gây ra các biến chứng sức khỏe khác nhau nếu tiêu thụ quá nhiều.
- Hàm lượng đường trong nước mía làm tăng lượng đường trong máu vì vậy phụ nữ mang thai mắc bệnh tiểu đường thai kỳ nên có sự hướng dẫn và đồng ý của bác sĩ chuyên môn..
- Để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và thai nhi, bạn nên uống khoảng 100 – 200ml nước mía, tối đa 400ml nước mía mỗi ngày trong 3 tháng đầu thai kỳ và không nên uống quá thường xuyên. Tốt nhất nên uống 1 – 2 lần/tuần để tránh tình trạng đường huyết cao.
- Không nên để nước mía trong tủ lạnh, nên uống khi vừa ép ngay.
- Mặc dù có nhiều lợi ích khi sử dụng nước mía với mẹ bầu, tuy nhiên không nên lạm dụng.
Bên cạnh nước mía, phụ nữ mang thai cần bổ sung đa dạng chất dinh dưỡng từ nhiều nguồn thực phẩm khác nhau. Kenshin mong rằng bài viết trên đã cung cấp đầy đủ thông tin hữu ích cho mẹ và bé.
Nguồn: Momjunction, Parenting.firstcry, Beingtheparent, Webmd