Gấc là loại quả phổ biến ở Việt Nam, thường được dùng như chất tạo màu tự nhiên trong các món ăn. Trong y học cổ truyền, gấc là một loại thuốc quý. Vậy bạn có biết quả gấc có tác dụng gì không, hãy cùng tìm hiểu về tác dụng của nó đối với sức khỏe nhé!
Bạn đang đọc: Quả gấc có tác dụng gì? 13 tác dụng của gấc với sức khỏe bạn nên biết
Contents
- 1 Ngừa các bệnh lý tim mạch
- 2 Giảm cholesterol xấu
- 3 Làm chậm quá trình lão hóa
- 4 Cải thiện thị lực
- 5 Chống bệnh lý trầm cảm
- 6 Phòng ngừa ung thư
- 7 Hỗ trợ điều trị thiếu máu
- 8 Tốt cho sức khỏe tình dục
- 9 Làm đẹp da
- 10 Cải thiện sức khỏe hệ thần kinh
- 11 Hạt gấc hỗ trợ chữa bệnh trĩ
- 12 Giúp chống phì đại tuyến tiền liệt
- 13 Dầu gấc dùng thay thế mật gấu
- 14 Tác dụng phụ của quả gấc
- 15 Đối tượng nên ăn quả gấc
- 16 Những lưu ý khi sử dụng gấc
Ngừa các bệnh lý tim mạch
Quả gấc có nhiều chất chống oxy hóa giúp ngăn ngừa các bệnh tim mạch. Bổ sung gấc cũng như các sản phẩm làm từ gấc cùng với một lối sống khỏe mạnh, năng động sẽ giúp sức khỏe tim mạch ngày càng cải thiện.
Quả gấc giúp cải thiện sức mạnh tim mạch hiệu quả
Giảm cholesterol xấu
Gấc thường được khuyên dùng cho những người thừa cholesterol hoặc tiền sử gia đình có người mắc bệnh này. Nếu sử dụng thường xuyên, gấc có thể giúp giảm mức cholesterol cao “không mong muốn” khỏi cơ thể bạn, làm bền thành mạch, chống xơ vữa động mạch, giảm nguy cơ bị tai biến.
Sử dụng gấc thường xuyên có tác dụng phòng chống xơ vữa động mạch
Làm chậm quá trình lão hóa
Gấc chứa lượng lớn các loại vitamin và khoáng chất giúp kích thích xây dựng cấu trúc collagen dưới da, ngăn ngừa sự xuất hiện của các nếp nhăn, làm chậm quá trình lão hóa, duy trì vẻ ngoài trẻ trung.
Gấc giúp ức chế quá trình lão hóa và duy trì vẻ ngoài trẻ trung
Cải thiện thị lực
Hàm lượng vitamin A, beta-caroten và các chất khác có trong gấc giúp làm sáng mắt, cải thiện thị lực, ngăn ngừa bệnh đục thủy tinh thể và các bệnh lý khác có liên quan tới mắt
Nhờ chứa nhiều vitamin A giúp cải thiện thị lực hiệu quả
Chống bệnh lý trầm cảm
Trầm cảm là một tình trạng bệnh lý nghiêm trọng, người mắc bệnh luôn thấy rất buồn, mất động lực và cảm thấy khó khăn khi sống như một người bình thường.
Nếu tiêu thụ thường xuyên gấc và các sản phẩm từ gấc sẽ giúp khắc phục vấn đề này vì nó giàu selen, khoáng chất và vitamin, đây là những chất quan trọng đối với hệ thần kinh, giúp chống trầm cảm.
Một số nghiên cứu cho thấy gấc có thể làm giảm triệu chứng bệnh trầm cảm
Phòng ngừa ung thư
Trong quả gấc có chứa lycopen là một loại protein đặc biệt giúp ngăn ngừa sự phát triển của các tế bào ung thư. Ngoài ra, những chất khác khác như vitamin E, carotene… cũng làm vô hiệu hóa 75% các chất gây ung thư, đặc biệt là ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt…
Quả gấc có công dụng ức chế các tế bào ung thư nhân lên
Hỗ trợ điều trị thiếu máu
Trong quả gấc chứa nhiều chất sắt, vitamin C và acid folic nên rất có lợi cho việc điều trị thiếu máu. Tuy vậy, bạn nên tìm ra nguyên nhân gây thiếu máu và tùy theo tình trạng để có thể bắt đầu ăn gấc và các sản phẩm từ nó để khắc phục vấn đề thiếu máu.
Sử dụng gấc thường xuyên giúp hỗ trợ điều trị bệnh thiếu máu
Tốt cho sức khỏe tình dục
Gấc chứa một lượng dồi dào beta-caroten – một loại tiền chất của vitamin A có tác dụng thúc đẩy quá trình hình thành các phân tử protein nuôi dưỡng cơ thể.
Thiếu vitamin A có thể ảnh hưởng tới việc sản sinh tinh trùng ở nam giới và sản sinh trứng ở nữ giới hoặc dẫn đến các thay đổi cấu trúc ở bộ phận sinh dục như: tử cung, buồng trứng, ống dẫn tinh,… [2]
Gấc chứa lượng lớn beta-caroten rất tốt cho sức khỏe tình dục
Làm đẹp da
Curcumin trong dầu gấc là một chất chống oxy hóa, chống lão hóa điển hình mang lại một làn da khỏe khoắn, trắng hồng, giảm nếp nhăn. Beta-caroten trong dầu gấc cũng có tác dụng chống lão hoá mạnh, là tiền chất bổ sung vitamin A giúp tăng độ đàn hồi và độ ẩm cho da.
Tìm hiểu thêm: Cây kê huyết đằng có tác dụng gì? 12 vị thuốc kê huyết đằng hiệu quả
Sử dụng gấc giúp đem lại làn da sáng và căng mịn
Cải thiện sức khỏe hệ thần kinh
Gấc chứa lượng lớn các loại selen, khoáng chất và các vitamin, đây đều là những chất có tác dụng ổn định hệ thần kinh và có tác dụng chống lại các biểu hiện của bệnh trầm cảm như mệt mỏi, buồn bã, ủ rũ. [3]
Gấc chứa selen giúp ổn định thần kinh hiệu quả
Hạt gấc hỗ trợ chữa bệnh trĩ
Trong y học cổ truyền, hạt gấc phơi khô giã nát phối hợp với giấm hoặc rượu là bài thuốc hỗ trợ điều trị bệnh trĩ hiệu quả.
Gấc được sử dụng như một bài thuốc dân gian để trị bệnh trĩ
Giúp chống phì đại tuyến tiền liệt
Quả gấc có thể làm giảm tuyến tiền liệt, cải thiện lưu lượng nước tiểu giúp chữa u xơ tiền liệt tuyến. Phần cùi mềm xung quanh hạt có hàm lượng lycopen cao rất tốt cho việc chữa bệnh tuyến tiền liệt.
Phì đại tuyến tiền liệt gây đau rát và khó khăn trong sinh hoạt
Dầu gấc dùng thay thế mật gấu
Theo y học cổ truyền, dầu gấc là loại dược liệu có công dụng làm tan các vết bầm do chấn thương gây ra, mau lành vết thương, giúp cầm máu hiệu quả, hỗ trợ điều trị bệnh quai bị… do đó có thể dùng dầu gấc để thay thế cho mật gấu. [4]
Theo y học cổ truyền gấc có tác dụng tương tự mật gấu
Tác dụng phụ của quả gấc
Vỏ ngoài của quả gấc có tính độc và không thể ăn được. Quả gấc có chứa hàm lượng beta-caroten cao, là một dạng tiền vitamin A, nếu tích lũy lâu dài trong gan có thể gây ngộ độc.
Hạt gấc cũng có tính gây độc, có thể gây nguy hiểm nếu không được sử dụng đúng cách. Cần lưu ý khi dùng phải nướng chín hạt và chỉ nên bôi ngoài da.
Phần ăn được là lớp cùi mỏng, mềm, có màu đỏ cam khi chín và phần dầu bao quanh hạt bên trong quả hay còn được gọi là “thịt gấc”.
Vỏ ngoài của quả gấc có tính độc và không ăn được
Đối tượng nên ăn quả gấc
Quả gấc với những tác dụng bổ ích của nó mang lại xứng đáng là một loại “thần dược”, tuy nhiên không phải ai cũng được hưởng lợi ích từ nó. Những đối tượng sau là những người được khuyên nên ăn quả gấc:
- Người thiếu vitamin A
- Người có hàm lượng cholesterol cao
- Người có hệ miễn dịch yếu
- Người có vấn đề về thị lực
- Những người bị thâm da, nám da,… cần sử dụng cho nhu cầu làm đẹp.
Sử dụng gấc đúng cách để đạt hiệu quả tối ưu
Những lưu ý khi sử dụng gấc
Gấc và dầu gấc có những tác dụng tuyệt vời, tuy nhiên bạn không nên quá lạm dụng nó. Những trường hợp sau nên hạn chế sử dụng quả gấc và các sản phẩm từ nó:
- Những người thừa vitamin A.
- Người bị vàng da do thừa beta-caroten.
>>>>>Xem thêm: Tác dụng của mật ong đối với vết thương
Bệnh vàng da do thừa beta-caroten
Với những sức mạnh của gấc đối với sức khỏe thì thật đáng tiếc nếu như bị bỏ qua. Chính vì vậy hãy tận dụng một cách tốt nhất để giúp cho cơ thể khỏe mạnh. Nếu thấy hữu ích thì hãy chia sẻ đến gia đình và bạn bè cùng nhau biết nhé!