Astaxanthin là gì? 13 tác dụng, cách dùng, tác dụng phụ của astaxanthin

Rate this post

Astaxanthin là một sắc tố carotenoid thường được tìm thấy ở các loại sinh vật biển, nó làm cho các sinh vật có màu hơi đỏ hoặc ánh hồng. Cùng tìm hiểu rõ hơn về tác dụng, cách dùng và tác dụng phụ của Astaxanthin qua bài viết dưới đây.

Bạn đang đọc: Astaxanthin là gì? 13 tác dụng, cách dùng, tác dụng phụ của astaxanthin

Astaxanthin là gì?

Carotenoid là sắc tố quan trọng, tạo màu đặc trưng có trong thực vật, tảo và một số vi khuẩn có khả năng quang hợp. Có hơn 600 loại carotenoid khác nhau được chia thành 2 nhóm chính là xanthophylls và carotenes.

Astaxanthin là một sắc tố thuộc nhóm xanthophylls, tạo màu đỏ hồng tự nhiên cho các loại sinh vật biển như cá hồi, vi tảo và nấm men. Astaxanthin được tìm thấy nhiều nhất ở vi tảo Haematococcus pluvialis nấm men Xanthophyllomyces dendrorhous (còn được gọi là Phaffia).

Astaxanthin cũng là một dưỡng chất từ ​​đại dương có thể cải thiện các chức năng trong cơ thể con người. Astaxanthin không chỉ được dùng để bổ sung vào chế độ ăn hàng ngày mà còn được ứng dụng trong chăn nuôi và ngành công nghiệp thủy sản.[1]

Astaxanthin là gì? 13 tác dụng, cách dùng, tác dụng phụ của astaxanthin

Astaxanthin là sắc tố nhóm carotenoid có màu ánh đỏ hồng

Tác dụng của Astaxanthin

Chống oxy hóa

Astaxanthin có khả năng chống oxy hóa bằng cách ngăn sự tấn công của các gốc tự do, giúp cho cơ thể khỏe mạnh và hạn chế nguy cơ mắc bệnh mạn tính như bệnh tim mạch, tiểu đường, ung thư,… Chúng giúp cải thiện lưu lượng máu và giảm stress oxy hóa ở người hút thuốc và thừa cân, đặc biệt là hỗ trợ phòng và điều trị ung thư. [2]

Một nghiên cứu chỉ ra astaxanthin là một chất chống gốc tự do mạnh. Nó có cấu trúc tương tự beta-carotene (tiền chất của vitamin A), nhưng nhờ một số khác biệt trong chuyển đổi hóa học nên astaxanthin an toàn và tốt hơn.[3]

Astaxanthin là gì? 13 tác dụng, cách dùng, tác dụng phụ của astaxanthin

Astaxanthin có khả năng chống oxy hóa mạnh

Hỗ trợ điều trị hội chứng ống cổ tay

Mặc dù chưa có nhiều nghiên cứu chứng minh, song astaxanthin đã được chỉ ra có tác dụng hỗ trợ điều trị trong hội chứng ống cổ tay. Nhờ khả năng hoạt động chống oxy hóa đa thành phần, chúng có tác dụng giảm đau và giảm thời gian biểu hiện bệnh.[4]

Astaxanthin là gì? 13 tác dụng, cách dùng, tác dụng phụ của astaxanthin

Astaxanthin có tác dụng giảm đau và hỗ trợ điều trị hội chứng ống cổ tay

Hỗ trợ điều trị bệnh về mắt

Giống với các chất khác trong nhóm carotenoid, astaxanthin cũng đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe đôi mắt của bạn. Nhờ khả năng chống oxy hóa, astaxanthin giúp ngăn ngừa các bệnh về mắt gây ra bởi các gốc tự do như đục thủy tinh thể, thoái hóa điểm vàng (AMD),… và hỗ trợ giảm các triệu chứng khô mắt, mỏi mắt, nhìn mờ,…

Trong bệnh thoái hóa điểm vàng, tình trạng xuất huyết ở trung tâm võng mạc khiến mắt giảm thị lực không có khả năng hồi phục. Astaxanthin giúp cải thiện lưu lượng máu ở võng mạc, từ đó hỗ trợ nâng cao thị giác và hạn chế nguy cơ mắc bệnh.[5]

Astaxanthin là gì? 13 tác dụng, cách dùng, tác dụng phụ của astaxanthin

Sử dụng astaxanthin hằng ngày giúp bảo vệ đôi mắt của bạn

Hỗ trợ điều trị rối loạn mỡ máu

Astaxanthin có tác dụng điều trị rối loạn mỡ máu ở mức độ nhẹ. Chúng được chứng minh góp phần làm giảm cholesterol “xấu” (LDH) và tăng nồng độ cholesterol “tốt” (HDL) trong máu. Từ đó, astaxanthin giúp ngăn ngừa các hậu quả của tăng mỡ máu như cao huyết áp, xơ vữa mạch máu,…[6]

Astaxanthin là gì? 13 tác dụng, cách dùng, tác dụng phụ của astaxanthin

Người bổ sung astaxanthin hằng ngày ít có nguy cơ bị rối loạn mỡ máu

Tăng cường hệ miễn dịch

Astaxanthin có tác dụng ngăn sự tấn công của các gốc tự docủng cố hàng rào bảo vệ, từ đó tăng cường chức năng của hệ miễn dịch cơ thể. Người được bổ sung đầy đủ astaxanthin thường có khả năng đề kháng với bệnh tật, ít bị mắc cảm cúm, cảm lạnh,… hơn những người bị thiếu hụt chất này.[6]

Astaxanthin là gì? 13 tác dụng, cách dùng, tác dụng phụ của astaxanthin

Astaxanthin giúp củng cố hệ miễn dịch và tăng sức đề kháng cho cơ thể

Tăng khả năng nhận thức của não bộ

Astaxanthin có chức năng bảo vệ tế bào thần kinh khỏi sự tấn công của các gốc tự do, từ đó làm chậm quá trình lão hóa và giảm nguy cơ mắc chứng Alzheimer khi về già. Ngoài ra, chúng còn giúp cải thiện tình trạng suy giảm nhận thức, sa sút trí tuệ nhờ ngăn ngừa stress tác động lên hồi hải mã.[7]

Astaxanthin là gì? 13 tác dụng, cách dùng, tác dụng phụ của astaxanthin

Bổ sung astaxanthin giúp tăng cường khả năng ghi nhớ và nhận thức

Phòng ngừa ung thư

Nghiên cứu cho thấy chức năng chống oxy hóa của astaxanthin được chứng minh có lợi ích ngắn hạn và dài hạn trong ức chế sự phát triển của các tế bào ung thư vú và ung thư da. Chúng tích tụ trong lớp biểu bì da nhằm ngăn sự tấn công của các yếu tố nguy cơ gây ung thư, hạn chế tổn thương do tác động từ các yếu tố bên ngoài như tia cực tím, khói bụi,…[8]

Tuy nhiên hiện tại do chi phí để sản xuất, phân lập và tinh chế astaxanthin tinh khiết từ các nguồn tự nhiên hoặc các phương pháp tổng hợp hóa học khá đắt đỏ, do đó các nghiên cứu về hiệu quả trong điều trị các bệnh ung thư khác còn hạn chế.

Astaxanthin là gì? 13 tác dụng, cách dùng, tác dụng phụ của astaxanthin

Astaxanthin có khả năng kìm hãm sự phát triển của tế bào ung thư

Kháng viêm

Không chỉ có tác dụng hỗ trợ chức năng hệ miễn dịch, astaxanthin còn có khả năng giảm quá trình viêm của cơ thể. Sắc tố nhóm xanthophylls này chống lại sự oxy hóa để giảm prostaglandin gây viêm, từ đó hạn chế phản ứng viêm quá mức của cơ thể.

Astaxanthin được chỉ ra có khả năng hạn chế nguy cơ mắc các bệnh hệ thống như bệnh celiac, viêm khớp dạng thấp, bệnh tim mạch,…[9]

Astaxanthin là gì? 13 tác dụng, cách dùng, tác dụng phụ của astaxanthin

Astaxanthin có tác dụng giảm tình trạng viêm ruột trong bệnh Celiac

Ngăn ngừa tổn thương cơ và xương

Astaxanthin đại diện cho nhóm xanthophylls, có khả năng tăng cường sức bền và thời gian hoạt động của chức năng cơ trên những động vật có vú. Chúng được tin dùng trong điều trị các bệnh lý rối loạn cơ như viêm cơ, tiêu cơ vân,… [10]

Tìm hiểu thêm: 11 lợi ích của nhuỵ hoa nghệ tây, cách uống và lưu ý khi dùng

Astaxanthin là gì? 13 tác dụng, cách dùng, tác dụng phụ của astaxanthin

Astaxanthin làm tăng sức bền, độ dẻo dai của cơ và xương

Bảo vệ da

Nghiên cứu năm 2012 cho thấy sự kết hợp khi dùng astaxanthin tại chỗ và đường uống giúp làm mờ các nếp nhăn, đốm đồi mồi và giúp duy trì độ ẩm cho da.

Yamahita đã thực hiện nghiên cứu trên 49 phụ nữ khỏe mạnh sử dụng 2 mg astaxanthin trong 6 tuần. Kết quả thu được có sự cải thiện đáng kể về độ ẩm và đàn hồi của da.

Một nghiên cứu năm 2017 so sánh hiệu quả trên 65 đối tượng phụ nữ dùng 6 – 12 mg astaxanthin bằng đường uống sau 16 tuần cho thấy tình trạng nếp nhăn được cải thiện thấy rõ hơn so với những người không dùng astaxanthin.[11].

Nghiên cứu năm 2012 trên 36 đối tượng nam giới khỏe mạnh được bổ sung 6 mg astaxanthin trong 6 tuần đã có sự cải thiện nếp nhăn, độ đàn hồi, độ ẩm và mức dầu bã nhờn một cách đáng kể.[12]

Astaxanthin là gì? 13 tác dụng, cách dùng, tác dụng phụ của astaxanthin

Astaxanthin làm chậm quá trình lão hóa, giữ độ ẩm và đàn hồi da

Bảo vệ tim mạch

Astaxanthin là một carotenoid được sử dụng trong hỗ trợ điều trị và phòng sự tiến triển của các bệnh tim mạch. Phụ nữ mãn kinh được bổ sung 12 mg astaxanthin trong 8 tuần đã giảm đáng kể lần lượt 4,64 và 6,93% trị số huyết áp tâm thu và tâm trương.[13]

Astaxanthin còn giúp làm giảm tốc độ lưu thông dòng máu. Những người được bổ sung 6 mg astaxanthin trong 10 ngày có thời gian vận chuyển máu chậm hơn đáng kể so với trước khi chưa bổ sung.[14]

Ngoài ra, bổ sung astaxanthin với liều khuyến cáo 20 mg, kéo dài trong 12 tuần còn hỗ trợ làm giảm quá trình stress oxy hóa và điều chỉnh mỡ máu ở những người thừa cân và béo phì. Từ đó, thuốc giúp hạn chế nguy cơ phát triển bệnh tim mạch trên những nhóm đối tượng này.[15]

Astaxanthin là gì? 13 tác dụng, cách dùng, tác dụng phụ của astaxanthin

Astaxanthin giúp bảo vệ hệ tim mạch của bạn khỏe mạnh

Giảm đau khớp

Astaxanthin đang được lựa chọn sử dụng hỗ trợ điều trị trong một số bệnh xương khớp như bệnh viêm khớp dạng thấp, thoái hóa khớp, viêm khớp,… Chúng có khả năng hạn chế quá trình viêm, tác dụng giảm đau và cải thiện sức bền của cơ.[16]

Astaxanthin là gì? 13 tác dụng, cách dùng, tác dụng phụ của astaxanthin

Astaxanthin có khả năng giảm đau hiệu quả trong điều trị viêm khớp

Giúp tăng khả năng sinh sản ở nam giới

Trong một nghiên cứu năm 2005, astaxanthin cho kết quả tích cực đối với khả năng sinh sản của nam giới. Nghiên cứu đã thử nghiệm với 30 người đàn ông có tiền sử vô sinh, họ được cung cấp 16 mg astaxanthin hằng ngày. Kết quả thu được sau 3 tháng cho thấy sự cải thiện chức năng sinh sản thông qua các thông số về chất lượng tinh trùng.[17].

Astaxanthin là gì? 13 tác dụng, cách dùng, tác dụng phụ của astaxanthin

Astaxanthin giúp cải thiện chất lượng tinh trùng

Cách sử dụng Astaxanthin

Mặc dù không có liều dùng astaxanthin cụ thể, nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng người trưởng thành cần bổ sung khoảng 4 – 18 mg hằng ngày bằng đường uống. Đồng thời, bạn nên bổ sung trong khoảng 12 tuần để đạt hiệu quả tốt nhất.[1] . Bác sĩ sẽ quyết định liều dùng cụ thể phù hợp với từng đối tượng và mục đích cá nhân.

Astaxanthin là một carotenoid tan trong chất béo, do đó khuyên dùng sau bữa ăn, đặc biệt luôn có chất béo trong thực đơn là tốt nhất. Tùy theo chế độ sinh hoạt của mỗi người, bạn có thể dùng astaxanthin vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày.[6]

Astaxanthin là gì? 13 tác dụng, cách dùng, tác dụng phụ của astaxanthin

Bạn nên bổ sung astaxanthin sau bữa ăn

Sử dụng Astaxanthin quá nhiều có tốt không?

Mặc dù astaxanthin có nhiều công dụng và tương đối an toàn, song việc sử dụng quá nhiều có thể gây một số tác dụng phụ và ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn. Khi dùng quá 48 mg astaxanthin, phân có màu đỏ do quá nhiều sắc tố đỏ, dễ bị nhầm với xuất huyết tiêu hóa.

Ngoài ra, bạn cần thận trọng khi sử dụng quá nhiều astaxanthin không phải từ tự nhiên mà được tổng hợp trong công nghiệp do tính an toàn của loại hóa chất này vẫn chưa được chứng minh.[18]

Astaxanthin là gì? 13 tác dụng, cách dùng, tác dụng phụ của astaxanthin

Bạn nên tham khảo liều dùng theo hướng dẫn của bác sĩ

Tác dụng phụ của Astaxanthin

Astaxanthin được tìm thấy trong một số loại thực phẩm, đồng thời tương đối an toàn khi được dùng dưới dạng thực phẩm bổ sung. Tuy nhiên, việc sử dụng astaxanthin quá liều có thể gây ra tác dụng không mong muốn bao gồm:

Astaxanthin là gì? 13 tác dụng, cách dùng, tác dụng phụ của astaxanthin

Sử dụng quá liều astaxanthin có thể dẫn đến rối loạn cương dương

Các thực phẩm giàu Astaxanthin

Astaxanthin là gì? 13 tác dụng, cách dùng, tác dụng phụ của astaxanthin

>>>>>Xem thêm: Dùng kem chống nắng có cần tẩy trang không? Các lưu ý khi tẩy trang

Cá hồi là một trong những loại thực phẩm giàu Astaxanthin nhất

Astaxanthin mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể chúng ta nhưng cũng không tránh khỏi các tác dụng ngoài ý muốn. Hy vọng bài viết này đã cung cấp những thông tin cần thiết cho bạn về astaxanthin, giúp cho các bạn có một sức khỏe tốt và luôn dồi dào năng lượng!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *