Quercetin là gì? Lợi ích, cách dùng, liều dùng, tác dụng phụ và thực phẩm chứa quercetin

Rate this post

Quercetin là một loại flavonoid có tác dụng chống oxy hóa mang lại nhiều lợi ích sức khỏe. Hãy cùng đọc bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về quercetin là gì, lợi ích đối với sức khỏe, các dùng, tác dụng phụ và nguồn thực phẩm giàu quercetin nhé.

Bạn đang đọc: Quercetin là gì? Lợi ích, cách dùng, liều dùng, tác dụng phụ và thực phẩm chứa quercetin

Quercetin là chất chống oxy hóa được tìm thấy trong nhiều loại thực vật. Nó đóng vai trò quan trọng trong việc chống lại các tổn thương do gốc tự do gây ra, cũng như ảnh hưởng của lão hóa và viêm.

Quercetin là gì?

Quercetin là gì? Lợi ích, cách dùng, liều dùng, tác dụng phụ và thực phẩm chứa quercetin

Quercetin là một sắc tố thuộc nhóm hợp chất thực vật được gọi là flavonoid. Chúng có liên quan đến một số lợi ích sức khỏe, bao gồm giảm nguy cơ mắc bệnh tim, ung thư và rối loạn thoái hóa não. Những tác dụng có lợi của quercetin đến từ khả năng hoạt động như chất chống oxy hóa chống lại các gốc tự do có hại cho cơ thể.

Lợi ích của quercetin với sức khỏe

Quercetin là gì? Lợi ích, cách dùng, liều dùng, tác dụng phụ và thực phẩm chứa quercetin

Nhiều nghiên cứu đã liên kết các đặc tính chống oxy hóa của quercetin với các lợi ích sức khỏe tiềm năng khác nhau. Dưới đây là một số lợi ích dựa trên khoa học hàng đầu của nó.

Giúp giảm viêm

Nồng độ cao của các gốc tự do có gây ra nhiều phản ứng có hại cho tế bào như làm tăng phản ứng viêm. Mặc dù một chút viêm là cần thiết để giúp cơ thể bạn chữa lành và chống lại nhiễm trùng, nhưng tình trạng viêm dai dẳng có liên quan đến các vấn đề sức khỏe, bao gồm một số bệnh ung thư, cũng như các bệnh về tim và thận.

Các nghiên cứu cho thấy quercetin có thể giúp giảm viêm: Nghiên cứu về quercetin và tình trạng viêm cho thấy quercetin làm giảm các dấu hiệu viêm trong tế bào người, bao gồm các phân tử yếu tố hoại tử khối u alpha (TNFα) và interleukin-6 (IL-6). Nghiên cứu ảnh hưởng của Quercetin đối với các triệu chứng lâm sàng ở phụ nữ bị viêm khớp dạng thấp kéo dài 8 tuần, ở 50 người phụ nữ cho thấy: những người tham gia uống 500 mg quercetin đã giảm đáng kể tình trạng cứng khớp vào sáng sớm, đau khớp buổi sáng và đau sau khi hoạt động [1] [2].

Làm dịu các triệu chứng dị ứng

Đặc tính chống viêm tiềm năng của quercetin có thể giúp giảm các triệu chứng dị ứng.

Nghiên cứu quercetin và phản ứng miễn dịch chống dị ứng thực hiện trên động vật và ống nghiệm cho thấy: quercetin có thể ngăn chặn các enzym liên quan đến viêm ngăn chặn các hóa chất thúc đẩy viêm, chẳng hạn như histamine. Nghiên cứu hiệu quả dập tắt các phản ứng phản vệ do đậu phộng gây ra của quercetin cho thấy rằng việc bổ sung quercetin giúp ngăn chặn các phản ứng phản vệ liên quan đến đậu phộng ở chuột [3][4].

Tuy nhiên, vẫn chưa rõ liệu hợp chất này có tác dụng tương tự đối với bệnh dị ứng ở người hay không, vì vậy cần phải nghiên cứu thêm trước khi nó có thể được đề xuất như một phương pháp điều trị thay thế.

Tác dụng chống ung thư

Bởi vì quercetin có đặc tính chống oxy hóa, nó có thể có đặc tính chống ung thư. Nghiên cứu về tác dụng của quercetin trong ung thư tuyến tiền liệt trên ống nghiệm và động vật, quercetin được phát hiện có khả năng ngăn chặn sự phát triển và gây chết tế bào ở các tế bào ung thư tuyến tiền liệt. Nghiên cứu tác dụng chống ung thư của quercetin trên động vật đã quan sát được rằng quercetin có tác dụng ngăn chặn sự phát triển đối với các tế bào ung thư gan, phổi, vú, bàng quang, máu, ruột kết, buồng trứng, lymphoid và tuyến thượng thận [5][6].

Giảm nguy cơ rối loạn não mãn tính

Nghiên cứu cơ chế bảo vệ thần kinh bằng quercetin thấy rằng các đặc tính chống oxy hóa của quercetin có thể giúp bảo vệ chống lại các rối loạn thoái hóa não, chẳng hạn như bệnh Alzheimer và chứng sa sút trí tuệ [7].

Nghiên cứu quercetin giúp cải thiện bệnh lý bệnh Alzheimer: những con chuột bị bệnh Alzheimer được tiêm quercetin 2 ngày một lần trong 3 tháng. Vào cuối cuộc nghiên cứu, các mũi tiêm đã đảo ngược một số dấu hiệu của bệnh Alzheimer và những con chuột thực hiện tốt hơn nhiều trong các bài kiểm tra học tập [8].

Giúp hạ huyết áp

Nghiên cứu tác dụng giãn mạch không phụ thuộc vào nội mô của quercetin thực hiện trên chuột cho thấy rằng quercetin có thể giúp hạ huyết áp. Trong các nghiên cứu trên ống nghiệm, hợp chất quercetin dường như có tác dụng làm giãn mạch máu [9].

Tương tự, nghiên cứu ảnh hưởng của quercetin đối với huyết áp trên 580 người cho thấy rằng việc uống hơn 500 mg quercetin ở dạng bổ sung hàng ngày làm giảm huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương trung bình lần lượt là 5,8 mm Hg và 2,6 mm Hg [10].

Các lợi ích tiềm năng khác

Giúp chống lão hóa: Nghiên cứu về quercetin và resveratrol giúp thay đổi các dấu hiệu lão hóa trên động vật, cho thấy quercetin có thể giúp trẻ hóa hoặc loại bỏ các tế bào già cỗi và giảm các dấu hiệu lão hóa [11].

Hỗ trợ hiệu suất tập thể dục: Nghiên cứu về quercetin và khả năng luyện tập sức bền thực hiện trên người cho thấy rằng dùng quercetin có thể cải thiện một chút hiệu suất luyện tập sức bền [12].

Kiểm soát lượng đường trong máu: Nghiên cứu quercetin bảo vệ chống lại bệnh tiểu đường và các biến chứng của nó thực hiện trên người và động vật chỉ ra rằng hợp chất này có thể làm giảm lượng đường trong máu lúc đói và bảo vệ chống lại các biến chứng của bệnh tiểu đường [13].

Cách dùng và liều dùng của quercetin

Tìm hiểu thêm: 9 tâm lý người cao tuổi bạn cần biết để thấu hiểu và chăm sóc phù hợp

Quercetin là gì? Lợi ích, cách dùng, liều dùng, tác dụng phụ và thực phẩm chứa quercetin

Quercetin được tìm thấy tự nhiên trong nhiều loại thực phẩm có nguồn gốc thực vật, đặc biệt là ở lớp ngoài hoặc vỏ. Bạn có thể sử dụng chế biến thành các món ăn hàng ngày cho gia đình. Ngoài ra quercetin còn được sản xuất dưới dạng thực phẩm chức năng, có sẵn ở nhiều dạng, bao gồm cả viên nang và bột. Liều lượng điển hình quercetin nằm trong khoảng 500–1,000 mg mỗi ngày.

Quercetin có sinh khả dụng thấp, có nghĩa là cơ thể bạn hấp thụ nó kém. Đó là lý do tại sao các chất bổ sung có thể bao gồm các hợp chất khác, chẳng hạn như vitamin C hoặc các enzym tiêu hóa như bromelain, vì chúng có thể làm tăng hấp thu. Ngoài ra, nghiên cứu tác dụng kết hợp của genistein, quercetin và resveratrol chỉ ra rằng quercetin có tác dụng hiệp đồng khi kết hợp với các chất bổ sung flavonoid khác, chẳng hạn như resveratrol, genistein và catechin [13].

Tác dụng phụ khi sử dụng quercetin

Quercetin là gì? Lợi ích, cách dùng, liều dùng, tác dụng phụ và thực phẩm chứa quercetin

Quercetin được tìm thấy trong nhiều loại trái cây và rau quả, an toàn để tiêu thụ, quercetin có vẻ an toàn, hầu như không có tác dụng phụ. Trong một số trường hợp, dùng hơn 1.000 mg quercetin mỗi ngày có thể gây ra các triệu chứng nhẹ như đau đầu, đau bụng hoặc cảm giác ngứa ran.

Khi được tiêu thụ trong thực phẩm, quercetin an toàn cho phụ nữ mang thai và cho con bú. Tuy nhiên, các nghiên cứu về sự an toàn của chất bổ sung quercetin cho phụ nữ mang thai và cho con bú còn thiếu, vì vậy bạn nên tránh dùng quercetin nếu đang mang thai hoặc cho con bú.

Như với bất kỳ chất bổ sung nào, hãy tham khảo ý kiến ​​bác sĩ trước khi dùng quercetin, vì nó có thể tương tác với một số loại thuốc, bao gồm thuốc kháng sinh và thuốc huyết áp.

Thực phẩm chứa quercetin

Quercetin là gì? Lợi ích, cách dùng, liều dùng, tác dụng phụ và thực phẩm chứa quercetin

>>>>>Xem thêm: Cách chạy bộ đúng cách để giảm cân hiệu quả và lịch chạy bộ cụ thể

Quercetin có nhiều trong các loại thực phẩm như trái cây, rau củ. Dưới đây là một số thực phẩm giàu quercetin mà bạn có thể thêm vào chế độ ăn hàng ngày: ớt chuông, hành tây, hẹ, măng tây, cà chua, táo, anh đào, nho đỏ, bông cải xanh, cải xoăn, rau diếp lá đỏ, quả mọng như việt quất, mâm xôi, trà xanh và trà đen.

Hy vọng bài viết này giúp bạn hiểu rõ hơn về quercetin là gì, những lợi ích mà nó mang lại cho sức khỏe cũng như nguồn thực phẩm giàu quercetin giúp bạn bổ sung vào thực đơn hàng ngày.

Nguồn: Healthline

Có thể bạn quan tâm:

>>>>> Flavonoid là gì? Tác dụng của Flavonoid đối với sức khỏe

>>>>> Thực phẩm có nhiều flavonoid

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *