Tôm là một loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, chứa nhiều protein, vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa. Hãy cùng bài viết dưới đây tìm hiểu về ăn tôm có tốt không nhé!
Bạn đang đọc: Ăn tôm có tác dụng gì? 11 tác dụng của tôm và tác hại khi ăn nhiều
Contents
- 1 Tác dụng của tôm khi chế biến đúng cách
- 1.1 Cung cấp protein cho cơ thể
- 1.2 Giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch
- 1.3 Tăng cường sức khoẻ xương khớp
- 1.4 Chống viêm
- 1.5 Tăng cường chức năng não bộ
- 1.6 Phát triển trí não thai nhi
- 1.7 Tốt cho bệnh nhân mắc bệnh tuyến giáp
- 1.8 Tốt cho da, tóc, chống lão hoá
- 1.9 Tốt cho hệ tiêu hoá
- 1.10 Hỗ trợ giảm cân
- 1.11 Bảo vệ thị lực
- 2 Các nguy cơ tiềm ẩn khi ăn nhiều tôm
- 3 Nên ăn bao nhiêu tôm mỗi ngày?
- 4 Lưu ý khi chế biến và sử dụng tôm
Tác dụng của tôm khi chế biến đúng cách
Cung cấp protein cho cơ thể
Protein là một chất dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể, cần thiết cho sự phát triển và đóng vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi chất, giúp vận chuyển oxy và các chất dinh dưỡng đến các tế bào.
Trong 100g tôm có chứa 20,1g protein, tương đương với 40% nhu cầu protein hàng ngày của một người trưởng thành. [2]
Tôm là nguồn cung cấp protein cho cơ thể hoạt động
Giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch
Tôm chứa axit béo omega-3 có tác dụng giảm cholesterol xấu (LDL) và tăng cholesterol tốt (HDL), giúp bảo vệ tim mạch khỏi các bệnh như xơ vữa động mạch, đột quỵ.
Nghiên cứu cho thấy những người ăn nhiều tôm có nguy cơ mắc huyết áp cao và cholesterol cao giảm so với những người ăn ít tôm.[3]
Tôm giúp bảo vệ tim mạch khỏi các bệnh như xơ vữa động mạch, đột quỵ
Tăng cường sức khoẻ xương khớp
Trong tôm có chứa canxi, magie và selen giúp tăng cường sức khoẻ của xương khớp. Ngoài ra, tôm còn là một nguồn cung cấp protein tuyệt vời.
Các nghiên cứu đã cho thấy rằng việc hấp thụ protein có thể giúp giảm tỷ lệ gãy xương. Vì vậy, bổ sung nguồn protein từ tôm có thể giúp ngăn ngừa loãng xương ở người lớn tuổi, đặc biệt là những người có nguy cơ cao về loãng xương. [4]
Tôm có thể giúp ngăn ngừa loãng xương ở người lớn tuổi
Chống viêm
Trong tôm có chứa thành phần astaxanthin có khả năng làm giảm stress oxy hóa và hỗ trợ điều trị các rối loạn viêm da như bệnh vảy nến và viêm da dị ứng. Bên cạnh đó, glycosaminoglycan – một hợp chất sinh học có trong tôm cũng có tính chống viêm và giúp giảm sự xâm nhập của các tế bào viêm vào vị trí tổn thương.
Ngoài ra, trong tôm cũng chứa peptide chống viêm được gọi là yếu tố chống lipopolysaccharide của tôm được sử dụng để điều trị các bệnh lý như: viêm niệu đạo, viêm âm đạo, viêm cổ tử cung và viêm vùng chậu. [5]
Tôm có tác dụng giảm sự xâm nhập của các tế bào viêm vào vị trí tổn thương
Tăng cường chức năng não bộ
Tôm là một nguồn thực phẩm giàu sắt là nguồn khoáng chất cần thiết để hình thành hợp chất hemoglobin trong máu, giúp vận chuyển oxy trong cơ thể.
Việc bổ sung sắt trong cơ thể có thể tăng cường cung cấp oxy cho não giúp cải thiện khả năng nhận thức, tăng cường trí nhớ, tập trung trong quá trình học tập và làm việc.
Ngoài ra, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng astaxanthin là một chất chống oxy hóa có trong tôm giúp cải thiện chức năng của não và giảm nguy cơ mắc bệnh viêm não. [2]
Ăn tôm giúp cải thiện khả năng nhận thức, tăng cường trí nhớ
Phát triển trí não thai nhi
Ăn tôm trong thời kỳ mang thai có thể giúp cải thiện phát triển trí não của thai nhi. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc ăn ít nhất 100g hải sản mỗi tuần có thể mang lại nhiều lợi ích về sự phát triển trí não của trẻ sơ sinh.
Đặc biệt, tôm cung cấp iot là chất dinh dưỡng quan trọng cho sự phát triển trí não. Tôm nấu chín có thể cung cấp khoảng 9% nhu cầu iot hàng ngày cho người lớn. [3]
Mẹ bầu ăn tôm giúp cải thiện sự phát triển trí não của thai nhi
Tốt cho bệnh nhân mắc bệnh tuyến giáp
Tôm cung cấp iot và selen, hai khoáng chất cần thiết để kiểm soát chức năng tuyến giáp hoạt động bình thường.
Bên cạnh đó, kẽm và omega-3 có trong tôm cũng cần thiết cho sự phát triển và chức năng của tuyến giáp. Nếu thiếu một trong các chất trên thì có thể dẫn đến giảm hoạt động của tuyến giáp và gây ra tình trạng suy giáp. [2]
Ăn tôm giúp kiểm soát chức năng tuyến giáp hoạt động bình thường
Tốt cho da, tóc, chống lão hoá
Hợp chất astaxanthin có trong tôm có thể ngăn chặn những tổn hại do ảnh hưởng của tia cực tím gây ra giúp bảo vệ da và tóc luôn khỏe mạnh.
Bên cạnh đó, trong tôm có chứa protein có tên gọi là taurine cũng có tác dụng chống lão hóa, giúp duy trì sự trẻ trung của da và tóc. [5]
Ăn tôm giúp duy trì sự trẻ trung của da và tóc
Tốt cho hệ tiêu hoá
Tôm chứa astaxanthin có khả năng kháng khuẩn chống lại vi khuẩn H. pylori (là nguyên nhân chính gây viêm loét dạ dày – tá tràng), giúp ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng ở dạ dày.
Ngoài ra, tôm cũng có thể giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày và hỗ trợ quá trình tiêu hóa thông qua việc cung cấp chất xơ và các dưỡng chất cần thiết khác. [5]
Ăn tôm giúp ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng ở dạ dày
Hỗ trợ giảm cân
Hàm lượng calo trong tôm thấp và không chứa carbohydrate, do vậy, tôm được sử dụng trong thực đơn giảm cân. Hơn nữa, hàm lượng kẽm có trong tôm có thể tăng nồng độ leptin trong cơ thể giúp kiểm soát chất béo cũng như năng lượng trên toàn cơ thể.
Ngoài ra, tôm là một nguồn protein dồi dào có tác dụng xây dựng và duy trì cơ bắp giúp giảm cảm giác thèm ăn và thúc đẩy quá trình đốt cháy calo. [5]
Ăn tôm giúp giúp giảm cảm giác thèm ăn và thúc đẩy quá trình đốt cháy calo
Bảo vệ thị lực
Tôm có chứa heparin mang lại hiệu quả trong việc điều trị thoái hóa điểm vàng, đặc biệt ở người cao tuổi.
Ngoài ra, hợp chất astaxanthin có trong tôm cũng giúp giảm tình trạng mỏi mắt, đặc biệt là đối với những người thường xuyên tiếp xúc với máy tính. [5]
Tôm mang lại hiệu quả trong việc điều trị thoái hóa điểm vàng
Các nguy cơ tiềm ẩn khi ăn nhiều tôm
Tăng lượng cholesterol
Trong khẩu phần ăn 85g tôm chứa khoảng 161mg cholesterol. Nếu chỉ số cholesterol trong máu cao có thể gây ra bệnh máu nhiễm mỡ và tiềm ẩn nguy cơ biến chứng tim mạch, đột quỵ.
Tuy nhiên, hầu hết cholesterol trong máu được sản xuất ở gan, phần còn lại ở các cơ quan khác và từ thực phẩm, nếu bạn ăn thực phẩm giàu cholesterol, gan sẽ sản xuất ít hơn. Do vậy, bạn không cần lo lắng quá nhiều khi ăn tôm. [6]
Tìm hiểu thêm: Vitamin E là gì? Công dụng, liều dùng và tác dụng phụ
Ăn nhiều tôm có thể làm tăng hàm lượng cholesterol trong máu
Chứa lượng kháng sinh lớn
Việc sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng tôm trên các nông trại là một vấn đề đáng quan ngại. Hiện này, nhu cầu tiêu thụ tôm ngày càng cao và mục tiêu lợi nhuận nên tại các trang trại thường lợi dụng kháng sinh để chăn nuôi tôm nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu cho người dân.
Tuy nhiên, việc dư thừa kháng sinh ở tôm có thể gây ra một số vấn đề về sức khoẻ như kháng kháng sinh, mất thị lực.
Do đó, bạn nên chọn mua tôm tại các cửa hàng cung cấp uy tín và có kiểm soát chất lượng thực phẩm để bảo vệ an toàn cho sức khỏe. [7]
Tôm có chứa lượng lớn kháng sinh trong cơ thể
Gây dị ứng
Tôm có thể gây dị ứng do nhiều nguyên nhân khác nhau. Một trong những nguyên nhân phổ biến là do các protein có trong tôm như tropomyosin, arginine kinase và hemocyanin.
Khi tiếp xúc với những protein này, hệ thống miễn dịch của một số người có thể phản ứng và gây ra các triệu chứng dị ứng như nổi mề đay, ngứa, sưng môi, lưỡi, cổ họng, khó thở. [7]
Ăn tôm có thể gây ra tình trạng nổi mề đay
Tăng khả năng nhiễm khuẩn
Nếu ăn tôm sống, bạn có thể bị nhiễm vi khuẩn Vibrio vulnificus hoặc E.coli có trong tôm. Vì vậy, để tránh nguy cơ nhiễm trùng, bạn nên ăn tôm đã được nấu chín.
Ngoài ra, bạn cần biết rõ xuất xứ của tôm để đảm bảo an toàn thực phẩm bởi vì tôm nuôi trồng có nguy cơ chứa vi khuẩn cao hơn và có thể gây ra tình trạng ngộ độc thực phẩm. [8]
Ăn tôm có thể bị nhiễm khuẩn E.coli
Tăng khả năng ngộ độc kim loại nặng
Tôm thường sống ở tầng đáy, nơi mà môi trường xung quanh có thể bị ô nhiễm bởi kim loại nặng như thủy ngân và cadmium có thể tích tụ trong cơ thể của tôm theo nguồn thức ăn của chúng.
Tuy nhiên, hầu hết tôm mà chúng ta ăn đều được nuôi tại các trang trại, nơi mà môi trường sống của chúng luôn được theo dõi liên tục. Do đó, nguy cơ ô nhiễm kim loại nặng trong tôm là rất thấp.
Nhiễm thuỷ ngân có thể ảnh hưởng đến hệ thần kinh và gây ra một số triệu chứng như: lo âu, khó chịu, bồn chồn, run rẩy. [5] [9]
Ngộ độc kim loại nặng có thể gây ra các triệu chứng như bồn chồn, lo lắng, hồi hộp
Ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ nhỏ
Biphenyl polychlorin là một chất hóa học có độc tính cao và thường tích tụ trong tôm, nếu ăn quá nhiều tôm ở các vùng nuôi tôm không an toàn, có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư và gây ra các vấn đề về sự phát triển hệ thần kinh ở trẻ nhỏ và thai nhi. [10]
Ăn tôm có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển hệ thần kinh ở trẻ nhỏ
Nên ăn bao nhiêu tôm mỗi ngày?
Lượng tôm nên ăn mỗi ngày tùy thuộc vào độ tuổi, tình trạng sức khỏe và nhu cầu dinh dưỡng của mỗi người:
- Người lớn: Lượng tôm nên ăn 2 – 3 lần mỗi tuần với mỗi khẩu phần ăn khoảng 230 – 350g thịt tôm.
- Trẻ em: Trẻ em dưới 4 tuổi nên nên ăn khoảng 30g thịt tôm mỗi ngày. Trẻ em từ 4 – 10 tuổi có thể ăn 60g – 80g thịt tôm, còn trẻ trên 11 tuổi có thể ăn 120g thịt tôm với 3 lần mỗi tuần.
- Phụ nữ mang thai: Bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết cho thai nhi nên lượng tôm cần ăn 2 – 3 lần mỗi tuần với mỗi khẩu phần ăn khoảng 120g thịt tôm. [11]
Trẻ em từ 4 – 10 tuổi có thể ăn 60g – 80g thịt tôm mỗi ngày
Lưu ý khi chế biến và sử dụng tôm
Người không nên ăn tôm
Tôm chứa nhiều vitamin và khoáng chất tốt giúp mang lại nhiều lợi ích sức khoẻ cho con người, tuy nhiên, một số người không nên ăn tôm bao gồm:
- Người bị dị ứng: Gây ra các triệu chứng như nổi mẩn đỏ hoặc sưng môi, miệng, lưỡi sau khi ăn tôm, bạn nên tránh ăn tôm và các sản phẩm từ tôm.
- Người bị ho, hen suyễn: Khi ăn tôm, vỏ và càng tôm dễ mắc ở họng gây ngứa và ho. Bên cạnh đó, tôm có thể gây kích ứng vùng họng, co thắt cơ khí quản và làm trầm trọng thêm các triệu chứng ho, hen suyễn.
- Người bị đau mắt đỏ: Ăn tôm khi bị đau mắt đỏ có thể làm tình trạng này trở nên nghiêm trọng hơn.
- Bệnh nhân gout: Tôm có hàm lượng purine cao có thể làm tăng nồng độ axit uric trong máu gây ra các cơn đau khớp cho bệnh nhân gout.
- Người có hệ tiêu hóa yếu: Tôm có thể gây khó tiêu, chướng bụng, tiêu chảy ở những người có hệ tiêu hóa yếu.
Những người bị các vấn đề về hô hấp thì không nên ăn tôm
Lưu ý khi chọn mua, bảo quản tôm
Tôm là một loại thực phẩm giàu dinh dưỡng và được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, để đảm bảo tôm tươi ngon và an toàn khi sử dụng, bạn cần lưu ý khi chọn mua và bảo quản tôm như sau:
- Chọn tôm còn tươi: phần thân hơi cong, vỏ trong suốt, thịt chắc, không bị chảy nhớt, phần đuôi tôm còn nguyên vẹn, các đốt vỏ linh hoạt, không bị rời rạc.
- Chọn tôm có nguồn gốc rõ ràng: Nên mua tôm tại các cơ sở uy tín, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng để tránh mua phải tôm nhiễm khuẩn hoặc tôm bơm hóa chất.
- Bảo quản tôm tươi: Bảo quản tôm trong môi trường mát mẻ hoặc trong ngăn mát tủ lạnh trong vòng 24 giờ.
- Bảo quản tôm đông lạnh: Bảo quản tôm trong ngăn đá tủ lạnh trong vòng 2 ngày. [4]
Bạn nên chọn mua tôm còn sống để mang lại lợi ích cho sức khoẻ
Tôm kỵ với gì?
Tôm kỵ với một số loại thực phẩm, bao gồm:
- Thực phẩm giàu vitamin C: Khi kết hợp với vitamin C với arsen pentoxit có trong tôm sẽ bị chuyển hóa thành asen trioxide – là chất độc gây suy tim, tổn thương gan, thận. Do đó, không nên ăn tôm cùng với các loại thực phẩm giàu vitamin C như cam, quýt, bưởi, ổi, kiwi, dâu tây, cà chua, súp lơ, ớt chuông.
- Thịt gà: Nấu chung thịt gà với tôm có thể gây ngứa khắp cơ thể.
- Thịt lợn: Khi ăn thịt lớn và tôm cùng nhau có thể gây đau bụng, khó tiêu, rối loạn tiêu hóa.
- Bí đỏ: Bí đỏ có tính lạnh, vị ngọt, còn tôm có tính ấm, vị ngọt và mặn. Khi kết hợp hai loại thực phẩm này với nhau có thể gây ra bệnh kiết lỵ. [12]
Tránh kết hợp tôm với thực phẩm chứa vitamin C
Lưu ý khi chế biến tôm
Để đảm bảo tôm được chế biến đúng cách và an toàn cho sức khỏe, bạn cần lưu ý một số điều sau:
- Rửa sạch tôm bằng nước lạnh.
- Loại bỏ chỉ đen chạy dọc theo sống lưng của tôm.
- Không tận dụng vỏ và đầu tôm.
- Không nên nấu tôm quá kỹ bởi vì điều này có thể làm mất đi dưỡng chất có trong tôm.
- Rã đông tôm bằng cách ngâm trong nước 2 – 3 phút.
- Không nên ướp quá nhiều gia vị.
Khi chế biến bạn nên loại bỏ đầu và vỏ tôm
Lưu ý khi ăn tôm
Để đảm bảo an toàn và bảo vệ sức khỏe khi ăn tôm, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Không nên ăn vỏ tôm vì vỏ tôm có thể chứa vi khuẩn và các chất gây hại.
- Tôm sống có thể chứa các vi khuẩn và ký sinh trùng có thể gây bệnh tiêu chảy, ngộ độc thực phẩm, thậm chí là tử vong. Do vậy, bạn nên hạn chế ăn tôm sống.
- Khi tôm chết histidine sẽ bị vi khuẩn phân hủy thành chất histamine gây hại cho cơ thể con người. Đặc biệt, khi tôm chết để lâu, lượng độc tố tích tụ trong cơ thể nhiều hơn, sau khi ăn sẽ xảy ra hiện tượng ngộ độc.
>>>>>Xem thêm: Thương hiệu Ferrer International của nước nào? Có tốt không? Các dòng sản phẩm nổi bật
Không nên ăn tôm đã chết quá lâu
Bài viết trên đã cung cấp những tác dụng của tôm đối với sức khoẻ của con người. Tôm là loại thực phẩm tốt cho cơ thể, tuy nhiên mọi người cần lưu ý cẩn thận khi chọn mua, chế biến và liều lượng tiêu thụ nhé!