Khi bị sốt, cơ thể cần rất nhiều năng lượng và chất dinh dưỡng để chống chọi với các tác nhân gây bệnh. Hãy cùng Kenshin tìm hiểu ngay bị sốt nên ăn gì để hồi phục sức khỏe tốt nhất bạn nhé!
Bạn đang đọc: Người bị sốt nên ăn gì và không nên ăn gì để mau hết bệnh
Bị sốt nên ăn gì?
Súp gà
Bị sốt khiến người bệnh mệt mỏi và giảm cảm giác thèm ăn. Lúc này, thức ăn lỏng và ấm nóng là sự lựa chọn tuyệt vời vì vừa dễ ăn, dễ nuốt vừa giúp người bệnh toát mồ hôi và hạ sốt nhanh hơn.
Đặc biệt, súp gà với sự kết hợp từ nhiều nguyên liệu phong phú, bổ dưỡng sẽ cung cấp cho bạn nguồn năng lượng và chất dinh dưỡng cần thiết để cơ thể chống lại bệnh tật.
Ăn súp gà giúp hạ sốt nhanh hơn
Tỏi
Tỏi có chứa allicin – một hợp chất kháng khuẩn tự nhiên có thể giúp giảm viêm, tăng cường chức năng tế bào miễn dịch và bảo vệ bạn khỏi các mầm bệnh như vi khuẩn có thể gây nhiễm trùng, từ đó làm dịu các triệu chứng cảm lạnh, cảm cúm.
Tỏi có tính kháng khuẩn tự nhiên
Nước dừa
Một trong những điều cần lưu ý khi bị sốt là tránh để cơ thể bị mất nước. Uống nước dừa không chỉ giúp bạn bổ sung nước và điện giải bị mất qua mồ hôi. Nước dừa còn có tính mát, có thể giúp bạn hạ nhiệt hiệu quả.
Bạn nên uống nước dừa tươi và không thêm đường để đạt được hiệu quả có lợi nhất cho sức khỏe.
Nước dừa tươi giúp bù nước và điện giải
Trà nóng
Nhâm nhi một tách trà nóng sẽ khiến bạn cảm thấy dễ chịu và có thể giúp hạ sốt nhanh hơn.
Tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe, bạn có thể chọn các loại trà khác nhau để làm giảm các triệu chứng khi sốt, giúp ích cho quá trình phục hồi của bạn.
Trà bạc hà chứa tinh dầu bạc hà, có thể làm dịu cơn đau dạ dày. Trong khi trà đen giàu chất chống oxy hóa flavonoid giúp chống viêm và hỗ trợ chức năng miễn dịch khỏe mạnh.
Một số loại trà giúp làm dịu triệu chứng
Mật ong
Mật ong có đặc tính kháng khuẩn và chống viêm tự nhiên giúp tăng cường miễn dịch, hỗ trợ cơ thể chống lại bệnh tật hiệu quả. Thêm một thìa mật ong nhỏ vào tách trà ấm cũng cũng có thể giúp bạn làm dịu cổ họng và giảm nhẹ cơn ho.
Tuy nhiên, mật ong có tính nhiệt, bạn không nên sử dụng quá nhiều khi bị sốt vì rất dễ khiến cơ thể bị tăng thêm nhiệt độ.
Mật ong có tính chống viêm
Gừng
Gừng không chỉ là một loại gia vị mà còn liên quan đến phản ứng miễn dịch mạnh hơn, nghĩa là nó có thể giúp bảo vệ cơ thể chống lại các loại virus gây bệnh tiềm ẩn.
Hợp chất gingerol trong gừng có đặc tính giúp giảm viêm và các triệu chứng khác như nôn và buồn nôn. Thêm một chút gừng vào trong món ăn hoặc nhâm nhi một tách trà gừng ấm có thể sẽ giúp cơn sốt của bạn bớt khó chịu hơn.
Gừng giúp giảm triệu chứng nôn và buồn nôn
Thức ăn cay
Giống như tỏi và gừng, một số loại gia vị có vị cay khác cũng có thể giúp chống viêm hiệu quả. Hạt tiêu, nghệ và gia vị từ cây cải ngựa cũng có tác dụng trong việc làm giảm bớt các chất nhầy tích tụ trong mũi và cải thiện triệu chứng nghẹt mũi của bạn.
Gia vị cay giúp giảm nghẹt mũi
Chuối
Chuối là loại trái cây rất giàu vitamin và khoáng chất như: vitamin C và vitamin B6, kali, magie,… Đây đều là những dưỡng chất rất quan trọng để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
Ăn chuối có thể giúp làm giảm các triệu chứng sốt nhờ làm tăng các tế bào bạch cầu, cải thiện khả năng miễn dịch.
Chuối chứa nhiều dưỡng chất tốt
Bột yến mạch
Bột yến mạch chứa rất nhiều các chất dinh dưỡng như: đạm, chất xơ, sắt, kẽm, selen,… rất cần thiết cho hệ miễn dịch. Cháo bột yến mạch là món ăn bổ dưỡng và dễ ăn, một lựa chọn thích hợp cho người bị sốt, giúp người bệnh phục hồi nhanh hơn.
Cháo yến mạch rất tốt cho người bị sốt
Sữa chua
Sức khỏe đường ruột có quan hệ mật thiết với hệ thống miễn dịch của bạn. Sữa chua chứa lợi khuẩn probiotic không chỉ giúp đường ruột khỏe mạnh mà còn giúp tăng cường hệ miễn dịch cho toàn cơ thể. Bạn nên lựa chọn loại sữa chua không đường hoặc ít đường để lành mạnh và có lợi cho sức khỏe hơn.
Tìm hiểu thêm: Hiểu đúng về sữa cao năng lượng để tránh dùng sai cho bé
Sữa chua cung cấp vi khuẩn có lợi cho đường ruột
Các loại trái cây
Các loại trái cây tươi chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất giúp tăng cường sức đề kháng, giảm sốt và bổ sung điện giải đã mất do bị sốt cho cơ thể. Trái cây họ cam, quýt, bưởi là sự lựa chọn tuyệt vời vì chúng giàu vitamin C và chất chống oxy hóa. Nếu không muốn ăn, bạn cũng có thể xay sinh tố hoặc ép nước uống để bổ sung vitamin cho cơ thể.
Ăn nhiều trái cây giúp cung cấp vitamin và khoáng
Quả bơ
Bơ chứa chất béo tốt và là nguồn kali, vitamin B dồi dào rất có lợi cho sức khỏe cũng như giúp ích trong việc giảm viêm, hỗ trợ chức năng miễn dịch của cơ thể. Đây cũng là loại quả giàu calo có thể cung cấp năng lượng cho cơ thể để phục hồi sức khỏe nhanh hơn.
Quả bơ rất tốt cho người bị ốm
Rau lá xanh
Rau chân vịt, rau cải xoăn và các loại rau xanh khác cũng có thể giúp tăng cường hệ miễn dịch khi bạn bị cúm. Chúng là nguồn chất xơ, vitamin (vitamin A, C, E, K) và khoáng chất rất tốt cho sức khỏe.
Không chỉ vậy, ăn canh hoặc rau luộc còn giúp hạ nhiệt, rất có lợi khi bạn bị sốt.
Các loại rau xanh rất giàu vitamin
Cá hồi
Cá hồi giàu axit béo omega-3 có thể hỗ trợ làm giảm viêm và là nguồn vitamin B tuyệt vời giúp tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể. Ngoài ra protein trong cá hồi cũng rất cần thiết để cung cấp năng lượng và nguyên liệu sửa chữa tế bào cho người bị sốt.
Cá hồi giàu omega-3 tốt cho sức khỏe
Bị sốt không nên ăn gì?
Đồ uống có cồn, soda và cafein
Cơ thể bạn cần nước, đặc biệt là khi bị sốt, bạn cần giữ cơ thể luôn đủ nước để chống lại nhiễm trùng.
Cafein có thể gây mất nước và ngăn chặn sự thèm ăn. Vì vậy, bạn nên tránh xa cà phê, socola, soda, đồ uống có cồn và các loại đồ uống chứa caffein khác trong thời gian bị ốm để có thể phục hồi sức khỏe một cách tốt nhất.
Bị sốt cần tránh đồ uống có cồn và caffeine
Thực phẩm và đồ uống có đường
Đường, đặc biệt đường tinh chế rất không có lợi cho sức khỏe. Chúng gây viêm nhiễm trong cơ thể và có thể cản trở phản ứng của hệ thống miễn dịch.
Vì vậy, khi bạn bị bệnh, hãy cố gắng hạn chế những thực phẩm và đồ uống có đường: bánh, kẹo, nước ngọt,… để không cản trở quá trình phục hồi của cơ thể.
Thực phẩm nhiều đường không tốt cho sức khỏe
Thịt đã qua chế biến
Loại thịt có vỏ bọc như xúc xích thường khó tiêu hóa, không thích hợp cho những lúc hệ tiêu hóa của bạn đang yếu ớt.
Ngoài ra, các loại thịt đóng hộp, thịt đã trải qua nhiều khâu chế biến thường được thêm rất nhiều gia vị và không chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe của bạn.
Các loại thịt qua chế biến chứa rất nhiều muối
Các thắc mắc liên quan
Bị sốt nên uống thuốc gì?
Trong trường hợp sốt cao hoặc các triệu chứng làm bạn quá khó chịu, bạn có thể đến nhà thuốc để được tư vấn các loại thuốc không kê đơn, chẳng hạn như acetaminophen (Tylenol và các loại khác) hoặc ibuprofen (Advil, Motrin IB,…).
Những loại thuốc này sẽ giúp hạ nhiệt nhưng bạn vẫn có thể bị sốt nhẹ. Có thể mất từ 1 – 2 giờ để thuốc phát huy tác dụng.
Sử dụng thuốc theo sự hướng dẫn của dược sĩ
Bị sốt có ăn thịt gà được không?
Sốt khiến cơ thể bạn phải tiêu tốn rất nhiều năng lượng để chống chọi lại với bệnh tật.
Vì vậy, bạn cần có một chế độ ăn uống hợp lý, vừa cung cấp đủ năng lượng mà vẫn dễ tiêu hóa và đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.
Thịt gà là nguồn protein tốt, ngoài ra nó còn chứa chất xơ và những chất dinh dưỡng cần thiết khác cho cơ thể. Do đó, ăn thịt gà khi bị sốt không chỉ là an toàn mà còn mang lại lợi ích cho sức khỏe.
Tuy nhiên, bạn cần chú ý đến vấn đề an toàn thực phẩm, chọn thịt có nguồn gốc an toàn. Nên chế biến luộc, hấp, tránh các món gà chiên rán, nhiều dầu mỡ và gia vị, như thế sẽ tốt hơn cho người bị sốt.
>>>>>Xem thêm: Thương hiệu MEDIPHAR USA của nước nào? Có tốt không?
Hoàn toàn có thể ăn thịt gà khi bị sốt
Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho bạn đọc biết thêm về những thực phẩm nên ăn và không nên ăn khi bị sốt. Nếu bạn thấy hữu ích, hãy lưu lại và chia sẻ đến với những người thân của mình bạn nhé!
Nguồn tham khảo: Livestrong, Mayoclinic, Timesofindia, Healthline