Nhiều gia đình Việt có thói quen ăn cơm nguội để tránh lãng phí thức ăn hoặc không có thời gian để nấu cơm nhiều bữa. Vậy hãy cùng giải đáp thắc mắc ăn cơm nguội có tốt không và cách để bảo quản cơm nguội qua bài viết dưới đây nhé!
Bạn đang đọc: Ăn cơm nguội có tốt không? Mẹo bảo quản, hâm nóng cơm nguội đúng cách
Contents
Lợi ích của cơm nguội đối với sức khỏe
Cơm nguội có hàm lượng tinh bột kháng cao
Cơm nguội có hàm lượng tinh bột kháng cao hơn cơm nóng. Tinh bột kháng là một loại tinh bột không được tiêu hóa và hấp thụ bởi cơ thể, có nhiều lợi ích cho sức khỏe, bao gồm:
- Giảm lượng đường trong máu: tinh bột kháng có thể giúp làm chậm quá trình tiêu hóa và hấp thụ carbohydrate, dẫn đến giảm lượng đường trong máu.
- Tăng cảm giác no: tinh bột kháng có thể giúp bạn cảm thấy no lâu hơn, giúp bạn kiểm soát cân nặng.
- Tốt cho sức khỏe đường ruột: tinh bột kháng có thể giúp nuôi dưỡng vi khuẩn có lợi trong đường ruột, giúp cải thiện sức khỏe tiêu hóa. [1]
Tinh bột kháng trong cơm nguội có nhiều lợi ích cho sức khỏe
Cơm nguội có chỉ số đường huyết thấp
Tinh bột kháng có trong cơm nguội không thể bị chuyển hóa thành đường để hấp thu vào cơ thể nên có chỉ số đường huyết thấp. Điều này có nghĩa là tinh bột kháng có khả năng hỗ trợ giảm cân cũng như kiểm soát đường huyết ở người bị tiểu đường. [2]
Song song đó, ngoài cơm nguội bạn có thể kết hợp với chế độ ăn uống lành mạnh, tập luyện khoa học và sử dụng các sản phẩm hỗ trợ giảm cân đế giúp quá trình lấy lại vóc dáng được nhanh chóng và hiệu quả hơn
Thực hư việc ăn cơm nguội gây ung thư
Thông tin ăn cơm nguội có thể gây ung thư là hoàn toàn không có cơ sở khoa học, hiện nay chưa có bằng chứng nào khẳng định việc này.
Trả lời cho nghi vấn ăn cơm nguội có gây ung thư không thì các nhà nghiên cứu đã khẳng định ăn cơm nguội không gây ung thư, thậm chí nếu ăn cơm nguội được bảo quản và hâm nóng đúng cách thì còn mang lại nhiều tác dụng tốt. [3]
Việc ăn cơm nguội có thể gây ung thư là hoàn toàn không có cơ sở
Cơm nguội gây ngộ độc thực phẩm như thế nào?
Nguyên nhân cơm nguội gây ngộ độc thực phẩm
Cơm nguội để ở nhiệt độ phòng trong thời gian dài là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, đặc biệt là các loại vi khuẩn có hại như Bacillus cereus, Salmonella, Staphylococcus aureus,… Các loại vi khuẩn này có thể sản sinh ra các độc tố gây hại cho cơ thể, dẫn đến ngộ độc thực phẩm.
Do đó, cơm nguội cần được bảo quản trong tủ lạnh ở nhiệt độ 4 độ C trở xuống để hạn chế sự phát triển của vi khuẩn. Ngoài ra khi cơm nguội có những dấu hiệu như bị ôi thiu, có mùi lạ, vị chua hoặc có dấu hiệu bị nấm mốc thì bạn tuyệt đối không nên ăn vì có thể gây ngộ độc thực phẩm. [3]
Cơm rất dễ nhiễm khuẩn khi để ở nhiệt độ thường
Triệu chứng ngộ độc thực phẩm và cách xử lý
Khi nhiễm khuẩn, cơm nguội có thể gây ra rối loạn tiêu hóa, ngộ độc thực phẩm với các triệu chứng như:
- Buồn nôn, nôn.
- Sốt.
- Đau bụng.
- Tiêu chảy.
- Phân tóe nước hoặc có thể dính nhầy máu.
Trong trường hợp nặng, người bệnh có thể xuất hiện các triệu chứng khác như mắt nhìn mờ, khó nói, co giật, đau đầu, chóng mặt. [3]
Nếu bạn nghi ngờ mình bị ngộ độc thực phẩm, bạn cần thực hiện các biện pháp xử lý sau:
- Uống nhiều nước: Việc uống nhiều nước sẽ giúp bù lại lượng nước bị mất do tiêu chảy và nôn mửa. Bạn có thể uống nước lọc, nước oresol hoặc các loại nước trái cây.
- Tránh ăn uống nhiều: Bạn nên ăn các loại thức ăn nhẹ, dễ tiêu hóa như cháo, súp.
Nếu các triệu chứng ngộ độc thực phẩm không thuyên giảm sau 24 giờ hoặc trở nên nghiêm trọng hơn, bạn cần đến bệnh viện để được điều trị kịp thời.
Mệt mỏi, đau bụng, tiêu chảy là các triệu chứng thường gặp khi ngộ độc thực phẩm
Cách bảo quản và hâm nóng cơm nguội đúng cách
Cách bảo quản cơm nguội
Khi lỡ nấu cơm thừa, bạn nên bảo quản cơm trong tủ lạnh, không để quá lâu để tránh cho cơm biến chất. Theo USDA (Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ) khuyến nghị bạn chỉ nên lưu trữ cơm thừa trong khoảng thời gian nhất định:
- Nhiệt độ phòng: không quá 2 giờ.
- Tủ lạnh: 3 – 4 ngày.
- Tủ đông: 3 – 4 tháng. [4]
Tìm hiểu thêm: Thương hiệu Genepharm của nước nào? Có tốt không?
Thời gian tối đa bảo quản cơm nguội trong tủ lạnh là 3 – 4 ngày
Cách hâm nóng cơm nguội
Đối với lò vi sóng, bạn có thể để cơm vào bát rồi đậy nắp lại, sau đó đặt vào lò hâm nóng từ 75 độ C trở lên trong vòng 3 – 4 phút hoặc cho đến khi cơm nóng đều toàn bộ.
Nếu không có lò vi sóng, bạn có thể hâm nóng cơm nguội bằng cách bỏ cơm vào chảo và đảo đều liên tục để hạt cơm rời ra và nóng đều.
Tiện lợi hơn, bạn có thể đưa cơm bỏ lại vào nồi cơm để hâm nóng cùng với 1 – 2 thìa nước và không để nhiệt độ quá cao. [4]
Bạn có thể hâm nóng cơm với lò vi sóng ở nhiệt độ trên 75 độ C
Một số đối tượng không nên ăn cơm nguội
Vì ăn cơm nguội có nguy cơ bị ngộ độc thức ăn nên tốt nhất những người có hệ thống miễn dịch yếu không nên ăn cơm nguội:
- Trẻ em: hệ thống miễn dịch cũng như hệ tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện nên rất dễ bị vi khuẩn tấn công.
- Người già: hệ miễn dịch bị suy yếu và hệ tiêu hóa làm việc kém hiệu quả là nguyên nhân khiến người già dễ bị rối loạn tiêu hóa khi ăn cơm nguội.
- Phụ nữ có thai: cơ địa của phụ nữ có thai thường rất nhạy cảm, khi ăn cơm nguội thì sẽ có khả năng bị ngộ độc thực phẩm. [1]
Những người có hệ thống miễn dịch yếu không nên ăn cơm nguội
Từ việc hiểu rõ hơn về lợi ích cũng như những nguy cơ khi ăn cơm nguội, bạn có thể lựa chọn cho mình cách ăn cơm nguội phù hợp và an toàn nhất. Hãy chia sẻ bài viết này đến những người xung quanh nếu bạn thấy bài viết có ích nhé!
Tinh bột kháng là gì mà có lợi cho hệ tiêu hóa và ngừa nhiều bệnh?
https://nifc.gov.vn/diem-bao/tinh-bot-khang-la-gi-ma-co-loi-cho-he-tieu-hoa-va-ngua-nhieu-benh-post1727.html
Can reheating rice cause food poisoning?
https://www.nhs.uk/common-health-questions/food-and-diet/can-reheating-rice-cause-food-poisoning/
Is it safe to reheat rice?
https://www.medicalnewstoday.com/articles/322775#prepare-store-and-reheat
Xem thêm
>>>>>Xem thêm: Thương hiệu Tuệ Linh của nước nào? Có tốt không? Các dòng sản phẩm nổi bật