14 tác hại của béo phì đối với cơ thể bạn cần biết

Rate this post

Hiện nay béo phì đang tăng vọt với tốc độ nhanh chóng đáng báo động, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe và thực sự là mối đe dọa tiềm ẩn trong tương lai làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của con người. Đằng sau béo phì kéo theo một loạt hệ lụy nghiêm trọng về sức khỏe như: Tăng huyết áp, suy tim, đái tháo đường, ung thư…

Bạn đang đọc: 14 tác hại của béo phì đối với cơ thể bạn cần biết

14 tác hại của béo phì đối với cơ thể bạn cần biết

Béo phì là tình trạng tích tụ chất béo một cách bất thường hoặc quá mức

Xem thêm: Béo phì: Nguyên nhân, dấu hiệu, cách điều trị và phòng ngừa

Cách nhận biết mình có bị béo phì, thừa cân không

Để nhận biết mình có bị béo phì, thừa cân hay không thì có thể dựa vào chỉ số khối cơ thể (BMI). Chỉ số này được tính bằng cách lấy cân nặng (kg) chia cho bình phương của chiều cao (mét).

Nếu chỉ số BMI trên 25 thì bạn đang phải đối mặt với tình trạng thừa cân. Còn nếu chỉ số BMI trên 30 thì bạn đang phải đối mặt với tình trạng béo phì.

Đôi khi tỉ lệ BMI không phản ánh được lượng mỡ trong cơ thể. Đối với những người thường xuyên tập luyện thể thao, có cơ bắp, dù không có mỡ thừa nhưng BMI của họ vẫn có thể trên 30.

Nhiều bác sĩ cũng dựa vào số đo vòng eo để có thể đánh giá liệu bệnh nhân có đang rơi vào tình trạng béo phì hay không.

Béo phì được phân loại dựa trên mức độ nghiêm trọng của nó. Cụ thể:

  • Béo phì loại I: BMI từ 30 đến
  • Béo phì loại II: BMI từ 35 đến
  • Béo phì độ III: BMI trên 40 kg/m².

14 tác hại của béo phì đối với cơ thể bạn cần biết

Chỉ số BMI đánh giá tình trạng béo phì hoặc thừa cân của một người

Các tác hại của béo phì

1. Nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường tuýp 2

Béo phì có thể là nguyên nhân dẫn đến việc các tế bào của cơ thể đề kháng với insulin. Insulin là một loại hormone mang đường từ máu đến các tế bào, nơi nó được sử dụng để tạo năng lượng.

Nếu xảy ra tình trạng đề kháng với insulin, đường không được các tế bào hấp thụ, dẫn đến lượng đường trong máu tăng quá cao, làm tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường tuýp 2. Chúng có liên quan đến một loạt các hệ lụy sức khỏe khác, bao gồm bệnh tim, bệnh thận, đột quỵ, cắt cụt chi và mù lòa.

14 tác hại của béo phì đối với cơ thể bạn cần biết

Béo phì làm tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường tuýp 2

2. Tăng nguy cơ tim mạch

Chỉ số BMI tăng lên đồng nghĩa với việc cholesterol lipoprotein (cholesterol xấu), triglyceride, lượng đường trong máu cũng tăng lên. Tất cả những điều này dẫn đến những hệ luỵ xấu cho tim mạch. Cụ thể, khi bị béo phì thì sẽ dẫn đến những hệ luỵ sau:

  • Bệnh động mạch vành: Những người thừa cân có khả năng mắc bệnh động mạch vành cao hơn 32% so với người bình thường và những người béo phì có nguy cơ cao tới 81% so với người bình thường.
  • Đột quỵ: Một loạt nghiên cứu với sự tham gia của 2,3 triệu người đã đưa ra được những liên hệ giữa đột quỵ và béo phì. Thừa cân làm tăng nguy cơ mắc đột quỵ do thiếu máu cục bộ lên 22% và tỉ lệ này ở người béo phì là 64%.
  • Ngưng tim: Các phân tích tổng hợp cho thấy rằng phụ nữ có chỉ số BMI từ 30 trở lên có nguy cơ tử vong do bệnh động mạch vành cao hơn 62% so với người bình thường và cũng tử vong do các bệnh tim mạch khác cao hơn 53% so với người bình thường. Đối với nam, tỷ lệ trên cũng tương tự.

Do đó, việc giảm cân có thể làm giảm huyết áp cũng như cải thiện rõ rệt các nguy cơ tim mạch có thể xảy ra.

14 tác hại của béo phì đối với cơ thể bạn cần biết

Béo phì làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch

3. Gây ung thư

Không giống như bệnh đái tháo đường và bệnh tim mạch, mối liên hệ giữa béo phì và ung thư là không thật sự rõ ràng do ung thư không phải là một bệnh riêng lẻ.

Tuy nhiên, theo một đánh giá toàn diện của Quỹ nghiên cứu Ung thư Thế giới và Viện nghiên cứu Ung thư Hoa Kỳ, có những mối liên quan nhất định giữa béo phì và ung thư thực quản, ung thư trực tràng, ung thư vú và ung thư túi mật.

14 tác hại của béo phì đối với cơ thể bạn cần biết

Béo phì làm tăng nguy cơ mắc ung thư

4. Ảnh hưởng đến hệ thần kinh

Những người lớn tuổi có nguy cơ cao mắc bệnh Alzheimer. Nguy cơ mắc bệnh đối với phụ nữ trên 65 tuổi17,2% và đối với nam giới là 9,1%. Và trọng lượng cơ thể là một yếu tố rủi ro tăng nguy cơ mắc bệnh.

So với người có cân nặng bình thường, những người thừa cân có nguy cơ gặp các vấn đề về thần kinh cao hơn khoảng 36%, trong khi tỷ lệ này cao hơn đối với bệnh nhân béo phì (khoảng 42%). Những đánh giá này cho chúng ta thấy mối liên hệ chặt chẽ của bệnh béo phì và bệnh thần kinh.

14 tác hại của béo phì đối với cơ thể bạn cần biết

Nghiên cứu cho thấy những người lớn tuổi béo phì có nguy cơ cao mắc bệnh Alzheimer

5. Suy giảm chức năng sinh sản

Béo phì làm ảnh hưởng đến hoạt động nội tiết của cơ thể, trong đó có những hormone quan trọng cho sức khỏe tình dục và sinh sản ở cả hai giới như sau:

  • Nữ giới: suy giảm chức năng của buồng trứng, rối loạn kinh nguyệt, giảm ham muốn, khó thụ thai,…
  • Nam giới: giảm hormone sinh dục nam hay hormone testosterone dẫn đến tình trạng rối loạn cương dương, giảm ham muốn, vô sinh,…

Không những thế béo phì còn làm tăng nguy cơ mắc các biến chứng nghiêm trọng trong thai kỳ như nguy cơ sinh non, bị dị tật bẩm sinh,… các em bé sinh ra bởi các sản phụ bị béo phì.

14 tác hại của béo phì đối với cơ thể bạn cần biết

Béo phì có thể làm suy giảm chức năng sinh sản của người mắc

6. Ảnh hưởng đến hô hấp

Mỡ tích trữ đè nặng lên các cơ quan của hệ hô hấp như cơ hoành, phế quản,…làm cho đường thở hẹp lại, đó là lí do vì sao hơi thở của người béo phì có xu hướng nông và gấp hơn so với người bình thường. Nghiêm trọng hơn là việc mỡ đè nặng có thể gây khó thở vào ban đêm, ngưng thở khi ngủ và có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.

Ngoài ra, béo phì làm cho các triệu chứng của COVID-19 trở nên nghiêm trọng. Do việc mỡ tích trữ làm chèn ép các cơ quan hô hấp nên những người béo phì mắc bệnh COVID-19 phải cần đến sự hỗ trợ của máy móc khi xuất hiện các dấu hiệu hô hấp khó khăn.

14 tác hại của béo phì đối với cơ thể bạn cần biết

Béo phì có thể làm các triệu chứng của COVID-19 thêm trầm trọng

7. Tăng nguy cơ trào ngược dạ dày – thực quản

Béo phì thường đi liền với những bệnh lý rối loạn hệ tiêu hóa do mỡ thừa bám vào ruột và cản trở hoạt động tiêu hóa. Béo phì có liên quan đến nguy cơ mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD) cao hơn, xảy ra khi axit dạ dày bị đẩy lên thực quản.

14 tác hại của béo phì đối với cơ thể bạn cần biết

Béo phì có thể làm tăng nguy cơ trào ngược dạ dày, thực quản

8. Ảnh hưởng đến chức năng gan – mật

Béo phì làm tăng nguy cơ tạo thành sỏi mật – tình trạng mật tích tụ và cứng lại trong túi mật.

Ngoài ra, chất béo cũng có thể tích tụ ở gan và dẫn đến gan nhiễm mỡ , tổn thương gan, xơ gan, viêm gan, mô sẹo và thậm chí là suy gan.

14 tác hại của béo phì đối với cơ thể bạn cần biết

Chất béo có thể tích tụ ở gan của người béo phì gây ra tình trạng gan nhiễm mỡ

9. Ảnh hưởng đến hệ cơ xương khớp

Trọng lượng tăng quá cao tạo áp lực lớn lên các khớp và hệ khung nâng đỡ, dẫn đến đau và cứng khớp.

Các bệnh lý thường thấy như: loãng xương, thoái hóa xương, đau nhức xương khớp, bệnh Gout,… Những tổn thương xương khớp do béo phì này cần được theo dõi hoặc điều trị, tránh bệnh tiến triển mạn tính và gây tổn thương không thể phục hồi.

14 tác hại của béo phì đối với cơ thể bạn cần biết

Trọng lượng cao tạo áp lực lớn lên các khớp và hệ khung nâng đỡ

10. Gây các vấn đề về thận

Khi thận bị hỏng và không thể thực hiện các hoạt động lọc máu như bình thường thì có nghĩa là bạn đang gặp phải các vấn đề về thận.

Béo phì làm tăng nguy cơ mắc các bệnh bao gồm đái tháo đường cũng như tăng huyết áp. Và chúng đều là những nguyên nhân chính dẫn đến bệnh thận. Do đó béo phì có thể dẫn đến các vấn đề tồi tệ như suy thận.

Tìm hiểu thêm: Tẩy trang xong có cần rửa mặt không? Hướng dẫn tẩy trang đúng cách

14 tác hại của béo phì đối với cơ thể bạn cần biết

Béo phì có thể gây ra một số vấn đề về thận

11. Gây các bệnh lý về da

Người béo phì thường có nhiều nếp gấp của da trên cơ thể, do đó có thể xuất hiện tình trạng phát ban tại đó, nhất là khi thời tiết nắng nóng. Ngoài ra, bệnh nhân có thể mắc hội chứng được gọi là acanthosis nigricans. Đây là tình trạng da đổi màu và dày lên và nó cũng có liên quan đến bệnh đái tháo đường tuýp 2.

14 tác hại của béo phì đối với cơ thể bạn cần biết

Các mẩn đỏ có thể xuất hiện tại các vùng da gấp

12. Ảnh hưởng đến thai kỳ

Phụ nữ mang thai bị thừa cân và béo phì sẽ có nguy cơ cao mắc các bệnh dưới đây:

  • Tình trạng tiểu đường thai kỳ nặng hơn
  • Bị tiền sản giật – huyết áp cao khi mang thai, ảnh hưởng lớn đến cả mẹ và bé nếu không được điều trị.
  • Cần thực hiện sinh mổ, do đó mất nhiều thời gian để hồi phục sau sinh hơn. [3]

14 tác hại của béo phì đối với cơ thể bạn cần biết

Béo phì gây ảnh hưởng đến thai kỳ

13. Ảnh hưởng đến sức khoẻ tâm thần

Người ta đã tìm ra được mối liên hệ giữa cân nặng tâm trạng của con người. Những nghiên cứu cho thấy rằng những người béo phì có khả năng bị trầm cảm cao hơn những người bình thường.

Điều này xảy ra có thể là do cảm giác tự ti, bị cô lập hoặc bôi nhọ. Do xã hội vẫn còn có cái nhìn khắt khe với những người có thể trạng lớn nên những người béo phì thường cảm thấy tự ti trong các mối quan hệ xã hội của mình. Điều này về lâu dài có thể dẫn tới trầm cảm.

Nếu đứng trên góc nhìn khoa học, người ta nhận ra rằng có thể có sự liên quan về mặt sinh lý giữa béo phì và trầm cảm. Người bị béo phì có nguy cơ mắc bệnh trầm cảm khoảng 55% trong khi ở chiều ngược lại, người bị trầm cảm có nguy cơ béo phì cao hơn 58% so với người bình thường. Những cơ chế của cơ thể có thể bao gồm kích hoạt phản ứng viêm, thay đổi trục dưới đồi – tuyến yên – tuyến thượng thận và kháng insulin.

14 tác hại của béo phì đối với cơ thể bạn cần biết

Béo phì và trầm cảm có thể có mối quan hệ 2 chiều với nhau

14. Nguy cơ tử vong cao

Béo phì có ảnh hưởng tiêu cực đến sức khoẻ. Bệnh nhân béo phì có thể đối mặt với nhiều bệnh tật nguy hiểm như đái tháo đường, suy tim, suy thận,.. nên bệnh nhân béo phì có nguy cơ tử vong cao.

14 tác hại của béo phì đối với cơ thể bạn cần biết

Bệnh nhân béo phì có thể tử vong vì các tình trạng bệnh lý liên quan khác

Béo phì ở người cao tuổi nguy hiểm như thế nào?

Người cao tuổi có nguy cơ cao mắc bệnh béo phì. Điều này xảy ra vì nhiều nguyên nhân:

  • Chuyển hoá, trao đổi chất trong cơ thể giảm đi nên dễ dẫn đến tình trạng tích trữ chất béo, dễ dẫn đến béo phì
  • Vì tuổi cao nên người cao tuổi thường ít vận động, do đó nhu cầu sử dụng năng lượng giảm nhưng chế độ ăn dinh dưỡng cao nên dễ dẫn đến béo phì.
  • Tuổi càng cao các chất chuyển hoá trong cơ thể không còn hoạt động hiệu quả, do đó không thể chuyển hoá dẫn đến việc tích trữ chất béo trong các mô mỡ và cơ quan dẫn đến béo phì.

Bệnh béo phì vô cùng nguy hiểm, nhất là đối với người cao tuổi. Vậy thì cần làm gì để phòng ngừa béo phì ở người cao tuổi? Người cao tuổi cần thực hiện

  • Chế độ ăn uống hợp lý: Một chế độ ăn uống vừa đủ calo được khuyến cáo để người cao tuổi tránh béo phì
  • Thường xuyên vận động: Việc vận động có thể giúp đốt cháy calo, khiến cho lượng mỡ tích tụ chuyển hoá thành năng lượng cho vận động.
  • Kiểm tra sức khoẻ định kỳ: Người cao tuổi cần theo dõi định kỳ 6 tháng 1 lần để có thể nhanh chóng phát hiện và điều trị sớm các bệnh.

14 tác hại của béo phì đối với cơ thể bạn cần biết

Người cao tuổi cần theo dõi định kỳ thường xuyên để phát hiện sớm tình trạng béo phì

Khi nào gặp bác sĩ

Các dấu hiệu cần gặp bác sĩ

Khi có các dấu hiệu dưới dây, bạn nên ngay lập tức tìm đến bác sĩ để được thăm khám và điều trị:

  • Khi có dấu hiệu béo phì, tăng cân quá mức vì nhiều lý do (ăn uống, bệnh lý,…)
  • Dù không có dấu hiệu béo phì cũng nên thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ để tầm soát bệnh

14 tác hại của béo phì đối với cơ thể bạn cần biết

Cần gặp bác sĩ càng sớm càng tốt khi có dấu hiệu tăng cân quá mức

Chẩn đoán

Để chẩn đoán béo phì, bác sĩ sẽ yêu cầu kiểm tra thể chất cũng như tìm hiểu tiền sử sức khoẻ để thực hiện chẩn đoán. Cụ thể gồm các bước:

  • Hỏi về tiền sử sức khoẻ: Bác sĩ sẽ hỏi về lịch sử cân nặng cũng như giảm cân, thuốc và thực phẩm chức năng đang sử dụng cũng như có ai trong gia đình mắc một số bệnh hay không.
  • Kiểm tra thể chất: Bác sĩ sẽ đo chiều cao, nhịp tim, huyết áp, lắng nghe tim phổi xem có bất thường hay không.
  • Tính chỉ số BMI: Dựa vào chiều cao và cân nặng, bác sĩ sẽ tính chỉ số BMI để xác định liệu bệnh nhân có rơi vào tình trạng thừa cân hoặc béo phì không. Nếu BMI trên 30 thì sẽ xác định bệnh nhân đang bị béo phì. Nên khám định kỳ mỗi 6 tháng 1 lần
  • Đo kích thước vòng eo: Bên cạnh tính chỉ số BMI, các bác sĩ cũng có thể đo vòng eo để xác định bệnh nhân có bị béo phì hay có nguy cơ gặp các vấn đề về sức khoẻ khác hay không.
  • Kiểm tra các yếu tố sức khoẻ khác: Bác sĩ có thể theo dõi các vấn đề sức khoẻ khác như huyết áp cao, cholesterol cao, tuyến giáp hoạt động kém, tiểu đường,…

14 tác hại của béo phì đối với cơ thể bạn cần biết

Bác sĩ có thể kiểm tra các yếu tố sức khoẻ để đưa ra chẩn đoán

Các bệnh viện đa khoa uy tín

Hiện nay có rất nhiều bệnh viện uy tín trên khắp cả nước trong khám định kỳ, điều trị bệnh béo phì cũng như các bệnh liên quan đến béo phì.

  • TP HCM: Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Y Dược TPHCM, Bệnh viện nhân dân 115
  • Hà Nội: Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Đại Học Y Hà Nội, Bệnh viện Đa khoa Đống Đa

14 tác hại của béo phì đối với cơ thể bạn cần biết

Bệnh viện Chợ Rẫy là địa chỉ khám chữa bệnh uy tín

Cách điều trị béo phì

Điều trị béo phì có thể đơn giản hoặc phức tạp, nhanh hay lâu dài tuỳ thuộc vào sự nghiêm trọng của tình trạng béo phì. Kế hoạch điều trị có thể bao gồm:

  • Thay đổi chế độ ăn uống: Có thể giảm khẩu phần ăn hoặc ăn đồ ăn nhẹ giữa các bữa ăn. Rau, củ, trái cây, ngũ cốc được khuyên dùng đối với đối tượng béo phì muốn giảm cân.
  • Tăng cường hoạt động tập luyện thể dục, thể thao: Không nhất thiết phải tham gia chơi một môn thể thao hoặc đến các phòng tập thể hình, việc đi bộ có thể giúp giảm cân hiệu quả mà lại đơn giản.
  • Thay đổi hành vi, nhận thức: Có thể xây dựng các yếu tố tâm lý thoải mái, tạo động lực cho việc giảm cân để việc điều trị trở nên hiệu quả.
  • Thuốc: Thuốc được sử dụng chung với các phương pháp điều trị khác, tuy nhiên không nên lạm dụng thuốc. Các loại thuốc sẽ ức chế sự thèm ăn (Phentermine, Benzphetamine) hoặc giảm hấp thu chất béo từ ruột (Orlistat). Tất cả sẽ hỗ trợ cho quá trình giảm cân trở nên hiệu quả.
  • Phẫu thuật: Nếu được chẩn đoán béo phì độ III, việc phẫu thuật sẽ được tính tới. Các phẫu thuật giảm béo sẽ thay đổi hệ thống tiêu hoá, giúp hạn chế số lượng calo có thể tiếp thu. Thủ thuật phẫu thuật này bào gồm phẫu thuật cắt ống dạ dày, chuyển đổi tá tràng,…

14 tác hại của béo phì đối với cơ thể bạn cần biết

Luyện tập thể thao là phương pháp hiệu quả để điều trị béo phì

Cách phòng tránh béo phì

Việc ngăn ngừa béo phì sẽ dễ hơnít tốn kém hơn việc điều trị, do đó nên ngăn ngừa béo phì từ sớm để tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Việc phòng tránh béo phì bắt đầu khi bạn cảm thấy cơ thể có sự thay đổi cân nặng. Cần thực hiện từng chút một, hằng ngày để mang lại hiệu quả. Có thể thực hiện các bước dưới đây để phòng tránh béo phì:

  • Tự cắt giảm khẩu phần ăn: Việc cắt giảm hoặc thay thế các thức ăn giàu calo sẽ giúp ổn định cân nặng của bản thân.
  • Thực hiện các hoạt động nhỏ: đi bộ đến chỗ làm thay vì đi xe nếu công ty không quá xa là một lựa chọn nên được cân nhắc nếu bạn muốn giảm cân. Ngoài ra việc sử dụng thang bộ thay vì thang máy cũng là một cách đốt cháy calo hiệu quả.
  • Lựa chọn thực phẩm cho bản thân: Các thực phẩm giàu chất xơ không gây tăng lượng đường trong máu. Do đó có thể xem xét thay đổi khẩu phần ăn của mình để hạn chế lượng đường nạp vào cơ thể.
  • Trau dồi sức khoẻ: Giữ một tinh thần thoải mái, cố gắng ngủ đủ giấc, tránh stress là những cách giúp ổn định hormone trong cơ thể nhằm tránh rối loạn chuyển hoá dẫn đến béo phì. [4]

14 tác hại của béo phì đối với cơ thể bạn cần biết

>>>>>Xem thêm: Vitamin E có giúp trắng da không? Cách làm trắng da bằng vitamin E

Giữ một tinh thần thoải mái có thể giúp cho bản thân tránh tình trạng béo phì

Hy vọng thông tin của bài viết đã cung cấp cho bạn đọc thêm những kiến thức bổ ích để hiểu rõ về những tác hại mà béo phì đối với cơ thể từ đó đưa ra các biện pháp phòng tránh nó. Nếu thấy kiến thức này bổ ích, hãy chia sẻ cho nhiều người khác cùng biết nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *