9 tác dụng phụ của thuốc huyết áp thường gặp bạn cần lưu ý

Rate this post

Huyết áp cao là bệnh lý tim mạch nguy hiểm cần phải sử dụng thuốc để kiểm soát và điều trị lâu dài, tránh gây tổn thương cho cơ thể. Hãy cùng tìm hiểu các tác dụng phụ của thuốc huyết áp thường gặp qua bài viết dưới đây nhé.

Bạn đang đọc: 9 tác dụng phụ của thuốc huyết áp thường gặp bạn cần lưu ý

Tăng huyết áp là gì?

Huyết áp cao hay còn gọi là tăng huyết áp là tình trạng áp lực của máu lên thành động mạch luôn ở mức cao hơn so với bình thường. Điều này có thể làm hỏng các động mạch theo thời gian và dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như đau tim và đột quỵ. Huyết áp gồm có 2 trị số, số ở trên là huyết áp tâm thu, và số ở dưới là huyết áp tâm trương.

Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, tăng huyết áp được phân loại thành các mức độ như sau: [1]

  • Huyết áp tăng: Huyết áp tâm thu ở mức 120 – 129 mmHg và huyết áp tâm trương thấp hơn 80 mmHg.
  • Tăng huyết áp độ 1: 130 – 139 mmHg hoặc trong khoảng từ 80 – 89 mmHg.
  • Tăng huyết áp độ 2: 140 mmHg trở lên hoặc từ 90 mmHg trở lên.

9 tác dụng phụ của thuốc huyết áp thường gặp bạn cần lưu ý

Tăng huyết áp là tình trạng lực đẩy máu lên thành động mạch luôn ở mức quá cao.

Vì sao cần phải điều trị tăng huyết áp?

Tăng huyết áp được coi như là một kẻ giết người thầm lặng, do khi bắt đầu có bệnh thường ít biểu hiện triệu chứng, nhưng sau đó lại có thể gây các biến chứng nghiêm trọng. Khi huyết áp cao quá lâu có thể sẽ làm hỏng các mạch máu.

Đồng thời, cholesterol LDL có hại bắt đầu tích tụ dọc theo các vết rách trên thành động mạch dẫn đến động mạch bị thu hẹp làm giảm tưới máu đến các cơ quan. [2]

Từ đó, tăng huyết áp có thể làm tổn thương nghiêm trọng các cơ quan quan trọng và đe dọa đến tính mạng:

  • Suy tim, đau ngực do giảm tưới máu cơ tim, làm giảm lưu lượng oxy đến tim và tổn thương tim.
  • Đột quỵ: Huyết áp cao khiến các động mạch cung cấp máu và oxy cho não bị vỡ, gây ra đột quỵ.
  • Bệnh thận và suy thận do làm hỏng các động mạch xung quanh thận và cản trở khả năng lọc máu.
  • Tổn thương mắt.

Vì vậy, việc điều trị và kiểm soát chỉ số huyết áp thích hợp có thể giúp bạn khỏe mạnh và sống lâu hơn.

9 tác dụng phụ của thuốc huyết áp thường gặp bạn cần lưu ý

Tăng huyết áp có thể làm tổn thương các cơ quan quan trọng

Tác dụng phụ của thuốc điều trị tăng huyết áp

Nhóm thuốc lợi tiểu

Nhóm thuốc lợi tiểu thường được sử dụng để điều trị huyết áp như thiazid, hydroclorothiazid, indapamid, furosemid, spironolacton… hoạt động bằng cách thông qua nước tiểu để thải muối và nước khỏi cơ thể.

Thuốc lợi tiểu trong điều trị huyết áp cao có thể dẫn đến những tác dụng phụ như: [3]

  • Có thể dẫn đến tình trạng hạ huyết áp tư thế (khi đang ngồi hoặc nằm chuyển sang tư thế đứng).
  • Thải qua nước tiểu khoáng chất kali hoặc natri trong cơ thể, làm giảm các chất này trong máu có thể dẫn đến yếu, chuột rút hoặc mệt mỏi.
  • Có thể khởi phát cơn gút cấp và xuất hiện triệu chứng như đau chân dữ dội và đột ngột nhưng thường rất hiếm gặp.

9 tác dụng phụ của thuốc huyết áp thường gặp bạn cần lưu ý

Các thuốc lợi tiểu có thể dẫn đến tình trạng hạ huyết áp thể đứng

Nhóm thuốc chẹn beta

Các thuốc chẹn beta như atenolol, propranolol, metoprolol, bisoprolol, carvedilol… làm giảm huyết áp bằng cách giảm khối lượng công việc cho tim, giãn các mạch máu khiến tim đập chậm và ít lực hơn.

Nhóm thuốc này có thể để lại các tác dụng phụ như: [4]

  • Co thắt mạch ngoại vi, co thắt phế quản dẫn đến các triệu chứng hen suyễn như tức ngực, ho khan, khó thở,…
  • Làm chậm nhịp tim.
  • Mệt mỏi, chóng mặt, nhức đầu và tay chân lạnh.
  • Rối loạn giấc ngủ.

9 tác dụng phụ của thuốc huyết áp thường gặp bạn cần lưu ý

Propranolol là thuốc chẹn beta giúp giảm huyết áp bằng cách giảm khối lượng công việc cho tim

Nhóm thuốc chẹn kênh canxi

Các thuốc nifedipine, verapamil, diltiazem, amlodipin… thuộc nhóm thuốc chẹn kênh canxi, ngăn ngừa canxi vào tế bào gây co mạch máu giúp giãn mạch máu để tim dễ đưa máu đến cơ quan hơn.

Nhóm chẹn kênh canxi có thể gây ra các tác dụng phụ sau: [5]

  • Táo bón.
  • Đau đầu, mệt mỏi, chóng mặt.
  • Đánh trống ngực, tăng nhịp tim hoặc nhip tim không đều.
  • Sưng mắt cá chân.

Hơn nữa, uống nước ép bưởi khi đang sử dụng thuốc chẹn kênh canxi có thể làm tăng nguy cơ mắc các tác dụng phụ.

9 tác dụng phụ của thuốc huyết áp thường gặp bạn cần lưu ý

Thuốc chẹn kênh canxi như verapamil giúp thư giãn các tế bào cơ của tim và mạch máu

Nhóm thuốc ức chế men chuyển

Huyết áp được điều chỉnh bằng cách ngăn chặn sự hình thành của hormone angiotensin II làm hẹp mạch máu, từ đó làm giãn mạch máu thông qua các thuốc thuộc nhóm ức chế men chuyển captopril, imidapril, enalapril, perindopril…

Tác dụng phụ thường gặp khi sử dụng thuốc ức chế men chuyển trong điều trị cao huyết áp là ho khan, ho dai dẳng và chỉ khỏi khi ngừng dùng thuốc. Ngoài ra, thuốc ức chế men chuyển còn có khả năng gây ra một số tác dụng phụ khác như: [6]

  • Phù mạch.
  • Phát ban da.
  • Mất hoặc rối loạn vị giác.
  • Hạ huyết áp thể đứng.
  • Mệt mỏi, choáng váng, nhức đầu, buồn nôn.

9 tác dụng phụ của thuốc huyết áp thường gặp bạn cần lưu ý

Tác dụng phụ thường gặp khi dùng thuốc ức chế men chuyển là ho khan

Nhóm thuốc chẹn thụ thể Angiotensin II

Thuốc chẹn thụ thể angiotensin II (ARB) hoạt động giống nhóm thuốc ức chế men chuyển nhằm làm giãn mạch máu và hạ huyết áp. Do không gây tác dụng phụ ho khan, đây là nhóm thuốc thường được khuyên dùng với bệnh nhân không dung nạp thuốc ức chế men chuyển.

Các thuốc trong nhóm chẹn thụ thể angiotensin II gồm irbesartan, losartan, valsartan, olmesartan, telmisartan… có thể gây ra các tác dụng phụ khi sử dụng như:

  • Chóng mặt, nhức đầu. [7]
  • Các triệu chứng cảm lạnh hoặc giống cúm.
  • Hạ huyết áp tư thế.
  • Tăng kali máu.

9 tác dụng phụ của thuốc huyết áp thường gặp bạn cần lưu ý

Nhóm thuốc chẹn thụ thể Angiotensin II như irbesartan làm giãn mạch máu và hạ huyết áp

Nhóm thuốc chẹn Alpha

Những loại thuốc thuộc nhóm chẹn alpha như doxazosin, prazosin, terazosin… làm giảm tín hiệu thần kinh đến các mạch máu, khiến các tiểu động mạch và tĩnh mạch giãn nở, máu được lưu thông tốt hơn.

Nhóm thuốc chẹn alpha có thể tiềm ẩn các tác dụng không mong muốn khi sử dụng như: [8]

  • Chóng mặt, đau đầu.
  • Tim đập nhanh.
  • Mệt mỏi, buồn nôn.
  • Có thể tăng cân nhanh.
  • Phù chân.
  • Hạ huyết áp thế đứng.

Tìm hiểu thêm: Các loại thực phẩm ít natri tốt cho sức khỏe tim mạch

9 tác dụng phụ của thuốc huyết áp thường gặp bạn cần lưu ý

Phù chân là một trong các tác dụng phụ khi dùng thuốc chẹn alpha prazosin

Nhóm thuốc Alpha-2 Receptor Agonists

Methyldopa, clonidin, guanfacine, guanabenz là các thuốc trong nhóm chủ vận alpha-2 gây ra những tác động trên hệ thần kinh trung ương, kích thích thụ thể alpha-2-adrenergic ở thân não. Từ đó có thể làm giảm hoạt động thần kinh giao cảm và hạ huyết áp.

Nhóm thuốc này tác động vào thần kinh trung ương nên một số bệnh nhân có thể có các tác dụng phụ như: lơ mơ, buồn ngủ, thậm chí là trầm cảm.

9 tác dụng phụ của thuốc huyết áp thường gặp bạn cần lưu ý

Methyldopa thuộc nhóm chủ vận alpha-2 gây lơ mơ, buồn ngủ, thậm chí là trầm cảm

Nhóm thuốc giãn mạch

Các thuốc giãn mạch như hydralazine, minoxidil làm giãn mạch máu để cải thiện lưu lượng máu, do đó làm giảm huyết áp.

Các loại thuốc này có thể mang đến những tác dụng không mong muốn như: [8]

  • Hồi hộp, nhịp tim nhanh, đánh trống ngực và mặt đỏ bừng.
  • Tăng cân do tích nước, sung huyết mũi.
  • Sử dụng lâu ngày có thể gây tổn hại mô liên kết và dẫn đến bệnh lupus.

9 tác dụng phụ của thuốc huyết áp thường gặp bạn cần lưu ý

Các thuốc giãn mạch như hydralazine có thể gây tăng cân do giữ nước

Tiềm ẩn khi sử dụng thuốc huyết áp với phụ nữ có thai

Khi mang thai, tình trạng tăng huyết áp có thể gây ra những nguy cơ tiềm ẩn cho sức khỏe cả thai phụ và bé: [9]

  • Ở mẹ: Sản giật, tổn thương các cơ quan như xuất huyết não, phù phổi, suy thận cấp có thể nguy hiểm đến tính mạng và tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch sau này,
  • Ở thai nhi: Lượng máu được đưa đến nhau thai ít, hạn chế sự tăng trưởng của thai thai trong tử cung, bong nhau non, sinh non, thai chết trong tử cung.

Khi đó, việc điều trị huyết áp trong thai kỳ giúp giảm nguy cơ cho mẹ mà vẫn đảm bảo sự an toàn cho thai nhi mới là yếu tố quyết định. Cần tránh dùng một số thuốc điều trị huyết áp trong thai kỳ:

  • Thuốc ức chế men chuyển (ACE) có thể dẫn đến dị tật ở trẻ như thiểu ối, giảm chức năng thận của thai nhi, vô niệu, suy thận, kém phát triển hộp sọ, thai chậm lớn và thậm chí tử vong. [10]
  • Thuốc ức chế thụ thể angiotensin II làm giảm tưới máu thận, xuất hiện chứng loạn sản thận, suy thận thiểu niệu hoặc vô niệu ở thai nhi, thiểu ối, biến dạng xương hoặc hộp sọ, thiểu sản phổi và tử vong ở thai nhi. [11]

9 tác dụng phụ của thuốc huyết áp thường gặp bạn cần lưu ý

Điều trị huyết áp trong thai kỳ giúp giảm nguy cơ cho mẹ và an toàn cho thai nhi

Cách hạn chế tác dụng phụ của nhóm thuốc huyết áp

Thời gian uống

Thông thường thời điểm dùng thuốc điều trị huyết áp cao là vào buổi sáng. Tuy nhiên, một nghiên cứu đã gợi ý rằng dùng thuốc huyết áp vào ban đêm có thể giúp kiểm soát huyết áp tốt hơn và giảm 45% nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch. [12]

Thử nghiệm liệu pháp thời gian Hygia năm 2020 đã báo cáo rằng những người chuyển thuốc huyết áp từ sáng sang tối đã: [13]

  • Giảm 44% nguy cơ đau tim.
  • Giảm 40% nguy cơ tái thông mạch vành (phẫu thuật mở rộng động mạch vành).
  • Giảm 42% nguy cơ suy tim.
  • Giảm 49% nguy cơ đột quỵ.

Tuy nhiên chỉ định thời gian uống còn phụ thuộc vào tình trạng huyết áp và loại thuốc sử dụng, bạn nên trao đổi với bác sĩ khi có nhu cầu thay đổi thời gian sử dụng thuốc huyết áp từ sáng sang tối để đem lại hiệu quả tối ưu nhất.

9 tác dụng phụ của thuốc huyết áp thường gặp bạn cần lưu ý

Dùng thuốc huyết áp vào ban đêm có thể giúp kiểm soát huyết áp tốt hơn

Phụ nữ có thai hoặc có ý định mang thai

Nếu bạn đang mang thai hoặc có ý định mang thai nhưng nghi ngờ bản thân bị cao huyết áp, hãy đến gặp bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn kỹ hơn về các loại thuốc đang sử dụng cũng như cách kiểm soát huyết áp trong thời kỳ mang thai.

Đồng thời, thay đổi lối sống trước và trong khi mang thai có khả năng cải thiện sức khỏe của mẹ và thai nhi:

  • Thay đổi chế độ ăn uống trước và trong khi mang thai có thể hạn chế tăng cân và cải thiện kết quả huyết áp thai kỳ.
  • Tập thể dục khi mang thai có thể làm giảm khoảng 30% nguy cơ tăng huyết áp thai kỳ và khoảng 40% nguy cơ tiền sản giật. [14]

9 tác dụng phụ của thuốc huyết áp thường gặp bạn cần lưu ý

Đến gặp bác sĩ để được tư vấn và kiểm soát huyết áp trong thai kỳ

Theo dõi lượng đường huyết

Khi sử dụng thuốc hạ áp, oxit nitric được insulin đóng vai trò kiểm soát lượng đường trong máu kích hoạt để mở rộng kích thước của mạch máu và hạ huyết áp. Kết quả là lượng đường trong máu không có insulin để cân bằng và sẽ tăng lên, lâu dài sẽ ảnh hưởng đến mạch máu và để lại nhiều biến chứng trên các cơ quan.

Do đó, trong quá trình sử dụng thuốc điều trị cao huyết áp hoặc sống chung cả tiểu đường và huyết áp, điều quan trọng cần làm là theo dõi chặt chẽ đồng thời cả lượng đường trong máu và huyết áp để tránh gây hại cho bệnh này khi điều trị bệnh còn lại.

9 tác dụng phụ của thuốc huyết áp thường gặp bạn cần lưu ý

Cần theo dõi chặt chẽ đồng thời cả lượng đường trong máu và huyết áp khi sử dụng thuốc

Lưu ý khi dùng thuốc huyết áp

  • Chỉ sử dụng khi được kê đơn bởi bác sĩ vì tình trạng huyết áp tùy thuộc vào cơ địa. Bác sĩ sau khi kiểm tra sẽ chỉ định được loại thuốc điều trị tốt và phù hợp nhất phù hợp với tình trạng sức khỏe của người bệnh.
  • Tái khám, theo dõi tình trạng bệnh theo hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo hiệu quả của thuốc trong suốt quá trình điều trị.
  • Đúng liều, đúng toa thuốc, đúng thời gian để thuốc hoạt động hiệu quả mà giảm nguy cơ tác dụng phụ. Việc tự ý ngưng thuốc có thể dẫn đến tăng huyết áp đột ngột và để lại nguy cơ biến chứng nguy hiểm.

9 tác dụng phụ của thuốc huyết áp thường gặp bạn cần lưu ý

>>>>>Xem thêm: Liều dùng, cách dùng vitamin D

Nên tái khám, theo dõi tình trạng bệnh theo hướng dẫn để đảm bảo hiệu quả điều trị

Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về tác dụng phụ của các loại thuốc điều trị huyết áp cao. Hãy chia sẻ để lan tỏa thông tin này đến mọi người bạn nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *