9 nguyên nhân thiếu máu phổ biến, dễ mắc phải bạn nên biết

Rate this post

Thiếu máu là một bệnh lý rất nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu năng hoạt động của các cơ quan trong cơ thể. Hãy cùng tìm hiểu 9 nguyên nhân thiếu máu thường gặp hiện nay nhé!

Bạn đang đọc: 9 nguyên nhân thiếu máu phổ biến, dễ mắc phải bạn nên biết

Thiếu sắt

Sắt là một trong những thành phần cấu tạo nên huyết sắc tố – là đơn vị chuyên chở oxy. Tình trạng thiếu hụt sắt gây bệnh thiếu máu phổ biến ở các nước chưa phát triển. Người mắc bệnh có thể ở mọi lứa tuổi và mọi giới tính. Đặc biệt, tỉ lệ phụ nữ có thai và trẻ em mắc bệnh thiếu máu do thiếu sắt chiếm số lượng đáng kể. [1]

9 nguyên nhân thiếu máu phổ biến, dễ mắc phải bạn nên biết

Khi bị thiếu máu do thiếu sắt cơ thể sẽ mệt mỏi, chóng mặt và khó thở

Thiếu vitamin

Một nguyên nhân khác gây thiếu máu chính là tình trạng thiếu hụt vitamin, đặc biệt là thiếu vitamin B12 (còn được gọi là cobalamin) và vitamin B9 cần thiết cho sự hình thành tế bào máu.

Thiếu máu hồng cầu to là một bệnh lý xuất hiện khi thiếu hụt vitamin B12 hoặc folate. Triệu chứng bệnh thường liên quan đến đường tiêu hóa là phổ biến, bao gồm tiêu chảy hoặc táo bón (hoặc cả hai), viêm lưỡi, chán ăn và các biểu hiện thần kinh, bao gồm bệnh thần kinh ngoại biên và sự bất thường ở dáng đi.

Thiếu Vitamin B12 thường gặp ở người nghiện rượu, người từng phẫu thuật cắt một phần dạ dày, đây là những đối tượng cần chú ý bổ sung B12.

9 nguyên nhân thiếu máu phổ biến, dễ mắc phải bạn nên biết

Các loại thực phẩm giàu Vitamin B12

Thiếu máu do viêm nhiễm

Viêm nhiễm mạn tính là một trong những nguyên nhân gây thiếu máu. Các yếu tố viêm sẽ ức chế – thay đổi hoạt tính của các hepcidine điều hòa, ảnh hưởng đến quá trình sử dụng sắt trong cơ thể.

Người bệnh thiếu máu do viêm nhiễm mạn tính khi xét nghiệm thường có giảm nồng độ sắt huyết thanh nhung ferritin (sắt dự trữ trong cơ thể) lại bình thường.

Điều này dẫn đến việc hồng cầu sớm bị phá hủy, làm giảm tuổi thọ và gây ra bệnh lý thiếu máu.

9 nguyên nhân thiếu máu phổ biến, dễ mắc phải bạn nên biết

Tình trạng giảm hồng cầu do thiếu máu

Thiếu máu bất sản

Thiếu máu bất sản là tình trạng nghiêm trọng, tủy xương mất hoặc suy giảm mạnh khả năng sản xuất các tế bào máu. Thiếu máu bất sản thường là từ dùng để chỉ sự suy giảm toàn bộ các tế bào máu hơn là tình trạng thiếu máu – thiếu oxy được vận chuyển đơn thuần. Bệnh có hai thể là thể mắc phải và thể di truyền.

Nguyên nhân gây bệnh thiếu máu bất sản di truyền do khiếm khuyết gen, thiếu máu bất sản mắc phải là do các yếu tố ngoại lai (độc tố, chất phóng xạ, asen và chất gây ô nhiễm,…) xâm nhập vào cơ thể làm kích hoạt phản ứng tự miễn (hệ miễn dịch tiêu diệt các tế bào tủy xương khỏe mạnh).

Điều này làm giảm khả năng sản sinh tế bào máu của tủy xương gây ra tình trạng thiếu máu.

9 nguyên nhân thiếu máu phổ biến, dễ mắc phải bạn nên biết

Hình ảnh hồng cầu, tiểu cầu và bạch cầu trong hệ tuần hoàn

Thiếu máu do nhiễm giun sán

Giun sán thường gây thiếu máu do sử dụng các chất dinh dưỡng cho con người ăn vào, đồng thời làm rối loạn tiêu hóa và hấp thu.

Giun sán (đặc biệt là giun móc) là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng thiếu máu. Trong trường hợp nghiêm trọng có thể dẫn đến tử vong do mất máu mãn tính.

Hầu hết người nhiễm giun móc không có biểu hiện rõ ràng. Một số triệu chứng có thể gặp phải như: chán ăn, đau vùng thượng vị hoặc quanh rốn, đau âm ỉ cả lúc no lẫn lúc đói. Hậu quả trầm trọng nhất của nhiễm giun móc là bệnh nhân sẽ bị mất máu và mất các chất dinh dưỡng (đặc biệt là chất đạm).

9 nguyên nhân thiếu máu phổ biến, dễ mắc phải bạn nên biết

Nhiễm giun móc sẽ gây mất máu và mất các chất dinh dưỡng trong cơ thể

Bệnh tủy xương

Bệnh tủy xương là tình trạng bệnh lý giảm sản sinh hoặc bất sản tế bào tủy. Bệnh có thể gặp ở cả nam và nữ, đồng thời thường xuất hiện ở hai nhóm đối tượng: 15-20 tuổi 65-70 tuổi. Một vài nguyên nhân gây bệnh suy tủy xương:

Suy tủy xương bẩm sinh

  • Hội chứng Fanconi: Là một bệnh lý rối loạn hiếm gặp có khả năng gây suy tủy xương.
  • Chứng rối loạn dày sừng bẩm sinh: Những bệnh nhân mắc hội chứng này hầu như đều bị suy tủy xương. [2]
  • Hội chứng Shwachman-Diamond: Cũng là một bệnh do đột biến gen, có thể điều trị bằng cách ghép tế bào gốc phù hợp.

Suy tủy xương thứ phát

  • Do hóa chất: Chì, benzen, thạch tín vô cơ, thuốc trừ sâu DDT, TNT.
  • Do nhiễm virus: Virus Epstein – Barr.

Nguyên nhân khác

  • Suy tủy ở người có thai: Thường gặp ở phụ nữ đang mang thai tháng thứ 4 hoặc những tháng sắp sinh.
  • Suy tủy ở người có u tuyến ức.
  • Suy tủy ở người có tuyến giáp to, sau khi cắt bướu tuyến giáp thì hết suy tủy.

Tìm hiểu thêm: 11 cách tẩy tế bào chết môi tại nhà nàng nên bỏ túi ngay

9 nguyên nhân thiếu máu phổ biến, dễ mắc phải bạn nên biết

Hình ảnh bệnh suy tủy xương

Thiếu máu do bị rong kinh

Rong kinh là hiện tượng thời gian hành kinh kéo dài hơn 1 tuần, máu kinh ra nhiều, lượng máu kinh vượt quá 80ml, máu kinh đông.

Rong kinh kéo dài có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của chị em phụ nữ. Đặc biệt, rong kinh còn dẫn đến tình trạng không có đủ tế bào hồng cầu khỏe mạnh để vận chuyển oxy đi khắp cơ thể.

Vì thế, khi có dấu hiệu rong kinh, chị em phụ nữ cần đi khám bác sĩ chuyên khoa để được khám chẩn đoán chính xác nguyên nhân. Từ đó, bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp điều trị phù hợp, hạn chế dẫn đến tình trạng thiếu máu.

9 nguyên nhân thiếu máu phổ biến, dễ mắc phải bạn nên biết

Rong kinh dẫn đến tình trạng không có đủ tế bào hồng cầu khỏe mạnh để vận chuyển oxy đi khắp cơ thể

Thiếu máu hồng cầu hình liềm

Bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm (còn gọi là bệnh hồng cầu hình liềm) là bệnh rối loạn máu liên quan đến việc sản sinh huyết sắc tố. Đây là một bệnh di truyền, thường gặp ở bệnh nhân gốc Phi. Bệnh lý gây tắc mạch và tan máu, dẫn đến các cơn đau đột ngột thường xuyên.

9 nguyên nhân thiếu máu phổ biến, dễ mắc phải bạn nên biết

Bệnh thiếu máu hồng cầu lưỡi liềm di truyền từ cha/mẹ sang con

Chứng thiếu máu Địa Trung Hải

Thalassemia (Chứng thiếu máu Địa Trung Hải) là một nhóm các bệnh thiếu máu tán huyết di truyền hồng cầu nhỏ, đặc trưng bởi sự khiếm khuyết trong tổng hợp huyết sắc tố (Hb). Bệnh thalassemia có hai loại: Alpha-thalassemia và Beta-thalassemia.

Căn bệnh này thường được phát hiện khi còn bé hoặc điện di Hb có thể xác định mức độ. Một số triệu chứng của bệnh thường gặp gồm: tăng sinh tùy xương, lách to, thừa sắt.

9 nguyên nhân thiếu máu phổ biến, dễ mắc phải bạn nên biết

Bệnh nhân mắc bệnh thalassemia

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Các dấu hiệu cần gặp bác sĩ

Nếu bạn có các dấu hiệu thiếu máu sau đây hãy đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị. Các triệu chứng như:

  • Giảm khả năng tập trung.
  • Mệt mỏi.
  • Đau thắt ngực.
  • Ngất.
  • Giảm khả năng gắng sức.
  • Chóng mặt (đặc biệt khi thay đổi tư thế).
  • Tim nhanh (hồi hộp).
  • Hoa mắt.
  • Nhức đầu.
  • Ù tai.
  • Rụng tóc.

9 nguyên nhân thiếu máu phổ biến, dễ mắc phải bạn nên biết

>>>>>Xem thêm: 9 cách trị mụn đầu đen tại nhà đơn giản, hiệu quả bạn nên biết

Đến gặp bác sĩ khi có những biểu hiện trên

Chẩn đoán

Thiếu máu do thiếu sắt

  • Tổng phân tích tế bào máu ngoại vi (độ rộng phân bố hồng cầu – RDW), sắt huyết thanh, ferritin huyết thanh, transferrin, hồng cầu lưới và tiêu bản máu ngoại vi.

Thiếu máu do thiếu vitamin

  • Tế bào máu ngoại vi, chỉ số hồng cầu, hồng cầu lưới và tiêu bản máu ngoại vi.
  • Kiểm tra nồng độ vitamin B12 và folate.

Xét nghiệm nồng độ vitamin B12 () hoặc folate () sẽ chẩn đoán là thiếu hụt.

Thiếu máu do viêm nhiễm

  • Tổng phân tích tế bào máu ngoại vi và sắt huyết thanh, ferritin (protein dự trữ sắt), transferrin(protein vận chuyển sắt), và số lượng hồng cầu lưới.
  • Triệu chứng và dấu hiệu của bệnh nền.

Nồng độ ferritin huyết thanh () ở bệnh nhân bị viêm.

Thiếu máu bất sản

  • Công thức máu và hồng cầu lưới.
  • Xét nghiệm tủy xương.

Thiếu máu bất sản nghiêm trọng được xác định bởi tủy xương với

  • Số lượng bạch cầu trung tính tuyệt đối ().
  • Số lượng hồng cầu lưới tuyệt đối ().
  • Số lượng tiểu cầu ().

Bệnh suy tủy xương

  • Sinh thiết tủy xương.

Thiếu máu tán huyết tự miễn

  • Xét nghiệm kháng globulin trực tiếp (Coombs trực tiếp).
  • Quan sát tiêu bản máu ngoại vi, số lượng hồng cầu lưới, LDH.

Thiếu máu hồng cầu hình liềm và Chứng thiếu máu Địa Trung Hải

  • Xét nghiệm DNA (chẩn đoán trước sinh).
  • Tiêu bản máu ngoại vi.
  • Điện di Hemoblobin.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *