Đau gót chân là tình trạng rất phổ biến hiện nay, không những khiến bạn cảm thấy khó chịu mà còn hạn chế khả năng vận động của bạn trong cuộc sống hằng ngày. Cùng Kenshin tìm hiểu đau gót chân và những nguyên nhân của nó nhé!
Bạn đang đọc: Bị đau gót chân là bệnh gì? 12 nguyên nhân đau gót chân bạn không thể bỏ qua
Contents
- 1 Viêm gân gót
- 2 Viêm bao hoạt dịch
- 3 Các bệnh gây viêm khớp mạn tính
- 4 Bệnh Sever
- 5 Có vết bầm ở xương
- 6 Viêm cân gan chân
- 7 Gai gót chân
- 8 Đau thần kinh tọa
- 9 Hội chứng đường hầm cổ chân
- 10 Bẫy thần kinh gan chân trong và ngoài
- 11 Đứt dây chằng gót chân
- 12 Gãy xương gót chân
- 13 Các yếu tố làm tăng nguy cơ đau gót chân
Viêm gân gót
Viêm gân gót chân là tình trạng gân Achilles hoạt động quá mức dẫn đến bị quá tải về lực chịu và trọng lực gây nên những tổn thương nghiêm trọng ở vùng gót chân. Viêm gân gót chân thường xảy ra đối với người hay vận động ở cường độ cao như tập thể dục quá sức hay các vận động viên.
Viêm gân gót thường xuất hiện ở những người vận động cường độ cao
Viêm bao hoạt dịch
Viêm bao hoạt dịch xảy ra khi các túi chứa đầy dịch được gọi là bao hoạt dịch sưng lên. Chức năng của các túi này là để làm đệm cho phần khớp, cho phép các chất lỏng di chuyển. Cảm giác bầm tím phía sau gót chân là một trong những dấu hiệu cho thấy bạn có thể bị viêm bao hoạt dịch. Viêm bao hoạt dịch xảy ra sau một khoảng thời gian bạn hoạt động quá nhiều và khiến đôi chân của bạn có nhiều tổn thương.
Bao hoạt dịch sưng lên là dấu hiệu của viêm bao hoạt dịch
Các bệnh gây viêm khớp mạn tính
Tình trạng viêm và kích ứng mạn tính còn được gọi là biến dạng Haglund gây ra một vết sưng xương mở rộng (gọi là vết sưng bơm) hình thành phía sau gót chân.
Mang giày cao gót hoặc các đôi giày có đế tương đối cao có thể khiến các vết sưng tấy hơn và cơn đau trở nên nghiêm trọng hơn. Bạn có thể sử dụng các loại miếng dán giảm đau cơ xương khớp để hỗ trợ giảm đau khi cần.
Mang giày cao gót thường xuyên khiến gót chân sưng và đau hơn
Bệnh Sever
Trong quá trình phát triển của trẻ, do bàn chân có dạng hình phẳng nên sẽ rất dễ chịu một áp lực lớn và tổn thương khi trẻ lớn quá nhanh. Vùng xương gót chân lúc này sẽ trở nên cứng hơn và khi trẻ vận động sẽ tạo ra một áp lực đè lên gót chân và làm cho xương này bị tổn thương.
Khi mắc bệnh Sever, trẻ có thể đau một hoặc cả hai gót chân, đặc biệt trẻ cảm thấy đau khi bắt đầu luyện tập một môn thể thao hay vận động cơ thể. Cảm giác đau sẽ tăng dần lên khi trẻ đứng trên đầu ngón chân hay vặn mình. [1]
Bệnh sever thường xuất hiện ở trẻ em khi chúng lớn quá nhanh gây áp lực lớn lên chân
Có vết bầm ở xương
Khi giẫm phải một vật cứng, sắc nhọn có thể làm bầm lớp đệm mỡ dưới gót chân. Bạn sẽ cảm thấy gót chân mềm hơn khi đi bộ và hầu như vết bầm này rất khó thấy. Vết bầm này gây đau dọc theo mặt sau của gót chân và thậm chí là cả mặt dưới và mặt bên gây đau nhức và bất tiện trong việc đi lại.
Vết bấm ở xương gót chân thường rất khó nhận ra
Viêm cân gan chân
Tính đến thời điểm hiện tại, viêm cân gan chân là nguyên nhân hàng đầu gây ra đau gót chân. Tình trạng xảy ra khi các mô liên kết chạy dọc theo lòng bàn chân bị rách hoặc giãn ra.
Những người hay vận động nhiều như chạy và nhảy có khả năng cao phát triển trình trạng viêm cân gan chân. Máy chạy bộ và các bề mặt cứng để tập thể dục hoặc làm việc là những nguyên nhân xúc tác tạo nên tình trạng viêm cân gan chân.
Viêm cân gan chân là nguyên nhân hàng đầu gây ra đau gót chân
Gai gót chân
Viêm cân gan chân mạn tính có thể gây ra sự phát triển của xương ở gót chân gây ra tình trạng gai gót chân hình thành trên xương gót chân. Gai gót chân thường không đau, tuy nhiên một số trường hợp vẫn cảm thấy đau khi được thông báo họ bị gai gót chân.
Tìm hiểu thêm: Bánh ướt bao nhiêu calo? Ăn bánh ướt có mập không? Cách ăn giảm cân
Viêm cân gan chân mãn tính có thể gây ra gai gót chân
Đau thần kinh tọa
Đau gót chân do đau thần kinh tọa là kết quả của áp lực lên rễ thần kinh L5-S1, đây là rễ thần kinh cung cấp sự phân chia thần kinh cho đùi sau, các cơ mông và chân. Rễ thần kinh này cũng chịu trách nhiệm về phản ứng của lòng bàn chân.
Khi bị đau thần kinh tọa, các cơn đau nhói sẽ lan xuống mông, mặt sau của đùi, cẳng chân và dần về phía gót chân bởi dây thần kinh tọa chi phối rất nhiều các nhóm cơ trong suốt quá trình hoạt động của cơ thể.
Đau thần kinh tọa dần sẽ lan xuống chân khiến gót chân của bạn đau hơn
Hội chứng đường hầm cổ chân
Hội chứng đường hầm cổ chân Tarsal là tình trạng đau dọc theo đường đi của dây thần kinh chày sau và đây là kết quả của sự chèn ép dây thần kinh trong đường hầm cổ chân.
Biểu hiện của tình trạng này có thể được mô tả thành những cơn đau chân kèm theo cảm giác ngứa quanh lòng bàn chân và phần giữa của gót chân. Các triệu chứng thường trầm trọng hơn khi hoạt động quá sức và vận động khi cơ thể đang mệt và cần nghỉ ngơi.
Hội chứng Tarsal dễ xuất hiện khi vận động trong tình trạng cơ thể đang cần nghỉ ngơi
Bẫy thần kinh gan chân trong và ngoài
Nhánh đầu tiên của dây thần kinh gan chân bên bị chèn ép được cho là nguyên nhân gây ra đau gót chân. Sự chèn ép này thường xảy ra giữa cơ mu bàn chân và cơ quadratus plantae khiến bệnh nhân có cảm giác nóng rát ở mặt lòng bàn chân.
Cảm giác khó chịu này càng trầm trọng hơn khi cơ thể hoạt động hằng ngày và thậm chí kéo dài cả khi cơ thể đang nghỉ ngơi.
Nhánh đầu tiên của dây thần kinh gan chân bên bị chèn ép được cho là nguyên nhân gây ra đau gót chân
Đứt dây chằng gót chân
Đứt dây chằng gót chân là nguyên nhân hiếm gặp gây đau gót chân. Bệnh nhân sẽ đau dữ dội ở vòm sau gót chân khi có các tổn thương vật lý.
Bệnh nhân cũng sẽ cảm thấy cơn đau rất trầm trọng khi sờ vào cân gan chân. Điều này khiến dáng đi khập khiễng và ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống của chúng ta.
Vỡ dây chằng gót chân là nguyên nhân hiếm gặp gây đau gót chân
Gãy xương gót chân
Đau gót chân cấp tính do gãy xương gót chân có thể gây ra các triệu chứng liên quan đến viêm cân gan chân. Nguyên nhân là do sự gia tăng đột ngột của các hoạt động thể thao hằng ngày hoặc các hoạt động khác buộc phải đi lại nhiều.
Bệnh nhân khi bị gãy xương gót cho biết họ có những cơn đau dữ dội từ việc xương gót chân bị gãy và chèn ép.
Gãy xương gót chân gây ra những cơn đau dữ dội
Các yếu tố làm tăng nguy cơ đau gót chân
Bất cứ hoạt động nào gây áp lực lên bàn chân của bạn đều có thể gây ra đau gót chân. Cách bạn đi bộ và hình dáng bàn chân của mỗi người cũng là những yếu tố liên quan đến đau gót chân.
Tình trạng đau gót chân có thể gia tăng nếu bạn:
- Thừa cân (béo phì).
- Bị viêm khớp bàn chân và mắt cá chân.
- Cấu trúc bàn chân phẳng hoặc vòm bàn chân cao.
- Chạy hoặc nhảy quá nhiều trong lúc tập thể thao.
- Dành quá nhiều thời gian đứng, đặc biệt là trên các vật cứng như sàn bê tông.
- Mang giày không vừa vặn và không có đệm.
>>>>>Xem thêm: Thương hiệu Pulse của nước nào? Có tốt không? Các dòng sản phẩm nổi bật
Mang giày không vừa vặn dễ dẫn đến đau gót chân
Kenshin vừa chia sẻ với bạn các nguyên nhân gây ra đau gót chân trong cuộc sống hằng ngày. Hy vọng sẽ giúp ích được các bạn tránh được tình trạng đau gót chân khi sinh hoạt và nếu có bất kỳ thắc mắc nào hãy để lại bình luận bên dưới nhé!
Nguồn: Mayo Clinic, Heel Pain, AAFP