Vitamin C là một trong số 13 loại vitamin cần thiết cho cơ thể. Chúng có tác dụng chống viêm, chống oxy hóa tương đối hiệu quả. Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây để biết serum vitamin C có tác dụng gì với da mặt và lưu ý khi sử dụng sản phẩm này nhé!
Bạn đang đọc: Serum Vitamin C có tác dụng gì với da mặt? Lưu ý khi dùng vitamin C
Vitamin C là chất chống oxy hóa mạnh và giúp duy trì sự khỏe mạnh của da
Contents
- 1 Tác dụng của vitamin C với làn da
- 1.1 Dưỡng ẩm cho da
- 1.2 Làm sáng da
- 1.3 Giảm thâm đỏ và làm đều màu da
- 1.4 Giúp điều trị tăng sắc tố
- 1.5 Giúp giảm quầng thâm mắt
- 1.6 Thúc đẩy sản sinh collagen
- 1.7 Ngăn ngừa da chảy xệ, nếp nhăn
- 1.8 Bảo vệ da trước ánh nắng mặt trời
- 1.9 Giúp làm dịu vết cháy nắng
- 1.10 Hỗ trợ làm lành vết thương
- 1.11 Tăng cường hàng rào bảo vệ da
- 2 Tác dụng phụ của vitamin C
- 3 Cách dùng vitamin C cho da
- 4 Lưu ý khi dùng vitamin C cho da
Tác dụng của vitamin C với làn da
Dưỡng ẩm cho da
Vitamin C thẩm thấu qua da tốt nhất dưới dạng axit ascorbic. Nó làm giảm sự mất nước dưới biểu bì và tạo môi trường ẩm mượt cho da.
Ngoài ra, serum vitamin C còn giúp tăng cường chức năng hàng rào bảo vệ da.[1]
Vitamin C giúp giảm mất nước và duy trì độ ẩm cho da
Làm sáng da
Vitamin C có thể ức chế quá trình tăng sinh melanin (sắc tố tạo nên màu da) quá mức. Do đó, nó giúp làm mờ các vết thâm, giảm sự xỉn màu và làm sáng da.
Hoạt chất vitamin C còn rất cần thiết cho chuyển hóa chất trong cơ thể, nuôi dưỡng làn da sáng hồng mịn màng.[1]
Vitamin C ức chế quá trình tăng sinh melanin và làm mờ vết thâm
Giảm thâm đỏ và làm đều màu da
Vitamin C là chất chống oxy hóa mạnh, nó làm giảm thiểu sự hình thành các gốc tự do gây nên phản ứng viêm trong cơ thể.
Nhờ đó vitamin C giúp giảm mẩn đỏ và tạo nên làn da đều màu hơn.[1]
Vitamin C giúp giảm mẩn đỏ và đều màu da hơn
Giúp điều trị tăng sắc tố
Chứng tăng sắc tố xảy ra khi melanin tăng sinh quá mức ở một số vùng da gây ra nám, đồi mồi. Vitamin C có tác dụng ức chế tăng sinh melanin bằng cách giảm hoạt động của enzyme tyrosinase.
Enzyme này thường được sử dụng để điều trị tăng sắc tố trên da hoặc tăng sinh melanin ở nướu. [1]
Sử dụng vitamin C giúp điều trị chứng tăng sắc tố
Giúp giảm quầng thâm mắt
Vitamin C giúp làm giảm sự tổn thương từ gốc tự do và cải thiện tuần hoàn máu, làm giảm quầng thâm.
Nó còn giúp củng cố cấu trúc da, làm giảm sự xuất hiện của mao mạch, giúp làm cho vùng da này sáng và tươi trẻ hơn.[1]
Vitamin C giúp cải thiện tuần hoàn máu và làm giảm quầng thâm mắt
Thúc đẩy sản sinh collagen
Collagen là một loại protein tự nhiên giảm đi theo thời gian, thiếu collagen sẽ gây ra các nếp nhăn trên da. Vitamin C có khả năng kích thích sản xuất collagen thông qua việc hỗ trợ quá trình tổng hợp collagen.
Vitamin C là yếu tố quan trọng cho hai enzyme liên quan đến tổng hợp collagen: Prolyl hydroxylase giúp ổn định cấu trúc collagen và lysyl hydroxylase hỗ trợ độ bền cho collagen.[1]
Vitamin C thúc đẩy sản sinh collagen
Ngăn ngừa da chảy xệ, nếp nhăn
VIệc kích thích sản xuất collagen liên quan chặt chẽ đến độ đàn hồi và săn chắc của da. Khi mức collagen giảm, da có thể trở nên chảy xệ.
Sử dụng serum vitamin C có thể kích thích sản xuất collagen, giúp làm săn chắc da, giảm sự chảy xệ, làm cho làn da trông thon gọn hơn.[1]
Vitamin C giúp da giảm chảy xệ và trông thon gọn hơn
Bảo vệ da trước ánh nắng mặt trời
Tia tử ngoại (UV) từ ánh nắng mặt trời có thể gây tổn hại cho da bằng cách tạo ra các gốc tự do. Những gốc tự do này có khả năng tấn công các tế bào da, gây tổn thương và lão hóa da.
Tuy nhiên, với tính chất chống oxy hóa, vitamin C có thể giúp bảo vệ da khỏi sự tổn hại của các gốc tự do này bằng cách cung cấp điện tử cho các gốc tự do và làm cho chúng trở nên vô hại.[1]
Vitamin C giúp giảm tác động trên da do ánh nắng mặt trời
Giúp làm dịu vết cháy nắng
Sử dụng vitamin C cùng vitamin E và các hợp chất khác trên da đã được chứng minh giúp giảm tổn thương do tia cực tím (hay còn gọi là cháy nắng).
Sự kết hợp này cũng làm giảm tình trạng viêm do tiếp xúc với tia cực tím quá mức.[1]
Sự kết hợp giữa vitamin C và vitamin E giúp làm dịu vết cháy nắng
Hỗ trợ làm lành vết thương
Bôi vitamin C tại chỗ tăng tốc độ chữa lành vết thương và giảm nguy cơ viêm, nhiễm trùng và sẹo. Bổ sung vitamin C tăng cường chống oxy hóa trong cơ thể và da, thúc đẩy quá trình chữa lành và phát triển da.[1]
Tìm hiểu thêm: 8 lợi ích của astaxanthin đối với sức khỏe làn da bạn nên biết
Bôi vitamin C tại chỗ tăng tốc độ chữa lành vết thương
Tăng cường hàng rào bảo vệ da
Tương tự như khả năng chống lại tác hại của ánh nắng mặt trời, vitamin C cũng giúp bảo vệ da khỏi các tác nhân gây hại từ môi trường. Sử dụng vitamin C sẽ giúp bảo vệ làn da khỏi ô nhiễm.[2]
Sử dụng vitamin C sẽ giúp bảo vệ làn da khỏi ô nhiễm
Tác dụng phụ của vitamin C
Mặc dù vitamin C là một chất dinh dưỡng quan trọng và có nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ khi sử dụng ở một số trường hợp.
Một số người có thể phản ứng dị ứng với vitamin C, dẫn đến nổi mẩn, ngứa và sưng da.[3]
Một số người có thể bị dị ứng khi sử dụng vitamin C
Cách dùng vitamin C cho da
Trước khi sử dụng vitamin C
Để đạt được hiệu quả khi sử dụng vitamin C, bạn cần thực hiện 2 bước sau:
- Làm sạch: Loại bỏ cặn bẩn trên mặt giúp tránh tắc nghẽn lỗ chân lông, giúp vitamin C hoạt động một cách tốt nhất.
- Thoa toner: Bước này giúp loại bỏ bụi bẩn còn sót lại, mở lỗ chân lông để vitamin C thẩm thấu vào da dễ dàng hơn.[4]
Trong khi sử dụng vitamin C
Khi sử dụng vitamin C, bạn nên bổ sung thêm hai sản phẩm dưới đây:
- Kem dưỡng ẩm: Giúp giữ vitamin C bên trong da lâu hơn, cho da được nuôi dưỡng, giữ ẩm và tươi trẻ.
- Kem chống nắng: Serum vitamin C thường được sử dụng vào buổi sáng, hãy sử dụng kem chống nắng kết hợp với vitamin C để bảo vệ da khỏi tác động của ánh nắng mặt trời.[4]
Lưu ý khi dùng vitamin C cho da
Cách chọn sản phẩm vitamin C cho da
Một số yếu tố bạn cần xem xét để chọn serum vitamin C phù hợp với làn da như:
- Thành phần phù hợp: Bạn nên tìm sản phẩm có chứa “axit ascorbic” hoặc “axit L-ascorbic”, đó là loại vitamin C được bào chế đặc biệt phù hợp với làn da.
- Nồng độ 10% – 20%: Các loại serum vitamin C dưới 10% axit ascorbic sẽ lâu mang lại những lợi ích mong muốn, nhưng nồng độ cao hơn 20% có thể gây kích ứng da nghiêm trọng.
- Chai tối màu: Vitamin C nhạy cảm với ánh nắng mặt trời, nhiệt và ánh sáng, do đó, hãy tìm sản phẩm được đóng gói trong chai kính tối màu hoặc chai kính có lớp che màu.[5]
Bạn nên lựa chọn serum vitamin C được đóng gói trong chai tối màu
Bổ sung thêm vitamin C từ thực phẩm, qua đường uống
Bổ sung vitamin C từ thực phẩm và đường uống có thể giúp duy trì sự cân bằng dinh dưỡng và hỗ trợ sức khỏe tổng thể. Dưới đây là một số cách để bổ sung vitamin C vào chế độ ăn uống của bạn:
- Thực phẩm giàu vitamin C: Các loại thực phẩm giàu vitamin C là nguồn chính để bổ sung chất này. Cam, chanh, quýt, dâu tây, cải bắp, cà chua, ớt, và cải xanh cũng là các nguồn cung cấp vitamin C.
- Qua đường uống: Vitamin C đi qua hệ tiêu hóa có thể hấp thu khoảng 70 – 90% tương đương với 30 – 180 mg/ngày.
- Qua da: Vitamin C đi qua lớp biểu bì đến các lớp bên dưới da kém hơn so với đường uống. Vitamin C 20% có khả năng hấp thu qua da tốt nhất.[6]
Nhu cầu vitamin C hàng ngày của người trưởng thành nằm trong khoảng 65 – 90mg và nên được cung cấp chủ yếu từ các nguồn thực phẩm. Tuy nhiên, lượng vitamin C cần thiết thực sự sẽ phụ thuộc vào độ tuổi, giới tính.
- Trẻ từ 0 – 6 tháng tuổi: Khoảng 40 mg/ngày.
- Trẻ từ 7 – 12 tháng tuổi: Khoảng 50 mg/ngày.
- Trẻ từ 1 – 3 tuổi: Khoảng 15 mg/ngày.
- Trẻ từ 4 – 8 tuổi: Khoảng 25 mg/ngày.
- Trẻ từ 9 – 14 tuổi: Khoảng 45 mg/ngày.
- Người từ 14 – 18 tuổi: Khoảng 65 mg/ngày (nữ) và 75 mg/ngày (nam).
- Người từ 19 tuổi trở lên: Khoảng 75 mg/ngày (nữ) và 90 mg/ngày (nam).
- Phụ nữ mang thai: Khoảng 80 – 85 mg/ngày.
- Phụ nữ đang cho con bú: Khoảng 115 – 120 mg/ngày.[7]
Cam, quýt, cà chua là nguồn bổ sung vitamin C chính cho cơ thể
Thường xuyên dùng kem chống nắng
Khác với hydroxy axit hoặc retinol, vitamin C không dễ làm da bị cháy nắng. Tuy nhiên, da mặt đang sử dụng vitamin C nồng độ cao có thể bị tổn thương khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời.
Vì vậy khi sử dụng vitamin C, việc bảo vệ da khỏi tia UVA/UVB phổ rộng là rất quan trọng. Bạn nên kết hợp với kem chống nắng có chỉ số SPF tối thiểu là 30 cùng vitamin C để giúp bảo vệ da hiệu quả hơn.[8]
Kem chống nắng giúp da ít bị tổn thương khi đang dùng vitamin C
Các thành phần nên và không nên kết hợp với vitamin C
Một số thành phần có thể kết hợp cùng vitamin C:
- Vitamin E: Khi kết hợp vitamin E và C, chúng tạo thành một hiệu quả chống oxy hóa mạnh hơn, giúp giảm thiểu tổn hại từ các gốc tự do và giữ cho làn da khỏe mạnh và tươi trẻ hơn.
- Ferulic acid: Khi kết hợp vitamin C và ferulic acid giúp tăng cường hiệu quả chống lại tổn hại từ ánh sáng mặt trời và gốc tự do, giúp bảo vệ làn da khỏi lão hóa và tác động tiêu cực của môi trường.
- Hyaluronic acid (HA): Khi kết hợp, hai chất này giúp cải thiện độ đàn hồi, giảm nếp nhăn, và làm mờ các dấu hiệu lão hóa, đồng thời nuôi dưỡng và làm mềm da, mang lại cho bạn làn da mịn màng, tươi trẻ hơn.
- Panthenol (Vitamin B5): Hoạt chất này có có khả năng khôi phục hàng rào tự nhiên của da và làm dịu, tăng cường sức đề kháng cho da. Nhờ đó, da có khả năng hấp thụ vitamin C một cách hiệu quả.
Một số thành phần nếu kết hợp với vitamin C có thể gây hại như:
- Retinoids: Vitamin C và retinoids có thể tương tác hóa học khi tiếp xúc trực tiếp, làm giảm tính chất hoạt tính của cả hai chất và làm giảm hiệu quả của chúng trên da.
- Benzoyl peroxide: Đây là một chất oxy hóa mạnh có khả năng tiêu diệt vi khuẩn gây mụn trên bề mặt da. Khi kết hợp sử dụng hoạt chất này, vitamin C sẽ bị oxy hóa và mất đi các công dụng làm đẹp mà nó có
- Niacinamide: Không nên kết hợp vitamin C và niacinamide vì chúng có thể tương hợp với nhau và làm giảm hiệu quả của nhau. Điều này có thể gây kích ứng da và làm giảm tác dụng của cả hai thành phần trên da.
- AHA, BHA: Cả hai hoạt chất vitamin C và AHA/BHA đều có khả năng tẩy tế bào chết. Tuy nhiên, khi sử dụng cùng lúc vitamin C và AHA/BHA, da có thể bị tẩy quá mức, gây kích ứng, đặc biệt là đối với da nhạy cảm.
- Azelaic acid: Không nên kết hợp vitamin C và azelaic acid vì chúng có thể gây tương tác với nhau và làm giảm hiệu quả của cả hai hoạt chất. Điều này có thể gây kích ứng da và làm mất tính chất chống oxy hóa của vitamin C, cũng như làm giảm hiệu quả điều trị mụn của azelaic acid.[9]
Sự phối hợp giữa retinol và vitamin C làm giảm hiệu quả của chúng trên da
Ai không nên dùng vitamin C cho da?
Trẻ em không nên sử dụng vitamin C cho việc chăm sóc da. Bên cạnh đó, người có làn da nhạy cảm nên hết sức cẩn trọng khi sử dụng các sản phẩm chứa vitamin C.
Nếu muốn sử dụng, trước tiên bạn nên thử một lượng nhỏ trên cánh tay trước khi thoa lên mặt. Bạn chỉ nên sử dụng sản phẩm này với tần suất vừa phải, tối đa là 1 lần/ngày.[10]
Trẻ em không nên sử dụng vitamin C cho việc chăm sóc da
Lưu ý khi bảo quản vitamin C
Để giữ cho vitamin C không bị oxy hoá, hư hỏng, khi sử dụng, bạn nên chú ý những điều sau:
- Cất trong không gian tối và mát mẻ như tủ lạnh để hạn chế quá trình oxy hóa.
- Quan sát hạn sử dụng và bỏ nếu sản phẩm quá hạn.
- Đậy chặt nắp sản phẩm sau khi sử dụng để giữ cho vitamin C không tiếp xúc với không khí.
- Chọn bao bì phù hợp để bảo vệ vitamin C – tránh chai trong suốt để bảo vệ khỏi tác động của tia cực tím.[11]
Bảo quản serum vitamin C trong tủ lạnh để tránh bị oxy hóa
Quan sát màu sắc sản phẩm
Serum vitamin C có màu vàng khi ở nồng độ cao và khi bị oxy hóa, màu sắc sẽ chuyển sang màu nâu/cam. Sản phẩm vitamin C đã đổi màu không còn hiệu quả và không nên sử dụng trên da.
Để bảo quản serum vitamin C, nên chọn bao bì tối màu và tránh tiếp xúc với ánh sáng và không khí trong thời gian dài.[12]
>>>>>Xem thêm: Uống nước gì tốt cho xương khớp? 8 loại đồ uống giúp xương chắc khỏe
Serum vitamin C đã bị oxy hóa không còn mang lại hiệu quả
Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn giải đáp băn khoăn liệu vitamin C có tác dụng gì với da mặt. Dù da của bạn là loại nào, khi quyết định bổ sung loại vitamin này vào quy trình chăm sóc da, hãy tham vấn ý kiến bác sĩ da liễu để đảm bảo hiệu quả tối ưu và an toàn nhé!