Bệnh Whitmore có lây không? Con đường lây lan và biện pháp phòng ngừa

Rate this post

Bệnh Whitmore là một bệnh nhiễm khuẩn nguy hiểm, có khả năng gây tử vong. Vậy bệnh Whitmore có lây không, con đường lây truyền là gì, làm thế nào để phòng bệnh hiệu quả? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Bạn đang đọc: Bệnh Whitmore có lây không? Con đường lây lan và biện pháp phòng ngừa

Whitmore là gì?

Bệnh Whitmore là một bệnh nhiễm trùng có liên quan đến vi khuẩn ăn thịt người Burkholderia pseudomallei. Loại khuẩn này thường sống trong đất và nước bị ô nhiễm, xâm nhập vào cơ thể qua các vết thương hở trên da, đường hô hấp hoặc đường tiêu hóa.

Triệu chứng của bệnh Whitmore không rõ ràng, thường dễ bị nhầm lẫn với các bệnh nhiễm trùng khác như áp xe, quai bị, viêm,… Whitmore gây nhiễm trùng tại da, phổi, máu hoặc nhiều nơi cùng một lúc. Đây là một căn bệnh rất nguy hiểm, có tỉ lệ tử vong cao ở bệnh nhân có bệnh lý nền. [1]

Bệnh Whitmore có lây không? Con đường lây lan và biện pháp phòng ngừa

Whitmore là bệnh nhiễm trùng liên quan đến vi khuẩn sống trong đất, nước bị ô nhiễm

Con đường lây truyền

Vi khuẩn Burkholderia pseudomallei xâm nhập vào cơ thể thông qua 3 con đường chính như sau:

  • Lây qua da: khi các vết thương hở trên da tiếp xúc với đất và nước bị ô nhiễm.
  • Lây qua đường hô hấp: hít phải bụi đất hoặc giọt nước bị nhiễm khuẩn lơ lửng trong không khí.
  • Lây qua đường tiêu hóa: ăn uống thực phẩm bị nhiễm khuẩn.

Bệnh Whitmore hiếm khi lây truyền từ người sang người, trừ khi tiếp xúc trực tiếp với máu hoặc dịch cơ thể của người bệnh. [2]

Bệnh Whitmore có lây không? Con đường lây lan và biện pháp phòng ngừa

Bệnh Whitmore lây truyền qua vết thương hở trên da, qua đường hô hấp và đường tiêu hóa

Whitmore có lây không?

Cả người và động vật đều có nguy cơ mắc bệnh Whitmore. Tuy nhiên hiện nay chưa có bằng chứng nào cho thấy vi khuẩn B. pseudomallei lây truyền từ người sang người hoặc từ động vật sang người.

Whitmore là một bệnh hiếm gặp và không lan rộng thành dịch. Các trường hợp mắc bệnh chủ yếu được ghi nhận tại Úc và khu vực Đông Nam Á. [3]

Bệnh Whitmore có lây không? Con đường lây lan và biện pháp phòng ngừa

Bệnh Whitmore không lây truyền từ người sang người

Thời điểm bệnh Whitmore bùng phát

Bệnh Whitmore thường gặp ở khu vực Đông Nam Á và Bắc Úc, đặc biệt là vào mùa mưa. Tình trạng tăng đột biến số lượng ca mắc Whitmore trong khoảng thời gian từ tháng 9 – 11 (mùa mưa) tại Việt Nam tương đồng với kết quả nghiên cứu ở các vùng dịch bệnh khác trên thế giới.

Sau mùa mưa lũ, vệ sinh môi trường tại các khu dân cư bị ô nhiễm, việc này đã tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Đa số những ca mắc bệnh Whitmore là đối tượng nông dân trong độ tuổi từ 50 – 70 tuổi.

Tuy bệnh không lan thành dịch nhưng thường diễn tiến nặng, đặc biệt ở những người có bệnh lý nền. Do đó, người dân cần nâng cao ý thức phòng bệnh và nhân viên y tế nên cảnh giác để chẩn đoán cũng như điều trị bệnh đúng cách, kịp thời. [4] [5] [6]

Tìm hiểu thêm: Đau mắt đỏ nhỏ thuốc gì? Các loại thuốc dùng trong điều trị đau mắt đỏ

Bệnh Whitmore có lây không? Con đường lây lan và biện pháp phòng ngừa

Số người mắc bệnh Whitmore thường tăng đột biến vào mùa mưa (tháng 9 – 11)

Đối tượng dễ nhiễm vi khuẩn Whitmore

Bất kỳ đối tượng nào cũng có nguy cơ nhiễm vi khuẩn Whitmore, tuy nhiên có một số người sẽ dễ bị mắc bệnh hơn như:

  • Người bị tiểu đường.
  • Người mắc bệnh về gan, thận.
  • Người mắc bệnh phổi mãn tính như u xơ nang, giãn phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD).
  • Người mắc bệnh thalassemia.
  • Người bị ung thư, dùng thuốc ức chế miễn dịch, nghiện rượu. [7]

Bệnh Whitmore có lây không? Con đường lây lan và biện pháp phòng ngừa

Người có bệnh lý nền dễ nhiễm vi khuẩn Whitmore hơn

Biện pháp phòng ngừa nhiễm khuẩn Whitmore

Để ngăn ngừa nhiễm khuẩn Whitmore, bạn nên thực hiện các biện pháp phòng ngừa như sau:

  • Giữ gìn vệ sinh cá nhân: thường xuyên rửa tay với xà phòng và nước sạch để diệt khuẩn.
  • Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm: ăn chín uống sôi; không giết mổ hay ăn thịt động vật, gia súc, gia cầm có dấu hiệu bị bệnh.
  • Hạn chế tiếp xúc với nguồn ô nhiễm: không nên tắm gội, bơi lội tại các khu vực sông hồ bị ô nhiễm.
  • Sử dụng đồ bảo hộ cá nhân: đeo giày, ủng, gang tay khi phải tiếp xúc với bùn đất và nước bẩn.
  • Người có vết thương hở, người có bệnh lý nền: tránh tiếp xúc với đất, nước có khả năng bị ô nhiễm, đồng thời thực hiện các biện pháp điều trị phù hợp để tránh bị viêm, nhiễm trùng… [8]

Bệnh Whitmore có lây không? Con đường lây lan và biện pháp phòng ngừa

>>>>>Xem thêm: Bị gãy xương kiêng ăn gì? 9 thực phẩm nên tránh khi bị gãy xương bạn nên biết

Bạn nên sử dụng đồ bảo hộ lao động khi phải tiếp xúc với bùn đất và nước bẩn

Bệnh Whitmore không lây từ người sang người, nguyên nhân mắc bệnh là do tiếp xúc với nguồn đất và nước bị ô nhiễm. Vì vậy, chúng ta nên giữ gìn vệ sinh môi trường xung quanh thật tốt và cần sử dụng đồ bảo hộ lao động khi tiếp xúc với đất, nước nhiễm bẩn để bảo vệ sức khỏe bản thân bạn nhé.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *